Bài giảng Vật lí 11 - Bài 28: Lăng kính

pptx 26 trang minh70 8860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí 11 - Bài 28: Lăng kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_11_bai_28_lang_kinh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 11 - Bài 28: Lăng kính

  1. BÀI 28: LĂNG KÍNH
  2. I. Cấu tạo của lăng kính - Định nghĩa: Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa, ), thường có dạng lăng trụ tam giác. Hãy nêu định nghĩa của lăng kính?
  3. I. Cấu tạo của lăng kính - Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy, hai mặt bên. Mặt bên Cạnh Đáy
  4. I. Cấu tạo của lăng kính - Theo phương diện quang học, lăng kính đặc trưng bởi: + Góc chiết quang A. + Chiết suất n.
  5. II. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính 1. Tác dụng tán sắc ánh sáng trắng Thí nghiệm: - Dụng cụ thí nghiệm: + Nguồn sáng với ánh sáng trắng + Lăng kính tiết diện tam giác đều Kết luận: Ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính bị phân tích thành chùm sáng nhiều màu khác nhau.
  6. 2. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính A D I i1 J r1 i2 r2 S R n >1 H B C
  7. 2- Đường truyền của tia sáng qua lăng kính - Chiếu đến mặt bên của lăng kính một chùm sáng hẹp đơn sắc SI. ➢ Tại I : tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến, nghĩa là lệch về phía đáy của lăng kính. ➢ Tại J : tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến, nghĩa là cũng lệch về đáy và lăng kính - Khi có tia ló ra khỏi lăng kính thì tia ló bao giờ cũng lệch về đáy lăng kính so với tia tới. - Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D của tia sáng khi truyền qua lăng kính.
  8. III- Các công thức lăng kính * TH1: Góc 풊 và góc A lớn ( A > 10° ) sini1 = nsinr1 sini2 = nsinr2 A = r1 + r2 D = i1 + i2 – A
  9. III- Các công thức lăng kính * TH2: Góc 풊 và góc A nhỏ ( A < 10° ) i1 = nr1 i2 = nr2 A = r1 + r2 D = (n – 1)A
  10. IV- Công dụng của lăng kính 1- Máy quang phổ Lăng kính là bộ phận chính của máy quang phổ.
  11. 1- Máy quang phổ - Máy quang phổ phân tích ánh sáng từ nguồn phát ra thành các thành phần đơn sắc, nhờ đó xác định được cấu tạo của nguồn sáng. - Máy quang phổ có thể gồm một hoặc hai lăng kính. - Máy quang phổ được sử dụng trong phân tích lâm sàng, phòng thí nghiệm hóa học dầu mỏ, thí nghiệm hóa học và sinh học cũng như các phòng quản lý chất lượng như kiểm soát môi trường, kiểm soát nước, thực phẩm và nông nghiệp, kiểm soát chất lượng nghành công nghiệp đồ uống, y học
  12. 2 - Lăng kính phản xạ toàn phần Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân
  13. 2. Lăng kính phản xạ toàn phần Lăng kính phản xạ toàn phần được sử dụng để tạo ảnh thuận chiều (ống nhòm, máy ảnh, )
  14. 1 4 2 5 3 6
  15. Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính ? A. Tiết diện thẳng của lăng kính là một tam giác cân. B. Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác C. Mọi tia sáng khi quang lăng kính đều khúc xạ và cho tia ló ra khỏi lăng kính. D. A và C.
  16. Câu 2: Lăng kính phản xạ toàn phần là một khối lăng trụ thủy tinh có tiết diện thẳng là A. Một tam giác vuông cân B. Một hình vuông C. Một tam giác đều D. Một tam giác bất kì
  17. Câu 3. Một tia sáng mặt trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào: A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau. B. Vẫn làmột tia sáng trắng. C. Bị tách ra thành nhiều tia sáng trắng. D. Là một tia sáng trắng có viền màu.
  18. LUCKY NUMBER !!!
  19. Câu 4: Cho tia sáng truyền tới lăng kính như hình vẽ: Tia Tia ló truyền đi đi sát mặt BC. Góc lệch tạo bởi lăng kính có giá trị nào sau đây? A. 00 B. 22.50 C. 450 D. 900
  20. Câu 5: Cho một lăng kính tiết diện thẳng là một tam giác đều và có chiết suất n=1, 5. Chiếu một tia tới nằm trong một tiết diện thẳng ABC và vuông góc với mặt bên AB của lăng kính. Tia sáng sẽ: A. Ló ra ở mặt bên AC B. Ló ra ở mặt đáy BC C. Trở lại, ló ra ở mặt bên AB D. Truyền quanh quẩn bên trong lăng kính và không ló ra ngoài được.
  21. Từ hình 28.9a, ΔABC vuông cân ⇒ ∠B = ∠C = 45o SI ⊥ AC ⇒ Tia SI truyền thẳng vào môi trường trong suốt ABC mà không bị khúc xạ ⇒ góc tới ở mặt AB bằng i1 = 0, Góc khúc xạ r1 = 0 Và góc tới mặt BC là: r2 = ∠B - o r1 = 45 Tia ló truyền sát mặt BC o ⇒ góc ló i2 = 90 → Góc lệch tạo bởi lăng kính có o o giá trị: D = i1 + i2 - ∠B = 90 -45 = 45o