Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

pptx 25 trang minh70 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_tiet_nghi_luan_ve_tac_pham_truyen_hoac_d.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

  1. Chào mừng các em đến với bài học hôm nay Giáo viên : Phan Thị Hồng Gấm
  2. VĂN NGHỊ LUẬN NGHỊ LUẬN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VĂN HỌC NGHỊ NGHỊ NGHỊ NGHỊ LUẬN LUẬN LUẬN LUẬN VỀ VỀ VỀ TÁC VỀ MỘT MỘT PHẨM MỘT SỰ TƯ TRUYỆN ĐOẠN VIỆC, TƯỞNG, (HOẶC THƠ, HIỆN ĐẠO ĐOẠN BÀI TƯỢNG LÍ TRÍCH) THƠ
  3. Đề: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Qua đó làm nổi bật được tình cảm của nhà văn đối với những người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. Đề: Cảm nhận của em về tình cảm của bé Thu với người cha trong đoạn trích truyện “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
  4. Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích sau: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. - Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. - Chào anh. Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã: - Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé. Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn chiếc đồng hồ nói một mình: - Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ? Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một)
  5. Đề: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu tháng chiến chống thực dân Pháp đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Em hãy phân tích hình tượng ông Hai để làm sáng tỏ nhận định trên.
  6. ĐỀ: Phân tích tình cảm ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích sau: [ ] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà lên đưa khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh đi lấy vỏ đạn hai mưới ly của Mĩ, đập mỏng thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc Một ngày anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tần mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Những đêm nhớ con anh lấy lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng một chuyện không may xảy ra Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ là tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập I)
  7. Đề: Phân tích nhân vật ông Hai trong hai đoạn trích sau. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về sự thay đổi trong tâm lí của nhân vật này 1. Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi: Nó Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh: Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại 2. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô: Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy! Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi là Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. (Trích truyện ngắn Làng Kim Lân, Ngữ Văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2015).
  8. QUY ƯỚC GHI BÀI - Ghi tên bài học, các mục(A, I, 1, a ) có màu đỏ - Ghi các nội dung có màu đen
  9. I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Ví dụ: xét bài văn trang 61 a.*Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của anh thanh niên → Mở bài (đoạn 1) b. *Hệ thống luận điểm → Thân bài + yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm (đoạn 2) + hiếu khách, quan tâm người khác (đoạn 3) + khiêm tốn (đoạn 4)
  10. I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Ví dụ: xét bài văn trang 61 a.*Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của anh thanh → Mở bài (đoạn 1) b. *Hệ thống luận điểm → Thân bài + Đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm (đoạn 2) - Cô độc nhưng rất yêu công việc, nhận định về công việc, - Nuôi gà, trồng hoa, trò chuyện + Đẹp ở thèm người, hiếu khách, quan tâm người khác (đoạn 3) - Hồ hởi đón mọi người lên thăm - Biếu bác lái xe củ tam thất + Rất khiêm tốn (đoạn 4) - Ngượng ngùng khi họa sĩ vẽ mình - Hào hứng giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn *Đoạn 5→ Tổng hợp những vẻ đẹp của anh thanh niên và thành công của tác phẩm→ Kết bài
  11. Đoạn 1 Mở bài :Giới thiệu vấn đề nghị luận Đoạn 2 Đoạn 3 Thân bài :Triển khai vấn đề nghị luận Đoạn 4 Đoạn 5 Kết bài :Khái quát vấn đề nghị luận Bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cần có: - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Lời văn chuẩn xác, gợi cảm
  12. Nhân vật Nghị luận về tác Nhận xét, phẩm Sự kiện đánh giá truyện (hoặc đoạn trích) Chủ đề Nghệ thuật
  13. Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.(1) Trong lời giới thiệu với ông họa sĩ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. (2) Đã mấy năm nay, anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.(3) Công việc hằng ngày của anh là đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, đo nắng rồi ghi chép, rồi gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.(4) Nhiều mùa, nhiều đêm anh phải đối chọi với gió tuyết và lặng im. (5) Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. (6) Chúng ta hãy nghe lời nói của anh thanh niên với ông họa sĩ : “[ ] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? (7) Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia.(8) Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. (9) Còn đây là tâm sự của anh với cô kĩ sư trẻ “[ ] lúc nào tôi cũng có người trò chuyện . (10) Nghĩa là có sách ấy mà!”.(11) Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, vẫn biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. (12) Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. (13) Thỉnh thoảng anh xuống đường, tìm gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho nguôi nỗi nhớ nhà, vợi bớt cô đơn.(14)
  14. Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở Luận tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm điểm cao với công việc lắm gian khổ của mình. - Sống một mình, công việc lặng thầm, thời tiết khắc nghiệt. Luận cứ - Trích dẫn những câu nói của anh về công việc. - Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống, trồng hoa, nuôi gà. Phép lập luận Phân tích + chứng minh Kiểu đoạn văn Diễn dịch
  15. Sống trong hoàn cảnh như thế, sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn (1). Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo (2). Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu, lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ (3). Niềm vui được đón khách dào dạt trong long anh, toát lên trên nét mặt, qua từng cử chỉ (4). Anh biếu bác lái xe củ tam thất để mang về cho vợ bác mới ốm dậy (5). Anh mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ (6). Anh hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà” mình và hồn nhiên kể về công việc, cuộc sống của mình, của bạn bè nơi Sa Pa lặng lẽ (7). Chúng ta khó có thể quên việc làm đầu tiên của anh thanh niên khi có khách lên thăm nơi ở của mình: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái chưa hề quen biết (8). “Anh con trai, rất tự nhiên, như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy” (9). Củ tam thất gửi vợ bác lái xe, làn trứng, bó hoa tiễn người hoạ sĩ già, cô gái trẻ tiếp tục cuộc hành trình, đó là những kỉ niệm của một tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quý (10).
  16. Nhưng anh thanh niên này thật Luận đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu điểm khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. - Đón khách nồng nhiệt Luận cứ - Biếu bác lái xe củ tam thất. - Tặng hoa, quà cho mọi người. Phép lập - Phân tích luận - Chứng minh Kiểu Diễn dịch đoạn văn
  17. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn (1). Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác (2). Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sĩ già phác thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay (3). Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho hoạ sĩ những người đáng để vẽ hơn mình (4). Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn, vất vả để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân toàn miền Bắc, là anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm nay chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập một bản đồ sét (5). Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa Pa mà mình được sinh ra, lớn lên, thấm thía sự hi sinh lặng thầm của những con người ngày đêm làm việc, lo nghĩ cho đất nước (6).
  18. Công việc vất vả, có những đóng góp Luận điểm quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. - Thấy đóng góp của mình là nhỏ bé. Luận cứ - Ngượng khi hoạ sĩ vẽ chân dung. - Giới thiệu người khác xứng đáng hơn. Phép lập - Phân tích luận - Chứng minh Kiểu đoạn Diễn dịch văn
  19. Nhận xét: - Những nhận xét, đánh giá về nhân vật anh thanh niên xuất phát từ tính cách của nhân vật; - Các luận điểm được nêu lên rõ ràng, ngắn gọn; có luận điểm xuất phát, luận điểm mở rộng, luận điểm kết luận; - Các luận điểm được phân tích, chứng minh thuyết phục bằng các dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm (lời nói, hành động, suy nghĩ của anh thanh niên; từ suy nghĩ của các nhân vật khác; từ lời của người dẫn chuyện ); - Bài văn có bố cục chặt chẽ; từ nêu vấn đề, người viết đi vào phân tích, chứng minh, sau đó khẳng định vấn đề
  20. rõ ràng Luận ngắn gọn điểm Lập gợi chú ý luận Dẫn Luận Phân tích+ chứng điểm chứng minh cụ thể Xác đáng, Luận sinh động cứ Chi tiết, hình ảnh đặc sắc
  21. Ghi nhớ( SGK-63) • Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. •Những nhận xét đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. • Các nhận xét ,đánh giá về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. • Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
  22. II. LUYỆN TẬP 1. Văn bản nghị luận về tình thế lựa chọn sống – chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Lão Hạc. 2. Câu văn mang luận điểm: “Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn đối với Lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu”. 3. Tác giả tập trung vào việc phân tích những diễn biến trong nội tâm của nhân vật vì đó là một quá trình “chuẩn bị” cho cái chết dữ dội của nhân vật. Nói cách khác, cái chết chỉ là kết quả của một “cuộc chiến đấu giằng xé” trong tâm hồn nhân vật- yêu thương con, giàu lòng tự trọng.
  23. 1. HướngHƯỚNGdẫn DẪNhọc bài HỌC: Ở NHÀ - Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) đã học. - Tập đưa ra những vấn đề nghị luận cho những tác phẩm khác. 2. Hướng dẫn bài mới: Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)”. + Chuẩn bị đề: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân + Đọc lại các tác phẩm theo yêu cầu, xây dựng dàn ý. + Các bước làm bài. + Viết đoạn mở và kết bài cho đề bài thực hành trong SGK.
  24. Chân thành cảm ơn các em học sinh. Chúc các em học tập tốt .