Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 91: Lí Luận văn học: Văn bản văn học

pptx 11 trang thuongnguyen 5170
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 91: Lí Luận văn học: Văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_91_li_luan_van_hoc_van_ban_van.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 91: Lí Luận văn học: Văn bản văn học

  1. XÁC ĐỊNH VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ VĂN BẢN PHI VĂN HỌC 1 2 3 4 5 6
  2. 1 Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây, trời nắng. Nền nhiệt thấp nhất trong hôm nay và ngày mai phổ biến ở mức 23-25 độ. Trong khi đó, gió mùa Đông Bắc tiếp tục gây mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to ở các tỉnh Bắc Trung Bộ với lượng mưa phổ biến 50-100mm. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên hôm nay, mưa to đến rất to tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Bắc Quảng Bình (lượng mưa phổ biến 80-150mm/24 giờ). VĂN BẢN PHI VĂN HỌC
  3. 2 Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn) VĂN BẢN VĂN HỌC (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI)
  4. 3 Khi nòng nọc biến thái thành ếch con, chúng bắt đầu ăn mồi bằng động vật sống như: giun, tép, ốc, tôm, cua, cá con, châu chấu, cào cào, dòi Các côn trùng khi bay lại gần, ếch ngóc đầu lên phóng lưỡi dính lấy mồi. Lúc thiếu thức ăn; nòng nọc ếch con ăn lẫn nhau. Ếch đồng là động vật ăn tạp, thiên về tính ăn động vật, thích động vật sống. Quá trình nuôi đã luyện cho nó ăn mồi chết và các dạng thức ăn chế biến khác. (Đặc điểm sinh học của ếch đồng) VĂN BẢN PHI VĂN HỌC
  5. 4 Ô MAY MẮN Bạn sẽ nhận được điểm 9 khi đọc thuộc chính xác một văn bản văn học
  6. 5 Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ cô. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run: - Ba đây con! - Ba đây con! (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) VĂN BẢN VĂN HỌC (VĂN BẢN TRUYỆN)
  7. 4 Chiến khu Tân Trào là khu di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam thời kỳ Cách mạng tháng Tám. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Tân Trào là thủ đô lâm thời của khu giải phóng, nơi Ðảng Cộng sản Việt Nam tiến hành hội nghị toàn quốc ngày 13 tháng 8 năm 1945 để quyết định tổng khởi nghĩa. Ðại hội quốc dân đã họp tại đây ngày 16 tháng 8 năm 1945, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và quân giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân. (Chiến khu Tân Trào) VĂN BẢN PHI VĂN HỌC (VĂN BẢN NHẬT DỤNG)
  8. VĂN BẢN VĂN HỌC
  9. So sánh hai văn bản sau VB 1: VB 2: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Dự báo thời tiết đêm 19 ngày Sương chùng chình qua ngõ 20/10/2018 Hình như thu đã về Đêm nay và ngày mai, các khu vực trong tỉnh chịu ảnh hưởng của rìa Sông được lúc dềnh dàng tây nam lưỡi áp cao lạnh lục địa Chim bắt đầu vội vã tăng cường sau ổn định; nên thời Có đám mây mùa hạ tiết các địa phương diễn biến tốt Vắt nửa mình sang thu dần: Đêm không mưa, riêng vùng cao có mưa nhỏ vài nơi. Trưa chiều Vẫn còn bao nhiêu nắng giảm mây trời nắng. Nhiệt độ cao Đã vơi dần cơn mưa nhất các khu vực gia tăng nhẹ. Đêm Sấm cũng bớt bất ngờ và sáng sớm trời se lạnh, vùng núi Trên hàng cây đứng tuổi. trời rét.
  10. PHIẾU BÀI TẬP (Thời gian: 3 phút) Nhóm : Cho văn bản văn học và trả lời các câu hỏi: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. (Ca dao) Câu 1: Bài ca dao trên đã sử dụng những từ ngữ nào có giá trị biểu cảm? (chỉ rõ và phân tích) Câu 2: Những hình ảnh nào mang ý nghĩa biểu tượng? (chỉ rõ và phân tích) Câu 3: Từ những từ ngữ, hình ảnh đó, bài ca dao muốn thể hiện điều gì?
  11. PHIẾU BÀI TẬP (Thời gian: 3 phút) Nhóm : Cho văn bản văn học và trả lời các câu hỏi: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Câu 1: Bài ca dao trên đã sử dụng những từ ngữ nào có giá trị biểu cảm? (chỉ rõ và phân tích) - Thân em: lời than thân đầy xót xa của người phụ nữ trong XHPK xưa - phất phơ: mong manh, yếu đuối vô định - ai: đại từ phiếm chỉ một người nào đó Câu 2: Những hình ảnh nào mang ý nghĩa biểu tượng? (chỉ rõ và phân tích) - Tấm lụa đào: vẻ đẹp mềm mại, mỏng manh, quý giá - chợ: nơi tấp nập, xô bồ Câu 3: Từ những từ ngữ, hình ảnh đó, bài ca dao muốn thể hiện điều gì? - Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ - Cảm thông, xót xa với số phận vô định, bị coi như món hàng, không tự quyết định được số phận của mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến