Bài giảng Sinh học 8 - Bài dạy 2: Cấu tạo về cơ thể người
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học 8 - Bài dạy 2: Cấu tạo về cơ thể người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_sinh_hoc_8_bai_day_2_cau_tao_ve_co_the_nguoi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Sinh học 8 - Bài dạy 2: Cấu tạo về cơ thể người
- Chào mừng quý thầy cô và các em học sinh
- Nhắc lại kiến thức bài trước. - Con người dược xếp vào lớp Thú, là động vật có tiến hóa cao nhất. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết. - Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo, chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. - Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều ngành khoa học như Y học, Tâm lí giáo dục học, Hội họa, Thể thao, - Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.
- Chương I: KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI
- I. Cấu tạo 1. Các phần cơ thể * Vấn đề thuyết trình: a.Cơ thể người bao gồm mấy phần? Kể tên? b.Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? c.Các cơ quan nằm trong khoang ngực? d.Các cơ quan nằm trong khoang bụng?
- a. Cơ thể người được bao bọc. Da người có các thành phần như : lông, tóc móng. Cơ thể người được chia làm ba phần.Bao gồm : Đầu, thân và tay chân. b. Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách với nhau bởi cơ hoành. c.Khoang ngực chứa: tim và phổi. d.Khoang bụng chứa: dạ dày, gan, ruột, tuyến tụy, bóng đái, thận và cơ quan sinh sản.
- 2. Các hệ cơ quan - Cơ thể người gồm nhiều hệ cơ quan. - Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động một chức năng nhất định của cơ thể. Hoạt động nhóm: Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ và chức năng chính của mỗi hệ cơ vào bảng sau.
- Bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan ( SGK trang 9) Hệ cơ Các cơ quan trong từng Chức năng của hệ cơ quan hệ cơ quan quan Hệ vận động Hệ tiêu hóa Hệ tuần hoàn Hệ hô hấp Hệ bài tiết Hệ thần kinh
- II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi điều tiết nhiều, => Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động
- Kết luận: - Hệ vận động có chức năng nâng đỡ, vận động cơ thể. - Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết cùng phối hợp thực hiện chức năng trao đổi chất dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và nội tiết. - Hệ thần kinh còn có chức năng đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường.
- Thảo luận nhóm: Quan sát hình bên dưới ( hình 2-3 sgk trang 9), hãy cho biết các mũi tên nối từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan có ý nghĩa gì. Hệ thần kinh và hệ nội tiết Hệ tiêu hóa Hệ hô hấp Hệ tuần hoàn Hệ bài tiết Hệ vận động
- Kết quả thảo luận nhóm: - Sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các hệ cơ quan trong cơ thể. - Các mũi tên tập trung đến hệ thần kinh chứng tỏ chức năng của hệ thần kinh là vai trò chỉ đạo, điều hòa và sự liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể tạo thành thể thống nhất giúp các quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra một cách bình thường. KẾT LUẬN: - Các cơ quan trong cơ thể có sự hoạt động một cách nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. - Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế tiết dịch)
- Ghi Nhớ • Cơ thể người có cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan và hệ cơ quan giống với động vật thuộc lớp Thú. • Các cơ quan trong cơ thể người là một khối thống nhất, có sự phối hợp vối nhau, cùng thực hiện chức năng sống. • Sự phối hợp giữa các cơ quan được thực hiền nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
- Bài giảng đến đây kết thúc Cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh đã theo dõi