Bài giảng Sinh học 8 - Bài học 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

ppt 29 trang minh70 4230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 8 - Bài học 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_8_bai_hoc_53_hoat_dong_than_kinh_cap_cao.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 8 - Bài học 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Trình bày các điều kiện để thành lập một phản xạ có điều kiện? Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.
  2. Tiết 55 – Bài 53: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI Giáo viên: Vũ Thị Thanh Hương
  3. NỘI DUNG BÀI HỌC I. Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện (PXCĐK) ở người II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết III. Tư duy trừu tượng
  4. Tiết 54 – Bài 52: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người I. Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người Đọc thông tin ■ SGK/tr.170 → Thông tin trên cho em biết điều gì? - PXCĐK hình thành ở trẻ từ rất sớm. Các PXCĐK với ánh sáng, màu sắc, âm thanh được thành lập, trẻ càng lớn số lượng PXCĐK xuất hiện càng nhiều và càng phức tạp. - Bên cạnh việc thành lập các PX mới cũng xảy ra quá trình ức chế PX, nếu PX đó không còn cần thiết, giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
  5. Quan sát một số hình ảnh sau: Bé tập vỗ tay theo mẹ Bé đánh răng Học sinh đọc sách Học sinh trồng cây
  6. Dựa vào TT SGK, những hình ảnh trên hoạt động nhóm trong 5 phút trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Lấy ví dụ trong đời sống về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa? + Thành lập phản xạ dừng xe khi có tín hiệu đèn đỏ, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, + Ức chế PXCĐK dậy sớm lúc 6 giờ vào mùa đông và thành lập PXCĐK mới lúc 5 giờ vào mùa hè Câu 2. Quá trình hình thành và ức chế PXCĐK có mối quan hệ với nhau như thế nào? Là hai quá trình thuận nghịch nhưng có quan hệ mật thiết với nhau giúp cơ thể hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa .
  7. Tiết 55 – Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người I. Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người - PXCĐK được hình thành ở trẻ từ khi mới sinh. Trẻ càng lớn số lượng PX càng nhiều và càng phức tạp. - PXCĐK không còn thích hợp sẽ xảy ra quá trình ức chế Đây là hai quá trình thuận nghịch, có quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hoá.
  8. Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người khác và giống động vật ở điểm nào? + Giống nhau: Về quá trình thành lập, điều kiện để hình thành và ức chế, ý nghĩa của chúng đối với đời sống. + Khác nhau: Về số lượng phản xạ, mức độ phức tạp của các PXCĐK (ở người nhiều hơn và phức tạp hơn). Em đã thành lập được các thói quen, các nếp sống văn hoá nào tốt chưa?
  9. Những thói quen nên làm Những thói quen không nên nên làm
  10. Bộ não con người tiến hoá hơn động vật thể hiện ở các vùng nào? Ở người tiến hoá hơn ĐV có thêm các vùng: Vùng vận động ngôn ngữ nói và viết Vùng hiểu Vùng hiểu tiếng nói chữ viết
  11. Tiết 54 – Bài 52: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người I. Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết 1.Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các PXCĐK cấp cao Quan sát các hình sau:
  12. Gà quay Quả chanh Xoài dầm Em có phản xạ gì nhìn thấy, ngửi thấy hay nghe nói đến các món ăn này? Tiết nước bọt
  13. Em có phản xạ gì khi đọc các thông tin trên? VÌ MIẾNG ĐẤT “VÀNG” CON TRAI ĐÁNH MẸ PHẪN NỘ TRỌNG THƯƠNG BUỒN CƯỜI
  14. Khi nói đến quả dưa hấu, em hình dung nó thế nào? Da màu xanh, lõi màu đỏ, ăn có vị ngọt Vậy qua các ví dụ trên em thấy tiếng nói và chữ viết có vai trò gì? - Tiếng nói và chữ viết giúp ta mô tả sự vật, sự việc (đọc, nghe và tưởng tượng). - Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu gây ra các PXCĐK cấp cao (vui, buồn, phẫn nộ ).
  15. Tiết 54 – Bài 52: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người I. Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết 1.Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các PXCĐK cấp cao 2.Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp trao đổi kinh nghiệm với nhau
  16. Con người trên khắp thế giới giao lưu với nhau bằng cách nào? Ngôn ngữ (nói và viết) chung là tiếng Anh Con người trao đổi với nhau những kinh nghiệm gì? Cho ví dụ. Kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động sản xuất học tập Từ đời trước cho đời sau, dân tộc này cho dân tộc khác Tích luỹ trở thành kho tàng quý báu của nhân loại.
  17. Hai học sinh cấp II GS. Ngô Bảo Châu Truyền kinh nghiệm học tập Truyền kinh nghiệm làm giàu
  18. Truyền kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi
  19. Tiết 54 – Bài 52: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người I. Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết 1.Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các PXCĐK cấp cao 2.Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp trao đổi kinh nghiệm với nhau
  20. Tiết 54 – Bài 52: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người I. Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết III. Tư duy trừu tượng QuanĐọc sátthông hình tin và ■ trảSGK/tr.171 lời câu hỏi:
  21. Con gà Con thỏ Con lợn Con ếch Con ngựa Các con vật trên được con người gọi chung bằng khái niệm gì? Gọi chung là: động vật
  22. Các cây trên được con người gọi chung bằng khái niệm gì? Gọi chung là: thực vật
  23. Tư duy trừu tượng là gì? Là khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng cụ thể thành các khái niệm được diễn đạt bằng từ mà con người có thể hiểu được Tư duy trừu tượng có ở động vật không? Không. Chỉ có riêng ở con người
  24. Tiết 54 – Bài 52: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người I. Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết III. Tư duy trừu tượng - Từ những thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng, con người có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa thành những khái niệm, được diễn đạt bằng các từ. - Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa là cơ sở của tư duy trừu tượng (chỉ có ở con người).
  25. CỦNG CỐ Trả lời các câu hỏi sau: 1. Về số lượng thì PXCĐK ở người so với động vật như thế nào? Nhiều hơn 2. Phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau là gì? Tiếng nói và chữ viết
  26. CỦNG CỐ Điền từ còn thiếu: 3. Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa là cơ sở cho tư duy trừu tượng, chỉ có ở riêng con người 4. Ở người, bên cạnh việc thành lập các phản xạ mới còn xảy ra quá trình ức chế phản xạ
  27. DẶN DÒ F Học bài và trả lời câu hỏi cuối SGK/tr.171 F Đọc trước bài 54: “Vệ sinh hệ thần kinh”