Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Lập dàn ý bài văn nghị luận

pptx 12 trang thuongnguyen 3710
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Lập dàn ý bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_lap_dan_y_bai_van_nghi_luan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Lập dàn ý bài văn nghị luận

  1. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
  2. I. TÁC DỤNG 1. Khái niệm Là lựa chọn, sắp xếp nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. 2. Tác dụng - Bao quát được nội dung chủ yếu - Phân phối thời gian làm - Tránh bị xa đề, lạc đề, lặp ý.
  3. II. CÁCH LẬP DÀN Ý 1. Tìm ý: Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài 2. Lập dàn ý: Sắp xếp luận điểm, luận cứ cho 3 phần của văn bản: - Mở bài: giới thiệu, định hướng triển khai vấn đề - Thân bài: triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ - Kết bài: nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề
  4. III. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẪN XÃ HỘI Có 3 loại: + Tư tưởng đạo lý + Hiện tượng đời sống + Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học
  5. 1. Tư tưởng đạo lý (6 bước) b1. Giới thiệu. b2. Giải thích khái quát. b3. Bàn luận: + Vì sao? + Biểu hiện. + Ý nghĩa. b4. Phê phán thái độ đối lập. b5. Mở rộng nâng cao. b6. Liên hệ bản thân.
  6. 2. Hiện tượng đời sống (Có 7 bước) b1. Giới thiệu. b2. Giải thích. b3. Thực trạng. b4. Hậu quả. b5. Nguyên nhân. b6. Biện pháp khắc phục. b7. Liên hệ bản thân.
  7. - Luận đề: Vai trò của sách đối với đời sống con người - Tìm luận điểm + Giải thích: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người + Vai trò của sách: Sách mở rộng những chân trời mới + Bình luận: Cần có thái độ đúng đối với sách, việc đọc sách
  8. Dàn ý - Mở bài + Vai trò của sách + Ý kiến của M. Go-rơ-ki - Thân bài: Triển khai các luận điểm và các luận cứ đã có ở phần tìm ý - Kết bài + Khẳng định giá trị ý kiến của M.Go-rơ-ki + Khẳng định vai trò của sách + Làm sao để duy trì thói quen đọc sách?
  9. Đề bàn về câu tục ngữ: Cái khó bó cái khôn * Mở bài - Thực tế với nhiều khó khăn hạn chế khả năng của con người “Cái khó bó cái khôn” - Giá trị của câu tục ngữ - Cần hiểu, vận dụng câu tục ngữ cho đúng?
  10. * Thân bài - Ý nghĩa của câu tục ngữ + Cái khó: khó khăn trong cuộc sống + Bó: sự trói buộc + Cái khôn: khả năng suy nghĩ, sáng tạo =>Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người
  11. - Bài học trên có mặt đúng và chưa đúng + Mặt đúng: Sự phát triển chủ quan chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh khách quan. + Mặt chưa đúng: chưa đánh gía đúng mức sự nỗ lực chủ quan của con người. - Bài học: + Khi tính toán công việc cần tính đến điều kiện khách quan nhưng không lệ thuộc vào điều kiện đó. + Trong hoàn cảnh nào cũng đặt hang đầu sự nỗ lực chủ quan.
  12. * Kết luận: - Hoàn cảnh khó khăn, càng phải quyết tâm khắc phục. - Khó khăn chính là môi trường rèn luyện bản lĩnh, giúp thành công trong cuộc sống. “Gian nan rèn luyện mới thành công” (Hồ Chí Minh). Hoặc: “Cái khó ló cái khôn”