Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 25: Ca dao hài hước
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 25: Ca dao hài hước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_25_ca_dao_hai_huoc.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 25: Ca dao hài hước
- Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô đến dự giờ, thăm lớp
- TRÒ CHƠI NHÌN HÌNH GỌI TÊN
- 1 2 3 4
- Tiết 25
- I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Khái niệm: Là chùm ca dao lấy tiếng cười dùng để mua vui, giải trí hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. 2. Phân loại: + Ca dao tự trào: Tự cười, tự chế giễu chính bản thân mình nhằm mục đích đùa vui để xua tan ưu phiền, mệt nhọc của cuộc đời. + Ca dao châm biếm: Nhằm mục đích phê phán, chế giễu những thói hư tật xấu trong xã hội.
- II. ĐỌC - HIỂU 1 Bài 1:
- Nhóm 1, nhóm 3: Tìm hiểu về lời dẫn cưới của chàng trai - Chàng trai dự định dẫn cưới bằng những lễ vật gì? Chàng đưa ra những lí do gì để phủ định những lễ vật đó? - Chàng quyết định dẫn cưới bằng lễ vật gì? Vì sao? - Qua đó em biết được điều gì về gia cảnh và tính cách của chàng trai? Thảo - Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong lời nói của luận chàng trai? nhóm Nhóm 2, nhóm 4: Tìm hiểu về lời thách cưới của cô gái - Cô gái đánh giá như thế nào về lễ vật dẫn cưới của chàng trai? Cô thách cưới lễ vật gì? Cô lí giải như thế nào về lễ vật thách cưới của mình? - Qua đó em biết được điều gì về gia cảnh và tính cách của cô gái? - Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong lời nói của cô gái?
- II. ĐỌC - HIỂU 1 Bài 1: * Kết cấu: Lối đối đáp giữa chàng trai và cô gái. * Lời chàng trai về lễ vật dẫn cưới: Dự định Sợ - Dẫn voi - Quốc cấm - Dẫn trâu - Họ máu hàn - Dẫn bò - Họ nhà nàng co gân -> Lễ vật to lớn, sang -> Sợ vi phạm pháp luật; sợ trọng ảnh hưởng đến sức khỏe nhà gái. => Đưa ra các lí do để phủ định những lễ vật ấy một cách hóm hỉnh mà hợp tình hợp lí.
- Quyết định Lạ, khác Dẫn con chuột béo thường Thú bốn Béo - chân – đảm đảm bảo bảo tiêu tiêu chuẩn chuẩn số chất lượng lượng
- Chàng trai: - Gia cảnh: rất nghèo - Tính cách: + Lạc quan, yêu đời + Thông minh, dí dỏm, khéo léo + Cẩn thận, chu đáo, biết quan tâm đến gia đình nhà gái.
- - Nghệ thuật: + Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi – trâu – bò. + Lối nói giảm dần: voi -> trâu ->bò -> chuột + Lối nói đối lập: chuột béo (số ít) >< mời dân làng (số nhiều)
- * Lời thách cưới của cô gái: - Đánh giá lễ vật dẫn cưới: sang - có giá trị cao, lịch sự "Tấm lòng bao dung của cô gái cùng chung cảnh ngộ với chàng trai. - Thách cưới: Một nhà khoai lang -> lễ vật bình dân, đặc biệt + Củ to - mời làng + Củ nhỏ - họ hàng ăn chơi + Củ mẻ - con trẻ + Củ rím, củ hà - con lợn, con gà -> Niềm vui riêng được chia đều cho tất cả
- Cô gái - Gia cảnh: rất nghèo - Tính cách: + Chu đáo, rộng lượng biết chia sẻ với hoàn cảnh của chàng trai + Coi trọng tình nghĩa hơn của cải vật chất
- - Nghệ thuật: + Cách nói đối lập: Người ta - thách lợn, gà > củ nhỏ -> của mẻ -> củ rím, củ hà + Chi tiết hài hước: một nhà khoai lang -> Tiếng cười hóm hỉnh, đáng trân trọng. Lời thách cưới khác thường, vô tư, tràn đầy lòng lạc quan yêu đời.
- * Tiểu kết: - Bài ca dao gợi lên không khí đầm ấm trong cảnh nghèo đơn sơ mà tình nghĩa, cảm động. Tiếng cười tự trào thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động, thể hiện triết lí nhân sinh lành mạnh và ước mơ của người xưa về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. - Đằng sau tiếng cười là thái độ phê phán hủ tục thách cưới nặng nề ngày xưa.
- 2. Bài 2 - Đối tượng cười: những kẻ làm trai yếu đuối - Mục đích: Châm biếm, giễu cợt, phê phán - Nghệ thuật gây cười: + Môtíp quen thuộc: Làm trai cho đáng sức (nên) trai - >Tuyên ngôn trịnh trọng về chí làm trai + Nghệ thuật phóng đại với thủ pháp đối lập: Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng > Nâng cao để hạ thấp đột ngột tạo bất ngờ -> Hình ảnh hài hước.
- * Tiểu kết: Bài ca dao châm biếm, phê phán những anh chàng không chỉ yếu đuối, mà còn lười biếng, vô tích sự.
- III. TỔNG KẾT Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao, tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tự cười mình) và tiếng cười châm biếm, phê phán – thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của người bình dân.
- Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu
- Làm trai cho đáng nên trai Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào
- Làm trai cho đáng nên trai Vót đũa cho dài, ăn vụng cơm con
- Qua- Niềm những cảm bài thông, ca dao đồng vừa tìmcam hiểu,cộng emkhổ rút ra được những bài - Lạchọc quan, gì cho yêu bản đời, thân? đề cao tình nghĩa hơn vật chất. -Nỗ lực phấn đấu, không lười biếng, ỷ lại. .
- Mở rộng Bài 1: Tìm hiểu hai bài ca dao số 3 và 4, sưu tầm thêm những bài ca dao cùng chủ đề. Bài 2: Chuẩn bị bài Lời tiễn dặn