Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 19: Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu)

pptx 8 trang thuongnguyen 4570
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 19: Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_19_doc_van_phu_song_bach_dang.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 19: Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu)

  1. Phú Sông Bạch Đằng  (Bạch Đằng giang phú ) Trương Hán Siêu
  2. ὄ Đoạn 4: Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người Rồi vừa đi vừa ca rằng: Sông Đằng một dải dài ghê, Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông. Những người bất nghĩa tiêu vong, Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Khách cũng nối tiếp mà ca rằng: Anh minh hai vị thánh quân, Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh. Giặc tan muôn thuở thăng bình. Bởi đâu đất hiếm cốt mình đức cao.
  3. Đoạn bình luận : - Tuyên ngôn về chân lí của các bô lão:   Những người bất nghĩa tiêu vong, Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. + Những người bất nghĩa ( Lưu Cung, Hốt Tất Liệt ) thì sẽ tiêu vong. + Những người anh hùng, nhân nghĩa (Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ) thì mãi lưu danh thiên cổ. Lời bình này trở thành chân lí có tính chất vĩnh hằng như sông Bạch Đằng ngày đêm “ luồng to sóng lớn dồn về biển Đông” muôn đời theo quy luật tự nhiên.
  4. HỐT TẤT LIỆT
  5. TRẦN HƯNG ĐẠO NGÔ QUYỀN
  6. - Lời ca tiếp nối của khách : Tác dụng: lời của khách chính là phần tổng kết có chức năng bổ sung, đính chính những nhận định mà các bô lão đã trình bày ở trên (về nguyên nhân của chiến thắng). + Ca ngợi sự anh minh của 2 vị thánh quan (Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông). + Ca ngợi chiến tích trên sông Bạch Đằng. + Khẳng định chân lí: vai trò và vị trí quyết định của con người trong tương quan với yếu tố đất đai hiểm yếu: Giặc tan muôn thuở thăng bình Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao - Sức mạnh của non sông đất nước không phải ở địa thế hiểm trở của sông núi thẳm mà trước hết đo bằng đạo đức ở con người tức là bằng chính tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh. Bảy thế kỉ tiếp theo đã liên tục chứng minh bài học đó qua các cuộc chiến phá Minh, diệt Thanh, kháng Pháp và chống Mĩ. ➡️ Nhân kiệt là yếu tố quyết định thắng lợi. => Niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.
  7. III. Tổng kết bài học:  1. Giá trị nội dung: - Lòng yêu nước. - Tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lí nhân nghĩa. - Tư tưởng nhân văn cao đẹp: Khẳng định và đề cao vai trò của con người, đạo lí chính nghĩa. 2. Nghệ thuật: - Bài phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong VHTĐVN: + Bố cục chặt chẽ. + Lời văn linh hoạt. - Cấu tứ: đơn giản mà hấp dẫn. Hình tượng nghệ thuật: sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí. - Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng, gợi cảm.