Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 23: Đọc văn: Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sỹ Liên) - Phạm Thị Thanh Hoa

pptx 14 trang thuongnguyen 4030
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 23: Đọc văn: Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sỹ Liên) - Phạm Thị Thanh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_23_doc_van_thai_su_tran_thu_do.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 23: Đọc văn: Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sỹ Liên) - Phạm Thị Thanh Hoa

  1. TRẦN THỦ ĐỘ
  2. Chủ đề : Thái sư Trần Thủ Độ Những người thực hiện: Phạm Thị Thanh Hoa Vũ Hồng Nhung Mai Xuân Phương
  3. Nội dung chính • I.Tiểu sử • II.Sự nghiệp • III.Câu chuyện về Trần Thủ Độ • IV.Vai trò,tầm quan trọng và bài học lịch sử rút ra từ Trần Thủ Độ
  4. I.Tiểu sử -Thái sư là chức quan đứng đầu trong "Tam thái", bao gồm: Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Đây là chức quan tuy không đứng đầu triều trong chế độ phong kiến nhưng phẩm trật còn cao hơn cả chức vụ tể tướng. -Trần Thủ Độ, là một nhà chính trị Đại Việt, sống vào thời cuối triều Lý đầu triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện lật đổ nhà Lý, lập nên nhà Trần, thu phục các thế lực người Man làm phản loạn và trong cuộc chiến kháng quân Nguyên lần thứ nhất. -Trần Thủ Độ là một tay cáng đáng trọng sự, giúp Trần Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Đại Việt bấy giờ được cường thịnh, có thể chống cự với Mông Cổ.
  5. II.Sự nghiệp: *Lật đổ nhà Lý: -Sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), Trần Thủ Độ thực sự là người thay thế nắm quyền trong triều. -Năm 1224, ông được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ. Vua Huệ Tông và vợ, tức chị họ ông, là Trần Thị Dung có 2 con gái, người em tên là Phật Kim, được phong là công chúa Chiêu Thánh. Ông ép Huệ Tông bỏ ngôi lên làm thái thượng hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim, tức là Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới lên 7 tuổi.
  6. *Vì cơ nghiệp lâu dài của họ tộc: -Để ngăn ngừa sự nhen nhóm nổi lên của các lực lượng chống đối, Trần Thủ Độ đặt ra quy định khoanh vùng các làng ở nông thôn, tạo ra sự ngăn cách từng làng. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến nhiều đời sau các làng mạc Việt Nam chỉ phát triển khép kín trong lũy tre làng, không giao lưu, mở mang được với bên ngoài -Năm 1236, Trần Thủ Độ liền ép Thái Tông lấy chị dâu là công chúa Thuận Thiên - vợ Trần Liễu, chính là chị ruột của Chiêu Thánh vì Thuận Thiên đã có mang sẵn với Trần Liễu được 3 tháng. Việc đó khiếnTrần Liễu thù hận cất quân nổi loạn và Trần Thái Tông toan bỏ đi tu. Nhưng trước sức ép cứng rắn của Trần Thủ Độ, Thái Tông quay trở lại ngôi vua, còn Trần Liễu sau khi thất bại cũng phải hàng phục và được phong làm An Sinh vương ở Kinh Môn (Hải Dương)
  7. III.Câu chuyện về Trần Thủ Độ *Tiếp thu ý kiến trái chiều – Khen thưởng cho người hạch tội mình Trần Thủ Độ có tài lược hơn người, làm quan triều Trần được mọi người suy tôn, quyền át cả vua. Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông và người này đã vào gặp vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh), vừa khóc vừa nói rằng: Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao? Nghe xong, vua Trần Thái Tông lập tức đến dinh Thủ Độ và bắt cả người đàn hặc ấy đem theo rồi nói hết những lời người ấy cho Thủ Độ biết. Trần Thủ Độ trả lời: Đúng như những lời hắn nói. Rồi sau đó, ông lấy ngay tiền lụa thưởng cho người ấy.
  8. * Thượng tôn pháp luật – Quốc Mẫu cũng không được coi thường quốc pháp Linh từ quốc mẫu (vợ của Trần Thủ Độ) có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu trong cung ngăn lại. Khi về tới dinh, bà vừa khóc vừa nói với Trần Thủ Độ: Mụ này làm vợ ông, mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế! Thủ Độ tức giận, sai đi bắt, vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói: Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa. Nói xong, ông sai người lấy vàng và lụa thưởng rồi cho về.
  9. *Công tư phân minh – Có chức do quan hệ thì phải chặt ngón chân Trần Thủ Độ có lần duyệt định số hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người cháu làm câu đương (một chức dịch nhỏ ở cấp xã). Trần Thủ Độ gật đầu, rồi ghi họ tên, quê quán của người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, ông hỏi tên mỗ ở đâu, người đó mừng rỡ bảo hắn là người được quốc mẫu xin cho. Thủ Độ nói: Ngươi vì có quốc mẫu xin cho được làm câu đương thì không thể ví với những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt. Nghe vậy, người đó kêu van xin thôi mãi ông mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm xin xỏ việc riêng nữa.
  10. *Chính trực vì quốc gia – Anh em không thể cùng nắm đại quyền Vua Trần Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng. Thủ Độ tâu: An Quốc là anh thần, nếu bệ hạ cho là giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm tể tướng thì việc triều đình sẽ ra sao? Vua nghe theo bèn thôi.
  11. IV.Vai trò,tầm quan trọng và bài học lịch sử rút ra từ Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ quả là một nhân vật khổng lồ của lịch sử phong kiến Việt Nam ở thế kỷ 13. Đối với quốc gia Đại Việt thời ấy cũng như những thập niên về sau, thì những việc làm của Trần Thủ Độ đóng vai trò to lớn giúp nhà Trần bình phục được giặc giã trong nước, làm cho Đại Việt bấy giờ được cường thịnh trở lại sau hồi suy yếu cuối thời Lý. Đây cũng chính là cơ sở giúp nhà Trần đủ sức lực và tinh thần để ba lần đại thắng đế quốc phong kiến Nguyên - Mông.
  12. Trần Thủ Độ chính là tấm lòng luôn vì nước vì dân, biết đặt quyền lợi của tập thể lên trên quyền lợi cá nhân. Đó là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc, đối với cộng đồng. Trần Thủ Độ ban thưởng cho người lính canh vì anh ta đã giữ nghiêm phép nước, mặc dù anh ta làm trái ý của Linh Từ quốc mẫu. Ông ban thưởng cho người dám nói thẳng nói thật với đức vua dù người đó nói không tốt về mình. Dù việc nhỏ hay việc lớn, Trần Thủ Độ đều vì mục đích giữ nghiêm phép nước. Thái sư Trần Thủ Độ là những tấm gương sáng ngời về nhân cách.Lòng trung thực, tinh thần tập thể và trách nhiệm đối với nhân dân, với đất nơước là những điểm sáng trong nhân cách và lối sống của những người như Tô Hiến Thành và Trần Thủ Độ, là những tấm gương để chúng ta soi mình và sửa mình sao cho hợp lẽ đời.
  13. CÂU NÓI NỔI TIẾNG
  14. CẢM ƠN CÁC BẠN HỌC SINH VÀ CÔ GIÁO ĐÃ LẮNG NGHE