Bài giảng Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiếp theo)

pptx 12 trang minh70 4130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_tap_lam_van_cach_lam_bai_nghi_luan_ve_mo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiếp theo)

  1. TẬP LÀM VĂN: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ (tiếp theo) II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
  2. TÓM TẮT CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận A. Mở bài -giải thích nghĩa từ ngữ, hình ảnh -giải thích vấn đề B. Thân bài - Nội dung vấn đề có nghĩa là gì ? Biểu hiện . Chứng minh vấn đề - Vấn đề Đúng – Sai ( lí lẽ, dẫn chứng ) - Vấn đề có lợi – có hại ( lí lẽ, dẫn chứng ) - Ý nghĩa, tác dụng của vấn đề ( rộng-hẹp, lớn-nhỏ, trước mắt-lâu dài lí lẽ, dẫn chứng ) - Bàn luận, mở rộng - Ca ngợi hay phê phán vấn đề? Lí do - Rút bài học cho bản thân, cho đời sống xã hội - Tính đúng đắn C. Kết bài - Khẳng định vấn đề - Hướng phấn đấu, rèn luyện
  3. TẬP LÀM VĂN: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ (tiếp theo) II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận Thân bài: Vận dụng các phép lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh để làm rõ các vấn đề sau: • Giải thích tư tưởng, đạo lí • Chứng minh tư tưởng, đạo lí (dẫn chứng cần tiêu biểu, đa dạng, sắp xếp theo trình tự thời gian và phân tích các dẫn chứng) •Bàn luận, mở rộng vấn đề : + Ngợi ca những người sống đúng đạo lí, tư tưởng + Phê phán những người sống trái ngược với đạo lí. Kết bài: khẳng định lại vấn đề, liên hệ bài học về nhận thức và hành động. HỌC THUỘC LÒNG ĐỂ LÀM BÀI TỐT CÁC EM NHÉ
  4. TẬP LÀM VĂN: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ (tiếp theo) II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: III. LUYỆN TẬP Đề bài: Suy nghĩ của em về tinh thần tự học. 1/ Tìm hiểu đề và tìm ý: a/ Tìm hiểu đề: + Dạng bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí + Vấn đề nghị luận: Tinh thần tự học. b/ Tìm ý:
  5. 1/ Tìm hiểu đề và tìm ý: a/ Tìm hiểu đề: + Dạng bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí + Vấn đề nghị luận: Tinh thần tự học. b/ Tìm ý: + Tinh thần tự học là gì? (là chủ động, tự giác lĩnh hội tri thức) + Vì sao phải có tinh thần tự học (để theo kịp thời đại, không bị tụt hậu) + Vai trò của tinh thần tự học là gì? (mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng ) + Bàn luận , mở rộng về tinh thần tự học (phê phán những người học tập thụ động, không có tinh thần tự học
  6. MỞ BÀI Giới thiệu khái quát về tinh thần tự học Học: Là quá trình tiếp thu tri thức, kĩ năng để hoàn thiện bản thân Giải thích THÂN BÀI Tinh thần tự học: Là thái độ tự giác, không phải đôn đốc, thúc ép 2. Chứng Vai trò của tinh thần tự học minh Lập Những tấm gương sáng của dàn tinh thần tự học bài: Bàn luận, mở rộng Tự học như thế nào cho có hiệu quả? Nếu không có tinh thần tự học thì sẽ như thế nào? KẾT BÀI Ngợi ca những con người luôn giàu Khẳng định lại vấn đề, liên hệ, rút tinh thần tự học ra bài học nhận thức và hành động Phê phán những người ỷ lại, không có ý thức tự học
  7. 3 /Viết bài: a. Viết đoạn văn mở bài: Giới thiệu vấn đề tự học. Ví dụ 1 Ví dụ 2 Từ ngàn đời nay, con người Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng học hỏi để đi không ngừng.Đặc biệt khi bước vào thời thành công. Và có lẽ một trong đại 4.o kho tri thức của nhân loại không những con đường ngắn nhất để ngừng tăng lên. Chúng ta không thể học đi đến thành công chính là con một lần, học một thời để có đủ kiến thức đường tự học. Chính vì vậy mà làm hành trang sống cho cả cuộc đời. Vì tinh thần tự học có vai trò vô vậy, tinh thần tự học chính là chìa khóa cùng quan trọng đối với mọi vàng để ta kịp thời giải quyết mọi vấn người. đề trong cuộc sống. Đi từ thực tế đến tư tưởng, đạo lí Đi từ chung đến riêng
  8. b. Viết đoạn văn thân bài: Giới thiệu vấn đề tự học. Nhận định đánh giá về tinh thần tự học Ví dụ a: Chúng ta đều biết rằng kiến thức không chỉ có trong sách vỡ kiến thức có từ nhiều nguồn khác nhau. Khi có tinh thần tự học, con người sẽ luôn chủ động tìm hiểu kiến thức và làm cho vốn hiểu biết trở nên phong phú hơn. Có thể nói rằng phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Ví dụ b: Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quí Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.
  9. Viết các đoạn thân bài: Chú ý: - Có hệ thống luận điểm rõ ràng. - Sử dụng các phép lập luận hợp lí: Giải thích, chứng minh, phân tích, chứng minh -Lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục - Dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, phong phú.
  10. Kết bài: + Nêu khái quát về vai trò tự học. + Rút ra bài học nhận thức và hành động Ví dụ : Có thể nói, con đường chiếm lĩnh tri thức của mỗi người không thể thiếu vai trò của tinh thần tự học. Mỗi chúng ta cần phát huy tinh thần đó bằng cả sự kiên trì và niềm say mê. Có như vậy, ta mới đạt được thành công và thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình.
  11. Bài tập về nhà: Viết đoạn văn diễn dịch (8-10) câu với chủ đề sau: Trong cuộc sống niềm tin đem đến cho ta sức mạnh to lớn. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế , gạch chân phương tiện liên kết thuộc phép thế. - Giải thích niềm tin là gì? - Sức mạnh của niềm tin: Cho ta nguồn động lực, thôi thúc ta trong việc đưa ra những quyết định, vững tâm hành động. - Nếu không có niềm tin : Con người thiếu quyết đoán, không phát huy được năng lực, đánh mất đi nhiều cơ hội Cần biết giữ vững niềm tin và tạo dựng niềm tin
  12. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG -Học bài cũ, nắm được “ Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí”. - Tiếp tục viết hoàn thiện bài văn “ Tinh thần tự học” vào vỡ bài tập. - Làm bài tập vận dụng theo gợi dẫn. - Chuẩn bị bài: Viếng lăng Bác + Đọc bài thơ, tìm hiểu tác giả, tác phẩm + Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu.