Bài giảng Tập làm văn 4 - Tuần 25, Bài: Luyện tập tóm tắt tin tức

pptx 14 trang Hải Hòa 11/03/2024 810
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tập làm văn 4 - Tuần 25, Bài: Luyện tập tóm tắt tin tức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tap_lam_van_4_tuan_25_bai_luyen_tap_tom_tat_tin_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tập làm văn 4 - Tuần 25, Bài: Luyện tập tóm tắt tin tức

  1. Tập làm văn: Tóm tắt tin tức Luyện tập tóm tắt tin tức
  2. Tập làm văn: Tóm tắt tin tức
  3. I. Nhận xét: 1. Đọc lại bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54 - 55) và trả lời câu hỏi:
  4. I. Nhận xét: Vẽ về cuộc sống an toàn • 50 000 bức tranh dự thi của thiếu nhi cả nước. • 60 tranh được trưng bày. • 46 giải thưởng • Nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em rất đáng khích lệ. UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn. Được phát động từ tháng 4-2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50 000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Bình, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang, Chỉ cần điểm qua tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, thật là phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất (Hoàng Minh Uyên, 10 tuổi, giải đặc biệt), Gia đình em được bảo vệ an toàn (Tạ Bích Ngọc, 9 tuổi, giải nhất), Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường (Nguyễn Thúy Mai Dung, 7 tuổi, giải ba), Chở ba là không được (Nguyễn Ngọc Lan Dung, 12 tuổi, giải ba), 60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm (trong đó có 46 bức đoạt giải) đã làm nên một phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ. Theo báo Đại Đoàn Kết
  5. I. Nhận xét: 1. Đọc lại bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54 - 55) và trả lời câu hỏi: a. Bản tin này gồm mấy đoạn? b. Xác định sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn. Tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc hai câu c. Tóm tắt toàn bộ bản tin
  6. I. Nhận xét: 1. Đọc lại bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54 - 55) và trả lời câu hỏi: a) Bản tin này gồm 5 đoạn. b) Đoạn đầu: Từ đầu đến "khích lệ". Đoạn này là phần thông báo về các số liệu: số bài dự thi, số bài đoạt giải và ý kiến nhận định chung về cuộc thi. - Đoạn hai: Từ "UNICEF Việt Nam" đến "em muốn sống an toàn". Đoạn này chủ yếu giới thiệu chủ đề của cuộc thi. - Đoạn ba: Từ "Được phát động" đến "Cần Thơ, Kiên Giang". Đoạn này thông báo về tinh thần nhiệt tình hưởng ứng cuộc thi của thiếu nhi cả nước. - Đoạn bốn: Từ "Chỉ cần" đến "12 tuổi, giải ba". Đoạn này thông báo về sự phong phú của nội dung các bức tranh về dự thi. - Đoạn cuối cùng thông báo về giá trị nghệ thuật của các tranh đoạt giải.
  7. I. Nhận xét: 1. Đọc lại bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54 - 55) và trả lời câu hỏi: C, Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đã thông báo các số liệu chính xác về cuộc thi: 50.000 tranh dự thi, 60 tranh được trưng bày, 46 giải thưởng. Chỉ trong 4 tháng, thiếu nhi cả nước đã sôi nổi gửi tranh về dự thi. Qua các tranh thấy rõ các em đã có kiến thức tốt về an toàn giao thông và các bức tranh đoạt giải đã có chất lượng nghệ thuật cao.
  8. 1. Đọc bài sau đây. Xác định các đoạn văn và nội dung mỗi đoạn. Bãi ngô Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô Giới thiệu chung về sự còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây phát triển mau chóng, rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mạnh mẽ của bãi ngô. mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Tả hoa ngô và búp ngô Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có non ở giai đoạn đơm nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo hoa, kết trái mỏng óng ánh. Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ Tả hoa ngô và lá ngô xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và giai đoạn bắp ngô đã chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về. sẵn sàng cho mùa thu hoạch.
  9. 2. Đọc lại bài Cây mai tứ quý (SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 23). Trình tự miêu tả trong bài ấy có gì khác bài Bãi ngô. Cây mai tứ quý Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc. Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền. Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm. Theo Nguyễn Vũ Tiềm
  10. 2. Đọc lại bài Cây mai tứ quý (SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 23). Trình tự miêu tả trong bài ấy có gì khác bài Bãi ngô. Cây mai tứ quý Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở Tả bao quát về đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng cây mai rắn chắc. Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết Tả kĩ cánh hoa, trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên quả mai tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền. Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu Nói lên cảm nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực xúc của người rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh miêu tả vượng quanh năm. Theo Nguyễn Vũ Tiềm
  11. 3. Từ cấu tạo của hai bài văn trên, rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối.Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. • Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây định tả. Mở bài • Tả từng bộ phận của cây (rễ, thân, lá, hoa, quả, ) • Tả từng thời kì phát triển của cây (khi còn nhỏ, khi trưởng Thân thành, ) bài • Lợi ích của cây. • Ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người viết đối với cây. Kết bài
  12. Bài 1. Em hãy tìm và ghi lại những loại cây vào 3 nhóm thích hợp trong bảng sau: Cây ăn quả Cây cho bóng mát Vừa ăn quả, vừa cho bóng mát Ví dụ: Cây mít Ví dụ: Cây bàng Ví dụ: Cây xoài
  13. Bài 2: Em hãy quan sát một cây ăn quả trong vườn nhà em hoặc nhà hàng xóm và ghi lại những đặc điểm nổi bật của cây đó. Gợi ý: - Thân cây cao hay thấp? To hay nhỏ? - Cành cây có đặc điểm gì? - Lá cây có màu gì? Lá chuyển màu như thế nào qua từng thời kì? Trên mặt lá có điểm gì nổi bật? - Hoa có mấy cánh? Màu gì? Hoa thường nở vào mùa nào? Mùi hương của hoa như thế nào? - Quả có hình gì? Màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?