Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới

ppt 14 trang minh70 3270
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_van_ban_chuan_bi_hanh_trang_vao_the_ky_m.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới

  1. văn bản: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI Vũ Khoan
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG HS TỰ HỌC * Đọc: * Tác giả Vũ Khoan * Tác phẩm * Thể loại: * PTBĐ
  3. II. Phân tích 1. Hệ thống luận điểm và trình tự lập luận , bố cục bài văn - Luận điểm 1: Trong hành trang vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. -Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử; -Trong thời kì kinh tế tri thức phát triển thì vai trò của con người lại càng nổi trội. 3
  4. - Luận điểm 2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước. -Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế. -Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghìn năm lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
  5. - Luận điểm 3: Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.
  6. -Mở bài:Nêu thời điểm và gợi mở vấn đề. - Thân bài: Trình bày ba luận điểm chính: + Luận điểm 1: Vì sao sự chuẩn bị con người là quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới? + Luận điểm 2: Nước ta đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức cấp bách. +Luận điểm 3: Những điểm mạnh , diểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới. - Kết bài: Khẳng định nhiệm vụ của mỗi người Việt Nam trong tình hình mới (đặc biệt là giới trẻ)
  7. Bố cục hợp lý trình tự lập luận rõ ràng và chặt chẽ.
  8. 2/ Điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam: * Điểm mạnh của người Việt Nam: - Sự thông minh, nhạy bén với cái mới. - Lao động cần cù, sáng tạo. - Đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm,hoạn nạn. - Thích ứng nhanh.
  9. •Điểm yếu của người Việt Nam: - Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, sáng tạo do lối học chay, học vẹt. - Thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương - Thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hàng ngày - Thái độ kì thị với kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.
  10. 2. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam Những điểm mạnh Điểm yếu -Thông minh, nhạy bén với cái - Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả mới. năng thực hành. -Thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi -Cần cù, sáng tạo. trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. -Có tinh thần đoàn kết trong cuộc -Đố kị trong làm ăn và trong đời chiến tranh chống giặc ngoại xâm. sống. -Thích ứng nhanh -Có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ. 10
  11. Quan hệ của những điểm mạnh, điểm yếu ấy với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay là rất chặt chẽ: -Những điểm mạnh này sẽ giúp chúng ta thích nghi và đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thời đại. Tuy nhiên, những điểm yếu còn tồn tại sẽ kìm hãm bước đi đó và khiến cho sự đổi mới, tiến bộ không được triệt để và toàn diện. 11
  12. Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ việc nhỏ.
  13. III. Tổng kết -NT: Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, vừa ý vị, sâu sắc, ngắn gọn, xúc tích, giàu sức thuyết phục. - ND: Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù, sáng tạo rất đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong thời kì chống ngoại xâm; cần khắc phục : thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ.
  14. Hướng dẫn chuẩn bị bài - Các thành phần biệt lập (tiếp)/ Tr.23 (HDVN: Bài tập D.1)