Bài giảng Ngữ văn lớp 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh

ppt 25 trang minh70 10991
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_15_tu_tuong_hinh_tu_tuong_thanh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh

  1. Trường THCS Hồ Quang Cảnh- Phan Thiết
  2. KiÓm tra bµi cò Thế nào là trường từ vựng ?
  3. Hãy đặt tên trường từ vựng cho các từ sau: a. Hu hu, ư ử, róc rách, ầm ầm. b. Lấp ló, lờ mờ, nhấp nhô, mênh mông. ĐÁP ÁN a/ Trường từ vựng âm thanh. b/ Trường từ vựng hình ảnh.
  4. 1. ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG : Ví dụ: (sgk/49) - Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc - Này! Ông giáo ạ! Nó cứ làm im như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. - Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. (Lão Hạc - Nam Cao)
  5. • móm mém : Móm do rụng hết răng. • xồng xộc : (Dáng đi, chạy) nhanh, mạnh, xông thẳng đến một cách đột ngột. • vật vã : Lăn lộn bên này bên kia một cách đau đớn, khổ sở. • sòng sọc: (mắt) ở mở to, đưa đi đưa lại rất nhanh • xộc xệch: không gọn gàng, ngay ngắn • rũ rượi : Tóc rối và xõa xuống phía trước mặt. • hu hu : Tiếng khóc to, liên tiếp nhau • ư ử : Tiếng rên nhỏ, trầm, kéo dài trong cổ họng, phát ra thành chuỗi ngắn.
  6. Tiết 15: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH 1. ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG. Xét ví dụ (sgk/49) * Đặc điểm: - Từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái: Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. óm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. -> Từ tượng hình - Từ ngữ mô phỏng âm thanh: hu hu, ư ử. -> Từ tượng thanh
  7. BÀI TẬP NHANH Cho các từ sau: ào ào, bát ngát, cót ca cót két, chênh vênh, cục ta cục tác, um tùm, rầm, lốm đốm, sạch sành sanh, quang quác. Em hãy phân loại các từ trên thành hai nhóm: Từ tượng hình, từ tượng thanh Từ tượng hình Từ tượng thanh bát ngát, chênh vênh, um ào ào, rầm, cục ta cục tác, tùm, lốm đốm, sạch sành quang quác, cót ca cót két. sanh.
  8. Lưu ý: *Một số từ vừa có nghĩa tượng hình vừa có nghĩa tượng thanh, cho nên tùy vào văn cảnh ta sẽ xếp chúng vào nhóm nào. Ví dụ: Mắt long sòng sọc/ Ho sòng sọc - Làm ào ào/ Gió thổi ào ào *Có những từ tượng thanh, tượng hình không phải là từ láy mà chỉ là một từ đơn hoặc từ ghép. Ví dụ: Bốp (tiếng tát); bộp (tiếng mưa rơi); hoắm (chỉ độ sâu); vút (chỉ độ cao) )
  9. Hãy so sánh cách diễn đạt của hai đoạn văn dưới đây: Cách 1: Lão hu hu khóc. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Cách 2: Lão khóc đầy vẻ đau đớn. Tôi chạy thẳng vào một cách nhanh chóng và đột ngột. Lão Hạc đang đau đớn quằn quại ở trên giường, đầu tóc rối bù và xõa xuống, quần áo không gọn gàng, ngay ngắn, hai mắt mở to, không chớp và đưa đi đưa lại rất nhanh.
  10. Tiết 15: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH 1. ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG. * Xét ví dụ (sgk/49) * Đặc điểm: * Công dụng: gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. * Vận dụng: Thường dùng trong văn miêu tả và văn tự sự.
  11. Bài tập bổ sung:Thay các từ in nghiêng ở các câu văn sau bằng từ tượng hình,từ tượng thanh : • a) Đêm nay trăng tròn quá. vành vạnh • b) Gió mạnh dần lên, mấy chiếc thuyền cứ nhô lên nhô xuống theo từng đợt sóng. nhấp nhô • c) Đâu đây có tiếng suối chảy nhẹ. róc rách
  12. * Điền từ thích hợp vào chỗ trống: eo ãc, vun vót, ñn Øn, phÇn phËt, Çm Çm, huúnh huþch, tích tắc, tïng tïng, thá thÎ, Trống trường tùng tùng ra chơi Đồng hồ khôngtích tắc ngơi tháng ngày Vui Lễ đài phần cờ phật bay nóiThỏ thẻ chuyện riêng tư tâm tình ®iÒn Con tàu vun vút lao nhanh Tiếng gà eo óc bình minh ửng hồng Nghé ọ trâu bước ra đồng tõ Đàn lợn trongủn ỉn chuồng đòi ăn Thác đổ quanhầm ầm năm Khi chạy quanhhuỳnh huỵch sân nhà trường Tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình : gợi âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
  13. 2.GHI NHỚ SGK/49 - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. - Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
  14. II. LUYỆN TẬP
  15. 1. Bài tập 1: Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh trong các câu sau: - Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm. - Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. - Cai lệ tát vào mặt chị một cái đến bốp,bốp rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. - Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo cửa anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. *Đáp án: - Các từ tượng hình: Lẻo khoẻo, chỏng quèo, rón rén. - Các từ tượng thanh: Soàn soạt, bịch, bốp.
  16. 2. Bài tập 2: Từ tượng hình gợi tả dáng đi của người. *Đáp án: - Từ tượng hình gợi tả dáng đi: lom khom, rãn rÐn, khËp khiÔng, l¹ch b¹ch, thÊt thÓu, liªu xiªu, vÑo vä, l¶ lưít, khËt khưìng,
  17. Bài tập 3: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh : ha hả, hì hì, hô hố, hơ hớ. * Ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí. * Hì hì: mô phỏng tiếng cười phát cả ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành. * Hô hố: cười to và thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác. * Hơ hớ: mô phỏng tiếng cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn.
  18. Bài tập 4:Trước khi đặt câu cần hiểu nghĩa một số từ: + lã chã: ( nước mắt) rơi,chảy thành giọt nhiều không dứt. + lạch bạch: từ mô phỏng những tiếng giống như tiếng bàn chân bước đi nặng nề, chậm chạp trên đất mềm. + lắc rắc: từ gợi tả tiếng mưa rơi thưa thớt; mô phỏng tiếng động nhẹ, giòn, thưa và liên tiếp. + lấm tấm: ở trạng thái có nhiều hạt, nhiều điểm nhỏ và đều. + lập lòe: có ánh sáng phát ra từ điểm nhỏ, khi lóe lên khi mờ đi,lúc ẩn, lúc hiện, liên tiếp. + khúc khuỷu: có nhiều đoạn gấp khúc ngắn nối nhau liên tiếp. + ồm ồm: từ gợi tả giọng nói to và trầm, nghe không được rành rọt.
  19. 4. Bài tập 4: Đặt câu với các từ tượng hình, từ tượng thanh: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào. * Ví dụ: - Gió thổi ào ào, nhưng vẫn nghe rõ tiếng cành khô gãy lắc rắc. - Cô bé khóc, nước mắt rơi lã chã. - Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa. - Đêm tối, trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập lòe. - Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhẫn kêu tích tắc suốt đêm. - Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối. - Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng. - Người đàn ông cất tiếng ồm ồm.
  20. 5. Bài tập 5: Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh ? (BTVN) *Ví dụ “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. (Thu điếu – Nguyễn Khuyến) Chú bé loắt choắt Lom khom dưới núi tiều vài chú Cái sắc xinh xinh Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Cái chân thoăn thoắt (Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan) Cái đầu nghênh nghênh. Cày đồng đang buổi ban trưa (Lượm – Tố Hữu) Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. (Ca dao)
  21. Tiết 15:TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH Tìm từ thích hợp để miêu tả các hình ảnh sau: Lấp lánh Lom khom Ngoằn ngoèo Rực rỡ Chói chang
  22. TỪ TƯỢNG HÌNH TỪ TƯỢNG THANH Các từ gợi tả hình Các từ mô phỏng ảnh dáng vẻ trạng âm thanh của tự thái của sự vật: nhiên, con người. Gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường dùng trong văn miêu tả và tự sự.
  23. Hướng dẫn về nhà + Học ghi nhớ SGK/49. + Làm bài tập 4 (tập đặt câu), bài tập 5 SGK/50. + Viết đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. - Chuẩn bị bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”: + Trả lời câu hỏi vở bài tập. + Sưu tầm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội ở địa phương em và phân biệt từ địa phương với biệt ngữ xã hội. + Xem trước bài tập phần luyện tập SGK.
  24. XIN CẢM ƠN !