Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 11: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - Trường THPT Lý Tự Trọng

ppt 10 trang thuongnguyen 5120
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 11: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - Trường THPT Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_11_on_tap_van_hoc_dan_gian_vie.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 11: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - Trường THPT Lý Tự Trọng

  1. Trường T.H.P.T Lý Tự Trọng ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIÊT NAM TỔ :2 LỚP :10A6
  2. LỚP 10 ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 2. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM II. BÀI TẬP VẬN DỤNG III. CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ HỌC
  3. 3. Bảng so sánh các thể loại văn học dân gian
  4. 4. a, Ca dao than thân là lời của những người bình dân, người phụ nữ, vì họ phải chịu nhiều điều bất hạnh, nhiều tầng áp bức. • -Thân phận của họ hiện lên trong bài ca dao than thân như là những số phận không thể tự chủ, không quyết định được vận mệnh của mình. • - Họ thường ví mình như “tấm lụa đào” giữa chợ, như “hạt mưa sa” giữa trời, như “giếng nước giữa đàng” không biết vận may rủi sẽ rơi vào tay ai. • - Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến nỗi nhớ, tình cảm thuỷ chung son sắt. • - Ca dao thường nhắc đến “cái khăn” để bộc lộ tình yêu vì đó là những hình ảnh gần gũi, được chọn để biểu trưng cho tình cảm, cho khát vọng, tình yêu của nhân dân lao động. • - Ca dao cũng thường dùng các biểu tượng “cây đa”, “bến nước”, “con thuyền”, “gừng cay”, “muối mặn” để nói lên tình nghĩa của mình vì những sự vật ấy có những nét tương đồng, gần gũi với tình cảm của người nông dân Việt Nam. • - So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán xã hội trong ca dao hài hước: • + Đây đều là những tiếng cười hóm hỉnh, thông minh, hài hước. • + Cho thấy tâm hồn lạc quan của người lao động
  5. b. Những biện pháp nghệ thuật được dùng trong ca dao • - Mô thức mở đầu được lặp lại: thân em, em như, cô kia, ước gì • - Sử dụng nhiều mô tip biểu tượng: con thuyền- bến nước, gừng cay –muối mặn, • - Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, tương phản • - Sử dụng thể thơ lục bát • - Ngôn ngữ gần gũi, thân thuộc, có tính khẩu ngữ nhưng mang hàm nghĩa sâu xa