Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 38: Trau dồi vốn từ

ppt 39 trang minh70 3650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 38: Trau dồi vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_tiet_38_trau_doi_von_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 38: Trau dồi vốn từ

  1. TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Giáo viên : NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN 9/ 3
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ •? Thuật ngữ là gì? •? Tìm 2 thuật ngữ thuộc 2 lĩnh vực Ngữ văn và đia lí? • * Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ •* 2 thuật ngữ thuộc Văn học: Ẩn dụ, So sánh •* 2 thuật ngữ thuộc Địa lí: Khí áp, Lưu lượng
  3. • Trong bài viết số 1, có bạn viết câu như sau: • Con trâu không chỉ là hình ảnh quen thuộc, gắn bó với người nông dân mà nó còn là một sự nghiệp lớn của họ. • Nhận xét về cách dùng từ ngữ của bạn trong câu trên?
  4. Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì? I. “ Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả.Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.” (Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng) (Phạm Văn Đồng, “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”)
  5. Qua ý kiến trên , em hiểu tác giả muốn nói điều gì? * Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt. * Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt , phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.
  6. Tiết 38: TRAU DỒI VỐN TỪ I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ: * / Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau: a) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.  Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh (cảnh đẹp)
  7. Tiết37: TRAU DỒI VỐN TỪ I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ: */ Ví dụ : Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau: b) Các nhà khoa học dự đoán chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm. Ước đoán Phỏng đoán Ước tính
  8. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ: */ Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau: c. Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.  mở rộng quy mô đào tạo
  9. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ: * Ghi nhớ: *Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần phải trau dồi vốn từ. *Để trau dồi vốn từ, cần phải: - Nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ (Dùng từ đúng).- - Biết cách dùng từ (Dùng từ hay)
  10. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: 1. Ví dụ: “ Từ lúc chưa có ý thức,cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du.Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người.Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự , một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.
  11. Tiết 34 : TRAU DỒI VỐN TỪ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: 1. Ví dụ: Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy”( Cỏ áy bóng tà ) .Chữ “áy” ấy , tài giỏi đến độ dù ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm.Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.
  12. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: 1. Ví dụ: Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường , ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ “ Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.Nhưng không phải.Trong nghề ươm tơ, lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”.Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ”thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe , học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm.Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ , đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!” (Theo Tô Hoài, “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc” )
  13. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: Qua đoạn văn trên, tác giả muốn nói điều gì? Trả lời: * Phân tích quá trình trau dồi vốn từ của thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân. *Học hỏi để hiểu thêm những từ mà mình chưa biết.
  14. Tiết 34: TRAU DỒI VỐN TỪ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: *.Ghi nhớ: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ .
  15. III. Luyện tập: 1. Chọn cách giải thích đúng : Hậu quả là : a. Kết quả sau cùng. b. Kết quả xấu. Đoạt là : a.Chiếm được phần thắng . b. Thu được kết quả tốt Tinh tú là : a. Phần thuần khiết và quý báu nhất . b. Sao trên trời (nói một cách khái quát ).
  16. •THẢO LUẬN NHÓM Bài tập 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt •Nhóm 1+ 2 Câu a: Chọn các từ đúng với 2 nét nghĩa dưới đây? Giải thích nghĩa của những từ đó? •Tuyệt (Hán Việt) Có nghĩa thông dụng nhất như sau: •*Dứt, không còn gì: •*Cực kì, nhất: •Nhóm 3 +4 Câu b: Chọn các từ đúng với 3 nét nghĩa dưới đây? Giải thích nghĩa của những từ đó? •Đồng ( Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau: • Cùng nhau, giống nhau: • Trẻ em: • ( Chất ) đồng:
  17. Bài 2: Xác định và giải thích nghĩa của từ Hán Việt Câu a) Nhóm 1+2 (1) Tuyệt (dứt, không còn gì) •(2) Tuyệt (cực kì, nhất) • + Tuyệt chủng: mất hẳn nòi • + Tuyệt đỉnh: đỉnh cao nhất, mức giống. độ cao nhất. • + Tuyệt giao: cắt đứt giao • + Tuyệt mật: bí mật tuyệt đối. thiệp. • + Tuyệt tác: tác phẩm nghệ thuật • + Tuyệt tự: không có người đạt tới đỉnh cao. nối dõi. • + Tuyệt trần: đẹp nhất, không có • + Tuyệt thực: nhịn đói, không gì sánh nổi. chịu ăn để phản đối. •
  18. • Bài 2: Xác định và giải thích nghĩa của từ Hán Việt • Câu b) Nhóm 3 + 4: •* Đồng ( Cùng nhau, giống nhau): -Đồng âm: cùng, giống nhau về âm thanh - Đồng bào: những người cùng một giống nòi, một dân tộc quan hệ như ruột thịt. -Đồng bộ: phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng -Đồng chí: người cùng chí hướng, cùng chung lý tưởng. -Đồng dạng: có cùng một dạng như nhau. - Đồng khởi: cùng vùng dậy trong một thời điểm. - Đồng môn: cùng học một thầy, một trường, một môn phái. -Đồng niên: cùng một năm, một tuổi. - Đồng sự: cùng làm việc ở một cơ quan, nganghàng nhau. •* Đồng với nghĩa trẻ em: -Đồng ấu: trẻ em còn nhỏ(khoảng 6,7 tuổi). -Đồng dao: lời hát dân gian của trẻ em. -Đồng thoại: truyện viết cho trẻ em. •* Đồng với nghĩa( chất) đồng: - Trống đồng: nhạc khí gõ thời cổ,
  19. 2.a/ Giải thích nghĩa của những từ sau đây: Tuyệt chủng : mất hẳn nòi giống. Tuyệt giao : cắt đứt quan hệ. Tuyệt tự : không có con trai nối dõi. Tuyệt thực : nhịn ăn hoàn toàn . Tuyệt tác : tác phẩm nghệ thuật hoàn mĩ. Tuyệt mật : giữ bí mật tuyệt đối.
  20. 2.b/ Giải thích nghĩa của những từ sau đây: Đồng âm : có vỏ âm thanh giống nhau. Đồng bào : những người cùng chung nòi giống,chung dân tộc. Đồng bộ : phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Đồng chí : những người cùng chung chí hướng. Đồng môn : cùng học một thầy,một môn phái. Đồng dao : lời bài hát dân gian của trẻ em.
  21. 3. Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau: a. Về khuya, đường phố rất im lặng. - Dùng sai từ “im lặng”, vì từ này thường dùng để nói về con người, về cảnh tượng của con người. - Thay bằng từ “yên tĩnh” hoặc “vắng lặng”
  22. 3. Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau: b. Trong thời kì đổi mới,Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. - Dùng sai từ “thành lập” vì “thành lập” nghĩa là : lập nên,xây dựng nên một tổ chức như nhà nước, công ti - Thay từ “thành lập” bằng từ: “thiết lập” .
  23. 3. Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau: c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc. - Dùng sai từ “cảm xúc” vì “cảm xúc” là sự rung động trong lòng con người do tiếp xúc với một sự việc nào đó. - Cần thay từ “cảm xúc” bằng từ : “cảm động” hoặc “xúc động” , “cảm phục”
  24. 6. Tìm từ ngữ thích hợp (B) - với mỗi chỗ trống (A) trong những câu sau: T A T B T T 1 Đồng nghĩa với “nhược a Yếu điểm, khuyết điểm , điểm điểm” là . . . thiếu sót, điểm yếu 2 “Cứu cánh” là . . . b Phương tiện, cứu giúp, viện trợ, mục đích cuối cùng . 3 Trình ý kiến, nguyện vọng c Đề bạt, đề cử, đề đạt lên cấp trên là đề xuất 4 Nhanh nhảu mà thiếu chín d láu táu , láu lỉnh, liến láu chắn là ,liến thoắng 5 Hoảng đến mức có những e hoảng hồn, hoảng hốt, hoảng biểu hiện mất trí là. . . sợ , hoảng loạn
  25. 7. Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với những từ ngữ đó. a. Nhuận bút / Thù lao - Nhuận bút: tiền trả công cho người viết một tác phẩm. Ví dụ: Tôi vừa nhận nhuận bút của bài thơ đăng trên báo “Văn nghệ” . - Thù lao :khoản tiền trả công để bù đắp vào sức lao động đã bỏ ra. Ví dụ: Tháng này, tiền thù lao cho công nhân làm việc ca đêm tăng lên.
  26. 7. Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với những từ ngữ đó. b. Tay trắng / Trắng tay. - Tay trắng: không có chút vốn liếng, của cải gì. Ví dụ : Ông ấy đi lên từ hai bàn tay trắng. - Trắng tay: bị mất sạch hết của cải, tiền bạc, hoàn toàn không còn gì. Ví dụ : Nếu lao vào cờ bạc, có ngày bạn sẽ trắng tay.
  27. 7. : Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với những từ ngữ đó c. Kiểm điểm / Kiểm kê. - Kiểm điểm: xem xét, đánh giá để rút ra nhận xét, kết luận chung. Ví dụ: Chúng ta hãy tự giác kiểm điểm lại những hành vi của mình. - Kiểm kê: kiểm tra lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng. Ví dụ : Lớp đang kiểm kê lại tài sản của phòng học.
  28. 7. : Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với những từ ngữ đó d. Lược khảo / Lược thuật . - Lược khảo là “nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết” - Lược thuật là “ kể, trình bày tóm tắt”
  29. * 8: Tìm 5 từ ghép và 5 từ láy có yêú tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố khác nhau: Từ ghép Từ láy -Cảm thông -Diệu kì -Thiết tha -Dập dồn -Thương xót -Cực khổ -Ao ước -Tăm tối Đợi chờ -Cầu khẩn -Than thở -Bềnh bồng -Khai triển -Nhiệm mầu -Hắt hiu -Mối manh -Ca ngợi -Bảo đảm -Hững hờ -Dào dạt
  30. Lưu ý: • Một số trường hợp ®ảo trật tự c¸c yếu tố cã thể dẫn ®ến sự sai lệch về nghĩa. Ví dụ: + điểm yếu - yếu điểm + sĩ tử - tử sĩ + bệ hạ - hạ bệ + tay trắng - trắng tay
  31. *BT củng cố: Chọn từ đúng nhất để điền vào dấu hai chấm trong các câu sau: 1)Im lặng, làm như việc chẳng liên quan gì đến mình: Mặc cả Mặc cảm Mặc nhiên Mặc niệm 2) Đưa ý kiến, nguyện vọng ra để thảo luận : Đề bạt Đề cử Đề đạt Đề xuất 3) Điều quy định, làm căn cứ để đánh giá: Tiêu chuẩn Tiêu chí Tiêu bản Tiêu đề 4)Kiếm ăn một cách lén lút về ban đêm: Ăn sương Ăn năn Ăn vạ Ăn gian
  32. *BT củng cố: Chọn từ đúng nhất để điền vào dấu hai chấm trong các cấu sau: 5) Tưởng nhớ người đã mất trong tư thế nghiêm trang, 5)lặng lẽ: Mặc cả Mặc cảm Mặc niệm Mặc nhiên 6)Tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để xếp loại: Tiêu bản Tiêu chí Tiêu chuẩn Tiêu đề 7)Cử giữ chức vụ cao hơn: Đề cử Đề đạt Đề xuất Đề bạt 8)Cảm thấy ray rứt về lỗi lầm của mình: Ăn sương Ăn gian Ăn năn Ăn vạ
  33. HOẠT ĐỘNG NHÓM Tìm các từ ngữ cùng chỉ một nghĩa có trong các câu thơ sau: a. Lòng đâu sẵn mối thương tâm Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châuchâu sasa b. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa một bước, llệệ hoahoa mấy hàng c. Nhìn càng lã chã gigiọọtt hhồồngng Rỉ tai, nàng mới giãi lòng thấp cao. d. Nàng càng giọgit ọngt ngọcọ cnhư chan Nỗi lòng luống những bàng hoàng niềm tây.
  34. •a. châu sa: giọt nước mắt Kiều khóc thương cho nàng Đạm Tiên. •b.giọt hồng :giọt nước mắt đỏ,tức là nước mắt máu, ý nói khóc lóc thảm thiết(hai mẹ con Kiều khóc lóc thảm thiết khi Mã Giám Sinh đến mua Kiều.) •c.lệ hoa: nước mắt của người con gái đẹp(nước mắt củaThúy Kiều trong đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều). •d.giọt ngọc: giọt nước mắt hình giống hạt châu (ngọc).
  35. Trong Bài ca mùa xuân 1961 – Tố Hữu viết: Mà nói vậy: "Trái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ, và phần để em yêu ” Có thể thay từ trái tim thành quả tim được không? Vì sao? Quûa tim : bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, có chức năng điều khiển việc vận chuyển máu trong cơ thể. ➢Traùi tim: chæ tình caûm thöông yeâu cuûa nhaø thô.