Bài giảng Sinh học 7 - Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học 7 - Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_sinh_hoc_7_tim_hieu_mot_so_dong_vat_co_tam_quan_tr.pptx
Nội dung text: Bài giảng Sinh học 7 - Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương
- TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT CÓ TẦM QUAN TRỌNG TRONG KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG
- Lợn là một loài động vật quan trọng trong kinh tế ở thị xã Quảng Yên hiện nay.
- I. Điều kiện sống và tập tính sinh học của lợn. a. Điều kiện sống - Lợn sống ở nơi ấm ướt. - Chăn nuôi lợn có hai hình thức: + Chăn thả + Chăn nuôi trong chuồng trại
- Một số hình ảnh về kiểu chăn nuôi của lợn.
- I. Điều kiện sống và tập tính sinh học của lợn. a. Điều kiện sống: b. Tập tính sinh học: - Là loài vật nuôi dễ huấn luyện - Là động vật ăn tạp, chịu đựng kham khổ tốt. - Có khả năng sản xuất cao. - Có khả năng thích nghi cao.
- I. Điều kiện sống và tập tính sinh học của lợn. II. Cách chăn nuôi. a. Chuồng nuôi: - Được bố trí trên nền đất cao ráo, không ngập úng, sạch sẽ, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông tây. - Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được những cơn bão giông có thể hất nước vào chuồng. Đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của lợn
- I. Điều kiên sống và tập tính sinh học của lợn. II. Cách chăn nuôi. a. Chuồng nuôi. b. Khí hậu thích nghi: - Thích nghi với khí hậu nhiệt đới.
- I. Điều kiên sống và tập tính sinh học của lợn. II. Cách chăn nuôi. a. Chuồng nuôi. b. Khí hậu thích nghi c. Cách chăm sóc - Lượng thức ăn mà cơ thể lợn cần phụ thuộc vào một số yếu tố rất khác nhau trong đàn lợn, đó là độ tuổi, trọng lượng, kiểu gen của lợn (sự kết hợp của các gen tạo ra các tính trạng khác nhau ở lợn), giới tính, môi trường và thời vụ trong năm. - Thời gian ăn: Tùy vào từng thời kì mà cho ăn vào từng thời gian khác nhau (thời kì vỗ béo, sinh sản, nuôi dưỡng con non). Nhưng nên cho lợn ăn 2 bữa/ngày. Mỗi bữa cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho lợn. - Ngoài lượng thức ăn có sẵn trong tự nhiên và do con người chế biến thì chúng ta nên cung cấp cho lợn tăng trọng nhất định để chúng có thể phát triển tốt. Khi chăn nuôi phải đạt được mục đích kinh tế nhất định. Đối với lợn cần tăng 20kg/ 1tháng/1con
- I. Điều kiên sống và tập tính sinh học của lợn. II. Cách chăn nuôi. a. Chuồng nuôi. b. Khí hậu thích nghi c. Cách chăm sóc III. Giá trị kinh tế. + Làm thực phẩm + Cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp chế biến
- + Làm phân bón - Ngoài 1 số loại phân bón hóa học như: đạm, lân, kali Con người cũng có thể bón thêm 1 số loại phân chuồng như lợn. Phân bón từ lợn là loại thức ăn khá tốt cho cây trồng. Phân lợn vừa giúp cải tạo đất, cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tại các chuồng trại hay tại các hộ gia đình, phân lợn không những làm phân bón mà người ta còn xây các bình bi-ô- ga để thắp sáng và đun nấu, tiết kiệm năng lượng điện, chất đốt + Hiệu quả kinh tế ổn định - Không những làm thực phẩm, phân bón, nguyên liệu trong công nghiệp lợn còn đem lại nguồn thu khá lớn. Có những gia đình thu được hàng trăm triệu đồng từ nuôi lợn và giàu nên nhờ nó. Lợn còn là nghành kinh tế mũi nhọn ở một số địa phương
- Hình ảnh một số giống lợn nổi tiếng hiện nay