Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 26: Đọc văn: Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 - Tam Quốc Diễn Nghĩa) - Võ Thị Ngọc Quyên

pptx 17 trang thuongnguyen 4280
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 26: Đọc văn: Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 - Tam Quốc Diễn Nghĩa) - Võ Thị Ngọc Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_26_doc_van_hoi_trong_co_thanh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 26: Đọc văn: Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 - Tam Quốc Diễn Nghĩa) - Võ Thị Ngọc Quyên

  1. Văn học Trung Quốc HỒI TRỐNG CỔ THÀNH Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa, tác giả La Quán Trung Giáo viên thực hiện: Võ Thị Ngọc Quyên Trường: THPT Sơn Trà – Đà Nẵng
  2. Mục tiêu Hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy bài học nhưng ngay thẳng – biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, không khí chiến trận hào hùng qua đoạn trích
  3. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH I. Tìm hiểu chung - La Quán Trung (1330 – 1400 ?) 1. Tác giả - Tên: La Bản, hiệu: Hồ Hải tản nhân - Quê quán: Vùng Thái Nguyên, Sơn Tây cũ, Trung Quốc, sống vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh - Con người: Tính tình cô độc, lẻ loi, thích ngao du - Tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa, Bình yêu truyện ,
  4. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH 2. Tác phẩm Tam - Ra đời vào đầu thời Minh quốc diễn nghĩa - Nguồn gốc: căn cứ vào tài liệu lịch sử Trung Quốc và các truyền thuyết dân gian, kịch dân gian - Dung lượng: 120 hồi - Tóm tắt: Kể chuyện Trung Hoa thời Tam Quốc (Các em nắm tóm tắt ở phần Tiểu dẫn SGK Ngữ văn 10, Tập hai, Trang 74) 3. Đoạn trích - Vị trí: Hồi 28 trong Tam quốc diễn nghĩa - Nội dung: thuật lại việc Quan Công đi tìm minh chủ Lưu Bị, qua năm cửa ải, chém sáu tướng Tào, về đến Cổ Thành bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa, quyết sống mái với người anh em - Bố cục: Phần 1: Từ đầu đến mời Trương Phi ra đón: Hoàn cảnh gặp gỡ Phần 2: Tiếp theo đến chính là cờ Tào Tháo: Mâu thuẫn anh em Trương Phi – Quan Công Phần 3: Còn lại: Hồi trống cổ thành, anh em đoàn tụ
  5. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH II. Đọc – hiểu văn bản vQuan Công: Hộ tống hai chị dâu nên tạm hàng Tào Tháo -> nghe 1. Hoàn cảnh gặp gỡ tin Lưu Bị ở Nhữ Nam -> bỏ Tào đi tìm anh -> đến Cổ Thành gặp Trương Phi vTrương Phi: Chiếm Cổ Thành -> mộ quân, tậu ngựa, chứa cỏ, tích lương Gặp gỡ bất ngờ nhưng cũng rất tự nhiên, hợp lí
  6. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH II. Đọc – hiểu văn bản Trương Phi Quan Công 2. Phần 2: Mâu thuẫn anh em Trương Phi – Thái độ, hành động: Thái độ, hành động: + “chẳng nói chẳng rằng”, “lập + mừng rỡ, sai Tôn Càn vào báo Quan Công tức mặc áo giáp”, “vác mâu lên tin ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắc + mừng rỡ vô cùng, giao long ra cửa Bắc” đao, tế ngựa lại đón + “mắt trợn tròn xoe, râu hùm + giật mình, tránh mũi mâu, nhắc vểnh ngược, hò hét như sấm, múa lại nghĩa vườn đào xà mâu chạy lại đâm Quan Công” Gặp anh như đón tiếp kẻ Mong được gặp em thù
  7. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH II. Đọc – hiểu văn bản Trương Phi Quan Công 2. Phần 2: Mâu thuẫn Lời nói: Lời nói: anh em Trương Phi – + Xưng hô: mày – tao -> lạnh + Xưng hô: ta – hiền đệ -> tình Quan Công lùng, lỗ mảng cảm, bình tĩnh + Kết tội Quan Công: + Cố gắng giải thích, nhờ hai chị • Bỏ anh -> bất trung, bất nghĩa thanh minh giúp • Hàng Tào -> hèn nhát • Nhận phong hầu tứ tước -> tham lam • Đến đây để lừa tao -> gian trá + Không chấp nhận mọi lời thanh minh bởi quan niệm rõ ràng: “thà chết không chịu nhục; đại trượng phu không thờ hai chủ” Nóng nảy, cương trực, thẳng Mềm mỏng, nhún nhường, thắng điềm tỉnh
  8. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH II. Đọc – hiểu văn bản • Sự xuất hiện của Sái Dương: 3. Phần 3: Hồi trống Cổ - Làm cho kịch tính cao trào Thành, anh em đoàn tụ - Tạo cơ hội để Quan Công chứng tỏ lòng trung nghĩa của mình • Thách thức của Trương Phi: - Trương Phi: ra điều kiện Quan Công phải chém rơi đầu tướng Tào trong 3 hồi trống, thẳng tay đánh trống - Quan Công: chấp nhận điều kiện, chém đầu Sái Dương khi chưa dứt một hồi Tài nghệ dũng mãnh và khát vọng mau chóng được minh oan. Hồi trống là linh hồn của đoạn trích: Hồi trống thách thức, hồi trống minh oan, hồi trống đoàn tụ.
  9. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH II. Đọc – hiểu văn bản • Anh em đoàn tụ: 3. Phần 3: Hồi trống Cổ - Trương Phi vẫn chưa tin Thành, anh em đoàn tụ - Trương Phi hỏi tên lính, nghe hai chị dâu kể sự tình Nóng nảy nhưng rất khôn ngoan, thận trọng - Trương Phi khóc, thụp lạy Vân Trường Tính cách nổi bật của hai nhân vật
  10. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH Trương Phi nóng nảy mà rất tình cảm, cương trực. Không hồ đồ, biết sửa sai đúng lúc, coi trọng trung nghĩa Quan Công điềm tĩnh, độ lượng, tài giỏi, khí phách, luôn đặt chữ “nghĩa” lên đầu
  11. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Cốt truyện hoàn chỉnh, mâu thuẫn được dẫn dắt khéo léo, phát triển nhanh, giải quyết bất ngờ nhưng hợp lí - Lối kể giản dị mà hấp dẫn, tạo được không khí chiến trận - Khắc hoạ nhân vật sinh động qua hành động và ngôn ngữ 2. Ý nghĩa văn bản Ngợi ca tính cách cương trực của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công và tình nghĩa anh em, bạn bè trong sáng, cao cả.
  12. BÀI TẬP CÂU 1: Tác giả “Tam quốc diễn nghĩa” sống vào khoảng thời gian nào? A.Cuối Minh đầu Thanh B.B Cuối Nguyên đầu Minh C.Cuối Tống đầu Nguyên D.Cuối Hán đầu Đường
  13. BÀI TẬP CÂU 2: Chủ đề của đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” là gì? A.Vẻ đẹp tính cách của Trương Phi và Quan Công B.Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương C.C Cả A và B đều đúng D.Cả A và B đều sai
  14. BÀI TẬP CÂU 3: Vì sao Trương Phi nổi giận đâm Quan Công? A.Vì Quan Công đến Cổ Thành dụ hàng Trương Phi B.Vì phải chịu cảnh thất tán ở Từ Châu C.C Vì cho rằng Quan Công đã bội nghĩa D.Vì Quan Công là kẻ thù
  15. BÀI TẬP CÂU 4: Tác giả đã khắc hoạ tính cách nhân vật qua những yếu tố nào? A.Nội tâm BB.Ngôn ngữ và hành động C.Ngoại hình D.Xuất thân
  16. BÀI TẬP TỰ LUẬN q Trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật Trương Phi. ü Viết đoạn văn khoảng 15 dòng ü Nộp lại vào thứ 3 tuần sau (21/04/2020)
  17. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại !