Bài giảng Sinh học khối 10 - Bài 5: Protein

pptx 15 trang thuongnguyen 6810
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học khối 10 - Bài 5: Protein", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_khoi_10_bai_5_protein.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học khối 10 - Bài 5: Protein

  1. Bài thuyết trình của tổ 3 Lớp 10 Hóa Môn: Sinh học
  2. Bài 5: Prôtêin • Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống, thể hiện ngay qua tên gọi của nó (tiếng Hi Lạp là proteios có nghĩa là “vị trí số một”). • Prôtêin chiếm tới trên 50% khối lượng khô của hầu hết các loại tế bào. Cơ thể người có tới hàng chục nghìn loại phân tử prôtêin.
  3. Bài 5: Prôtêin • I – CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN • 1. Cấu trúc bậc một • 2. Cấu trúc bậc hai • 3.Cấu trúc bậc ba và bậc bốn • II – CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN
  4. Bài 5: Prôtêin • I – CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN • Prôtêin là loại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ. • Phân tử prôtêin có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin. • Có 20 loại acid amin khác nhau. Từ 20 loại này có thể cấu tạo nên vô số các protein khác nhau về thành phần, số lượng, và trình tự các acid amin, đảm bảo tính đa dạng và đặc thù của từng loại protein
  5. Bài 5: Prôtêin • I – CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN • 1. Cấu trúc bậc một • Các axit amin liên kết với nhau tạo nên 1 chuỗi axit amin là chuỗi pôlipeptit. • Chuỗi pôli peptit có dạng mạch thẳng.
  6. Bài 5: Prôtêin • I – CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN • 2. Cấu trúc bậc hai • Cấu trúc bậc 2 là cấu trúc vòng xoắn lò xo đều đặn hoặc gấp nếp beta, các nếp gấp và vòng xoắn được cố định bởi các liên kết hidro giữa các acid amin gần nhau.
  7. Bài 5: Prôtêin • I – CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN • 3.Cấu trúc bậc ba và bậc bốn • Cấu trúc bậc 3: Chuỗi xoắn cuộn xếp tạo thành cấu trúc đặc thù trong không gian 3 chiều, tạo nên tính đặc trưng cho từng loại protein bằng các liên kết đisunfua, liên kết ion, vandervan tăng tính bền vững của phân tử protein
  8. Bài 5: Prôtêin • I – CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN • 3.Cấu trúc bậc ba và bậc bốn • Cấu trúc bậc 4: 2 hay nhiều chuỗi cuộn xếp bậc 3 liên kết với nhau tạo thành phần phân tử protein hoàn chỉnh, có cấu hình không gian đặc trưng cho từng loại protein, giúp nó thực hiện được chức năng hoàn chỉnh.
  9. Bài 5: Prôtêin • II – CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN • Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể (nhân, màng sinh học, bào quan ) Ví dụ protein tham gia cấu tạo màng sinh học
  10. Bài 5: Prôtêin • II – CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN • Dự trữ các axit amin. Ví dụ: Protein trong sữa, trong các loại hạt
  11. Bài 5: Prôtêin • II – CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN • Vận chuyển các chất (Hêmôglôbin). Ví dụ: Hemoglobin trong máu
  12. Bài 5: Prôtêin • II – CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN • Bảo vệ cơ thể (kháng thể). Ví dụ: Kháng thể
  13. Bài 5: Prôtêin • II – CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN • Thu nhận thông tin (các thụ thể). • Xúc tác cho các phản ứng (enzim). • Tham gia trao đổi chất (hoocmôn).
  14. Bài 5: Prôtêin • II – CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN • Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau ? • Vì cơ thể người không tự tổng hợp được tất cả các axit amin mà phải lấy từ bên ngoài. Khi Pro được đưa vào sẽ được các enzim phân giải thành các axit amin để hấp thụ tạo ra loại protein đặc thù cho cơ thể người. • Mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại axit amin nhất định nên để cung cấp được tất cả axit amincần cho tổng hợp protein thì cần bổ sung từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.
  15. Hết The End