Bài giảng Sinh học 7 - Bài học số 50: Đa dạng của lớp thú

pptx 16 trang minh70 3290
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học 7 - Bài học số 50: Đa dạng của lớp thú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_7_bai_hoc_so_50_da_dang_cua_lop_thu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 7 - Bài học số 50: Đa dạng của lớp thú

  1. Chào mừng thầy cô và các bạn đến bài thuyết trình của nhóm chúng em
  2. Nhóm chúng em gồm 1.Ngô Đình Ninh 2.Nguyễn Minh Diễm 3.Đỗ Khánh Linh 4.Nguyễn Đức Thiệu 5.Vũ Phạm Thế Tùng
  3. Bài 50 :Đa dạng của lớp thú [tiếp theo] Bộ ăn sâu bọ,Bộ gặm nhấm,Bộ ăn thịt
  4. 1.Bộ ăn sâu bọ Một số đại diện của lớp sâu bọ Chuột chù Chuột chũi
  5. * Chuột chù Chuột chù là các loài thú dạng chuột trong Bộ Chuột chù (Soricomorpha), một số tác giả xếp chúng vào bộ Eulipotyphla. Các loài chuột chù thường thấy trong Họ Chuột chù (Soricidae) gồm các loài chuột chù thực thụ, gồm những con thú dạng chuột, mù mắt, sống trong hang động và ăn côn trùng, chúng có phạm vi phân bố rộng trên thế giới.
  6. * Chuột chù - Đặc điểm cơ thể: + Có kích thước nhỏ , chiều dài đầu- thân: 90 – 145 mm, chiều dài đuôi: 46 – 85 mm, dài bàn chân sau: 17 – 23 mm. + Mõm nhỏ kéo dài thành vòi ngắn + Có tuyến hôi hai bên sườn =>Tập tính: Đào bới đất, đám lá rụng để tìm thức ăn
  7. Tập tính: Chuột sinh sống ở các khu dân cư, nương rẫy. Sống ở các khu nhà gần rừng hay vùng ven thành phố. Hoạt động tìm kiếm thức ăn vào ban đêm, thường phát ra tiếng kêu nhỏ khi kiếm mồi. Ban ngày sống trong các hang hốc ẩm ướt. Chuột chù có thể là loài phàm ăn nhất trên hành tinh. Nó săn liên tục. Thực tế, nó chỉ ngủ trong một thời gian rất ngắn, bởi vì nó thường xuyên đói.Bạn sẽ hiếm khi bắt gặp chuột chù trong tự nhiên. Thỉnh thoảng vào mùa hè, khi mặt đất khô và cứng trở nên khó đào, chúng sẽ ngoi lên mặt đất để kiếm ăn. Nhưng nếu bạn bắt gặp một con chuột chù, đừng tìm cách bắt nó. Chuột chù nổi tiếng là rất bẳn tính, nó có thể cắn bạn rất đau. Chuột chù thường sống cô độc. Chúng tỏa ra một thứ mùi để xua đuổi kẻ khác đi. Một số loài chuột chù dành nhiều thời gian trên mặt đất hơn các loài khác. Đặc biệt, chuột chù nước thích sống gần các suối nhỏ để có thể bắt tôm đồng và ốc sên để ăn.
  8. * Chuột chũi Chuột chũi (Scalopus aquaticus) là một loài chuột chũi kích thước trung bình, cơ thể màu xám và là thành viên duy nhất của chi Scalopus.
  9. * Chuột chũi * Đặc điểm cơ thể: - Có kích thước nhỏ(9- 16cm) - Mõm nhỏ kéo dài thành vòi ngắn - Chi trước ngắn - Bàn tay to rộng - Ngón tay to khỏe => Tập tính : Đào hang ❖Trừ thời gian sinh sản và nuôi con, chuột chù và chuột chũi đều có đời sống đơn độc
  10. Vòng đời : Từ tháng 6 đến tháng 1, không có hoạt động giao phối và việc này chỉ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn của mùa sinh sản vào xuân. Thời gian kết bạn kéo dài vài tuần trong tháng 3 và tháng 4, sau đó là thời kỳ mang thai từ 4-5 tuần. Hầu hết con non sẽ được sinh ra vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Mỗi ổ có từ 2 – 7 con. Sau đó là thời gian cho con bú, con mẹ chăm sóc trong non trong tổ khoảng 4 - 5 tuần, nhưng chuột con phải rời tổ vào cuối tháng 6.
  11. Tập tính: Loài này sinh sống ở trong một hệ thống hang ngầm dưới đất mà nó thường xuyên mở rộng. Nó dùng các hang này để săn con mồi. Trong các điều kiện bình thường chúng đùn đất đào lên trên mặt đất tạo nên các mô đất. Nó chủ yếu ăn giun đất nhưng cũng ăn côn trùng, rết và thậm chí cả chuột nhắt và chuột chù.
  12. Có thể bạn chưa biết? Chuột khổng lồ hay giống chuột khổng lồ là thuật ngữ chỉ về những con chuột có kích thước rất lớn so với đồng loại và thuật ngữ này được áp dụng chỉ về nhiều loài gặm nhấm khác nhau. Chúng có xu hướng có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số đã phát triển mạnh ở các khí hậu khác, bao gồm cả loài chuột Coypu và chuột túi Gambia, những loài này đã trở thành loài xâm lấn, thậm chí có mặt trong những đô thị. Những con chuột khổng lồ cũng đã được miêu tả trong tiểu thuyết đại chúng, nơi chúng thường được miêu tả như những sinh vật giống quái vật. Những con chuột có kích thước lớn thường được báo chí ở Anh gọi là "chuột khổng lồ" (Giant rat) hoặc "siêu chuột"[1] thường là những cá thể chuột nhà (chuột cống, chuột nâu, chuột đen, chuột nhắt) do đột biến hoặc vì những lý do khác nhau như dinh dưỡng mà đã trở nên to lớn và xuất hiện ngày càng nhiều. Thuật ngữ "khổng lồ" ở đây không có nghĩa là những con chuột đó to tới mức quá sức tưởng tượng, mà là chúng trở nên miễn dịch với những chất độc mà các chuyên gia diệt chuột sử dụng[2
  13. 1.Bộ ăn sâu bọ +- Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn. - Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ (gồm răng nhọn, răng hàm có các mấu nhọn). - Thị giác kém phát triển song khứu giác lại rất phát triển, có các lông xúc giác dài trên mõm,thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.