Bài giảng Sinh học 8 - Tiết 46 - Bài 45: Dây thần kinh tuỷ

ppt 10 trang minh70 3630
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học 8 - Tiết 46 - Bài 45: Dây thần kinh tuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_8_tiet_46_bai_45_day_than_kinh_tuy.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 8 - Tiết 46 - Bài 45: Dây thần kinh tuỷ

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Yêu cầu: Trình bày sơ đồ cấu tạo hệ thần kinh? não bộ Bộ phận Hệ trung ương tủy sống thần kinh dây thần kinh Bộ phận ngoại biên hạch thần kinh Tủy sống điều khiển hoạt động của cơ vân nhờ dây thần kinh tủy. Vậy dây thần kinh tủy có cấu tạo và chức năng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.
  2. I, Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ II, Chức năng của dây thần kinh tuỷ
  3. I, Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ Yêu cầu Tủy Thảo luận câu sau: sống Câu 1: Dây thần kinh tủy nằm ở vị trí nào? Câu 2: Ở người có Dây bao nhiêu dây thần thần kinh tủy? kinh Câu 3: cấu tạo dây tủy thần kinh tủy? Câu 4: Vì sao dây Đệm cột thần kinh tủy được gọi sống là dây pha? Đốt xương Xương cột cột sống sống
  4. Rễ sau Bó sợi cảm giác Bó sợi vận Rễ trước động
  5. I, Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ - Có 62 dây thần kinh tủy - Dây thần kinh tủy gồm: + Bó sợi cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau. + Bó sợi vận động nối với tủy sống qua rễ trước. - Dây thần kinh tủy là dây pha
  6. Yêu cầu: Quan sát kết quả thí nghiệm rút ra chức năng của dây thần kinh tủy Điều kiện thí Kết quả thí Thí nghiệm nghiệm nghiệm Chân sau bên Kích thích bằng Rễ trước bên phải bị cắt phải không co, HCl 1% chi sau nhưng 3 chi còn bên phải lại co. Kích thích bằng Rễ sau bên trái bị cắt Không chi nào HCl 1% chi sau co cả bên trái
  7. II, Chức năng của dây thần kinh tuỷ - Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác đến rễ sau của tủy sống - Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ rễ trước của tủy sống đến các cơ bắp. Dây thần kinh tủy là dây pha.
  8. - Làm bài tập 2, phần III ( trang 118 – SBT) : Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tuỷ, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt?
  9. Bài kiểm tra 15 phút số 2 môn sinh học 8 I. Trắc nghiệm (8 điểm) Câu 1. Rễ trước của tủy sống còn có tên gọi khác là gì ? A. Rễ li tâm. B. Rễ cảm giác. C. Rễ vận động. D. Rễ hướng tâm Câu 2. Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của hệ thần kinh vận động? A. Bài tiết nước tiểu. B. Co bóp dạ dày. C. Dãn mạch máu dưới da. D. Nhắm mắt lại. Câu 3. Khi tiến hành cắt rễ sau của chi sau bên trái con ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng xảy ra A. chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không B. tất cả các chi đều không co C. tất cả các chi đều co. D. chi sau bên trái không co nhưng 3 chi còn lại co. Câu 4. Ở hệ thần kinh người, bộ phận trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Tiểu não. B. Đại não. C. Tủy sống. D. Hạch thần kinh Câu 5. Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy ? A. 31 đôi. B. 12 đôi. C. 26 đôi. D. 15 đôi Câu 6. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ? A. Cấu tạo. B. Chức năng. C. Tần suất hoạt động. D. Thời gian hoạt động Câu 7. Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của hệ cơ quan nào sau đây? 1. Hệ tuần hoàn 2. Hệ vận động. 3. Hệ bài tiết 4. Hệ hô hấp A. 1,2 B. 2,3. C. 3,4. D. 2,4 Câu 8. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ? A. Vì nó gồm bó sợi cảm giác và bó sợi vận động. B. Vì nó vừa thu nhận, vừa trả lời kích thích C. Vì nó chịu sự chi phối hệ thần kinh sinh dưỡng và vận động. D. Vì nó gồm tủy sống và các rễ tủy. II. Tự luận (2 điểm) Sau 1 lần bị tai nạn lao động, bố của Tường trở thành “ Người thực vật” . Hằng ngày Tường phải giúp bố ăn uống và vệ sinh cá nhân. Em hãy giải thích vì sao bố của Tường không thể cử động và đi lại được nhưng hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết của bố tường vẫn hoạt động bình thường?