Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết học 66: Lặng lẽ Sa Pa

pptx 18 trang minh70 3010
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết học 66: Lặng lẽ Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_tiet_hoc_66_lang_le_sa_pa.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết học 66: Lặng lẽ Sa Pa

  1. 1. Tác giả -Nguyễn Thành Long (1925-1991) ông có các bút danh như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo -Quê ở huyện Duy Xuyên,tỉnh Quảng Nam -Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và truyện kí -Ông có các truyện tập ngắn nổi tiếng như:Bát cơm cụ Hồ (1952), Gió bấc gió nồm (1956), Hướng điền (1957), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Gang ra (1964), Những tiếng vỗ cáng (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi
  2. Máy nhật quang kí
  3. Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già ,bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ chỉ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh liền từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Nhưng ông đã kịp ghi xong bức chân dung về người thanh niên ấy. Cô kĩ sư xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác. Khi chia tay, anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.
  4. *Bố cục: 3 đoạn - Đ1:Từ đầu đến: “Kìa, anh ta kia”- Bác lái xe giới thiệu với hai người khách về anh TN - Đ2: tiếp đến: “ Vật gì như thế” - Cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa các nhân vật - Đ3: Còn lại - Họ chia tay nhau đã để lại bao cảm xúc
  5. Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã: - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẻ hắn. Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên! - Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát. Kìa, anh ta kia.
  6. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
  7. • Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.
  8. *Hướng dẫn về nhà: -Tóm tắt truyện, nêu được tình huống của truyện -Chuẩn bị: +Phân tích hình ảnh anh thanh niên và các nhân vật khác trong truyện. +Ngôi kể trong truyện như thế nào?