Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Tiết 43: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?

pptx 17 trang Hương Liên 24/07/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Tiết 43: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tieng_viet_lop_4_tiet_43_chu_ngu_trong_cau_ke_ai_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Tiết 43: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?

  1. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 4 Tiết 43 Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
  2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU KiỂM TRA BÀI CŨ VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ THẾ NÀO ?
  3. 1. Chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất nội dung bài tập sau: Trong các câu sau, câu kể Ai thế nào? là: A. Các chị đội nón đi chợ. BB. Quai nón màu hồng. C. Các bạn chơi nhảy dây rất vui. D. Trên cành, chim hót líu lo.
  4. 2. Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? biểu thị nội dung gì ? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành? Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ. Vị ngữ thường do tính từ, động từ ( hoặc cụm tính từ, cụm động từ ) tạo thành.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? Nhận xét: 1. Tìm các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn sau: Ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. Theo Võ Nguyên Giáp
  6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  7. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội
  8. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? Nhận xét 1: Tìm các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn sau: Ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. Theo Võ Nguyên Giáp
  9. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? Nhận xét 2: Xác định chủ ngữ của những câu vừa tìm được. Câu1:HàHà NộiNội tưng bừng màu đỏ. Câu 2:CảCả mộtmột vùngvùng trờitrời bát ngát cờ, đèn và hoa. Câu 3:CácCác cụcụ giàgià vẻ mặt nghiêm trang. Câu 4:NhữngNhững côcô gáigái thủthủ đôđô hớn hở, áo màu rực rỡ.
  10. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? Nhận xét 3: Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành? Câu1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Câu 2: Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Câu 3: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Câu 4:Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
  11. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? Ghi nhớ: 1. Chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. 2. Chủ ngữ thường do danh từ ( hoặc cụm danh từ ) tạo thành.
  12. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? Ghi nhớ: (SGK Tr 36) Luyện tập: 1. Tìm chủ ngữ trong các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn dưới đây: Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. (Nguyễn Thế Hội)
  13. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? Luyện tập: 1. Tìm chủ ngữ trong các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn dưới đây: Câu 1: MàuMàu vàngvàng trên lưng chú lấp lánh. Câu 2: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Câu 3:CáiCái đầuđầu tròn và haihai con mắtmắt long lanh như thuỷ tinh. Câu 4:ThânThân chúchú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Câu 5:BốnBốn cánhcánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
  14. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? Luyện tập: 2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?
  15. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? Luyện tập: 2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào? Gợi ý a. Hình dáng của trái đó thế nào? b. Màu của trái thế nào? c. Vị của trái thế nào? d. Hương thơm của nó thế nào? e. Ăn trái đó ta có cảm giác thế nào?