Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài: Tìm hiểu về căn bệnh loãng xương - Trường THCS TT Cái Nhum

ppt 34 trang Hương Liên 15/07/2023 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài: Tìm hiểu về căn bệnh loãng xương - Trường THCS TT Cái Nhum", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_8_bai_tim_hieu_ve_can_benh_loang_xuon.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài: Tìm hiểu về căn bệnh loãng xương - Trường THCS TT Cái Nhum

  1. MÔN: SINH HỌC 8 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: TÌM HIỂU BỆNH LIÊN QUAN ĐỀN XƯƠNG KHỚP
  2. Nhóm 4 lớp 8/8 Các thành viên : - Thanh Giang - Ngọc Nhi - Gia Huy - Nguyễn Kha - Ngọc Hân - Minh Nhựt - Thái Tín - Nhựt Hào
  3. Tìm hiểu về căn bệnh LOÃNG XƯƠNG
  4. Bệnh Loãng xương hiện nay là một căn bệnh phổ biến hiện nay tỉ lệ người bị loãng xương trong cộng đồng tương đương với tần suất mắc các bệnh tim mạch và ung thư . Tuy nhiên bệnh Loãng xương lại diễn biến thầm lặng, nhưng lại có thể gây nên hậu quả nặng nề như gãy xương, từ đó người bệnh sẽ bị tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ .Vây việc tìm hiểu về bệnh loãng xương và các thông tin liên quan về bệnh là việc hết sức cần thiết .
  5. Loãng xương là bệnh gì ? Bệnh loãng xương ( hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương) đây là hiện tượng xương bị mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa khiến xương trở nên giòn hơn, dễ bị tổn thương và bị gãy hơn so với người bình thường. Trình trạng của bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng , người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.
  6. Hình ảnh về các mức độ loãng xương
  7. Nguyên nhân gây ra bệnh Loãng xương Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng. Một số nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm:
  8. Một số nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm: – Do Lối sống sinh hoạt chưa hợp lý, lười vận động – Thường xuyên làm công việc mang vác các vật nặng, lao động vất vả – Chế độ dinh dưỡng hằng ngày thiếu khoa học , thiếu canxi bổ sung cho cơ thể – Giới tính: Tỉ lệ nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn so với nam giới – Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.
  9. Biểu hiện của bệnh Loãng xương • Xuất hiện các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng. • Đau nhức đầu xương: là triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất , với các cơn đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân • Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, • Gặp phải các cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ. • Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,
  10. Hình ảnh X quang gãy xương do loãng xương
  11. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương • Giới tính: tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn so với nam giới cùng độ tuổi. • Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương. • Kích thước cơ thể: những phụ nữ gầy và nhỏ con có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
  12. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương • Tiền sử gia đình có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông • Mãn kinh trước 45 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương. • Từng gặp tai nạn , bị gãy xương. • Có các bệnh đi kèm như: bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc hội chứng Cushing
  13. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh loãng xương • Thay đổi chế độ ăn uống , sử dụng các khẩu phần ăn giàu canxi hoặc bổ sung canxi mỗi ngày. • Thường xuyên đi khám sức khỏe, đo loãng xương để kiểm tra mật độ xương cũng như tình trạng sức khỏe. • Tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc khi không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc được kê toa. • Thường xuyên tập các bài tập chịu tải trọng và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp theo đề nghị của bác sĩ. • Không nên hút thuốc. • Hạn chế việc sử dụng rượu bia , đồ uống có cồn, vì có thể làm giảm khả năng hình thành xương.
  14. Các biện pháp điều trị bệnh loãng xương -Duy trì cân nặng cơ thể, tránh tình trạng thừa cân béo phì. -Thường xuyên vận động như đi bộ, chạy bộ, tập thể dục thường xuyên. -Không nên sử dụng thuốc lá. -Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga.
  15. Các biện pháp điều trị bệnh loãng xương -Khi phát hiện loãng xương, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì người bệnh cần phải bổ sung các loại thuốc điều trị loãng xương. -Thay đổi lối sống: ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu -Ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã. -Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương.
  16. Thực phẩm tốt cho người bị bệnh loãng xương Sữa và chế phẩm từ đậu nành Một trong những nguồn bổ sung canxi, vitamin D và protein dồi dào là từ sữa và các chế phẩm từ đậu nành. Đây là thực phẩm rất tốt để duy trì hoạt động và ngăn chặn tình trạng loãng xương. Chất isoflavones, một hormone nguồn gốc thực vật có nhiều trong đậu nành, là thành phần quan trọng cấu tạo xương và ngăn chặn quá trình lão hóa. Bạn nên uống sữa và ăn các chế phẩm từ đậu nành sẽ rất tốt và giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương.
  17. Thực phẩm tốt cho người bị bệnh loãng xương Xương ống động vật: Trong xương động vật có nhiều canxi và các khoáng chất như phốt pho, các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng, niken, muối khoáng rất tốt cho việc bảo vệ và phòng chống loãng xương cũng như các bệnh về xương khớp khác.
  18. Thực phẩm tốt cho người bị bệnh loãng xương • Các loại cua, cá nhỏ Các loại cua cá nhỏ nhưng lại có giá trị tăng cường và nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh. Do hàm lượng dồi dào của các dưỡng chất có trong cua, cá nhỏ như canxi, phốt pho, muối khoáng, protein, nguyên tố vi lượng. • Các loại rau quả chứa vitamin K Các loại rau quả như chuối, bắp cải, khoai tây, rau cải chứa nhiều vitamin K, giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. • Quả óc chó, củ đậu, hạt hướng dương, hạt bí, các loại dầu thực vật chứa protein và chất béo Đây cũng là những thực phẩm rất tốt để bạn ăn hàng ngày với công dụng giúp tăng cường mô xương và hấp thu vitamin D.
  19. Thực phẩm tốt cho người bị bệnh loãng xương • Các loại cua, cá nhỏ Các loại cua cá nhỏ nhưng lại có giá trị tăng cường và nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh. Do hàm lượng dồi dào của các dưỡng chất có trong cua, cá nhỏ như canxi, phốt pho, muối khoáng, protein, nguyên tố vi lượng. • Các loại rau quả chứa vitamin K Các loại rau quả như chuối, bắp cải, khoai tây, rau cải chứa nhiều vitamin K, giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. • Quả óc chó, củ đậu, hạt hướng dương, hạt bí, các loại dầu thực vật chứa protein và chất béo Đây cũng là những thực phẩm rất tốt để bạn ăn hàng ngày với công dụng giúp tăng cường mô xương và hấp thu vitamin D.
  20. Những thực phẩm người loãng xương nên tránh Bên cạnh những thực phẩm người loãng xương nên ăn thì cũng có một list các thực phẩm bạn nên tránh bởi đây chính là những “kẻ trộm” canxi mà khi bạn ăn sẽ vô tình làm giảm sự hấp thu canxi hoặc đẩy canxi ra khỏi cơ thể.
  21. Cải thiện loãng xương nhờ thói quen sinh hoạt khoa học Cùng với chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng loãng xương nhờ thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học hàng ngày.
  22. Kiểm soát cân nặng Không chỉ thiếu cân hay suy dinh dưỡng làm tăng tình trạng mất xương mà béo phì cũng là nguyên nhân gây loãng xương. Lý do là khi bạn nặng quá sẽ khiến hệ xương khớp phải hoạt động hết công suất để chống đỡ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp. Vì thế việc bạn duy trì cân nặng hợp lý để hệ xương khớp không phải chịu áp lực là một thói quen tốt để phòng tránh loãng xương.
  23. Chú ý các dấu hiệu đau bất thường Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu đau khớp hay cột sống hoặc đau liên sườn. Việc khám bệnh sẽ giúp bạn được điều trị kịp thời nếu mắc các bệnh về xương khớp và cũng tránh được tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  24. Tập thể dục thường xuyên Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên. Chọn những bài tập và môn thể thao hợp với sức khỏe và độ tuổi của bạn. Tập luyện sẽ giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt và tốt cho cả sức khỏe tổng thể, cũng là cách giúp giảm căng thẳng, phòng các bệnh tuổi già.
  25. Tắm nắng Việc tắm nắng hàng ngày sẽ giúp cơ thể bạn tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời và từ đó có thể cung cấp đến 70% lượng vitamin D cơ thể cần mỗi ngày. Vitamin D sẽ giúp hấp thu canxi tối đa. Do đó bạn nên tắm nắng vào buổi sáng sớm trước 8h30 phút để tăng chuyển hóa canxi, thúc đẩy quá trình tạo xương nhanh hơn.
  26. Nói không với rượu bia, thuốc lá Theo thống kê có 1/8 chị em phụ nữ bị loãng xương trên toàn thế giới do hút thuốc trong một thời gian dài. Với nam giới hút thuốc thường xuyên cũng làm tang 10 lần nguy cơ loãng xương và tang nguy cơ 2 lần gãy xương cột sống, xương hông. Hút thuốc cũng khiến vết thương do gãy xương khó phục hồi.
  27. Khám xương định kỳ Đây là thói quen tốt và cũng là cách tốt nhất giúp bạn theo dõi sức khỏe xương và phát hiện loãng xương nếu có. Bạn nên kiểm tra mật độ xương 3 - 6 tháng/lần. Chú ý đến số đo chiều cao Việc giảm chiều cao cũng là dấu hiệu đầu tiên của chứng lún đốt sống và loãng xương.
  28. Ăn thực phẩm chứa nhiều canxi Canxi giúp xương chắc khỏe nhưng do quá trình lão hóa mà khả năng hấp thu canxi của bạn ngày một kém đi. Do đó việc bổ sung nhiều canxi từ thực phẩm giàu canxi và dễ tiêu hóa như hải sản, sữa, rau lá xanh đậm là rất tốt cho người loãng xương. Việc này sẽ giúp cân bằng quá trình tạo xương và mất xương trong cơ thể ở giai đoạn này.
  29. Tham khảo một số loại sữa cho người bị loãng xương
  30. Tham khảo một số loại sữa cho người bị loãng xương
  31. Tham khảo một số loại sữa cho người bị loãng xương
  32. Bài thuyết trình của nhóm 4 đến đây là kết thúc Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe!