Bài giảng Vật lí 11 - Bài 7: Dòng điện không đổi, nguồn điện

pptx 13 trang minh70 4870
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 11 - Bài 7: Dòng điện không đổi, nguồn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_11_bai_7_dong_dien_khong_doi_nguon_dien.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 11 - Bài 7: Dòng điện không đổi, nguồn điện

  1. BÀI 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI NGUỒN ĐIỆN
  2. I. Dòng điện 1.1 Dòng điện là gì ? -Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mangđiện. Trong các mạch điện, dòng điện tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn. Ngoài ra, hạt mang điện cũng có thể là các ion hoặc chất điện ly.
  3. 1.2 Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích nào ? -Dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại thì các electron tự do trong dây kim loại dịch chuyển từ cực âm sang cực dương của nguồn điện, ngược với chiều qui ước của dòng điện (từ cực dương(+) sang cực âm(-) của dòng điện).
  4. 2* Chiều của dòng điện được quy ước như thế nào? Chiều quy ước của dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại cùng chiều hay ngược chiều với dịch chuyển có hướng của các điện tích ? - Quy ước về chiều dòng điện là chiều từ cực dương(+) đi qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm(-) của nguồn điện. Chiều quy ước của dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại ngược chiều với chiều dịch chuyển của các hạt điện tích. *Trị số của đại lượng nào cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện? Đại lượng này được đo bằng dụng cụ nào? -Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện. *Cường độ dòng điện kí hiệu là I. *Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn (ngược lại). -Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. *Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe,kí hiệu là A
  5. 3 Các tác dụng của dòng điện ? Mỗi tác dụng cho có VD? 1. tác dụng nhiệt: dây dẫn có dòng điện chạy qua bị nóng lên VD: bàn ủi 2. tác dụng phát sáng VD: bóng đèn điôt ; dòng điện chạy qua bóng đèn bút thử điện làm nó sáng lên 3. tác dụng từ VD: chuông đồng hồ ; dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non làm cho nó hút được các vật bằng sắt thép 4. tác dụng hóa học VD: mạ kim loại ;dòng điện chạy qua dd đồng sunfat làm cho thỏi than nối với cực âm bị bám một lớp đồng 5. tác dụng sinh lí VD: máy kích tim ;dòng điện chạy qua cơ thể người làm tim ngừng đập, cơ co giật
  6. 4 Dòng điện không đổi là gì ? -Dòng điện không đổi (dòng điện ổn định, dòng điện độc lập thời gian, dòng điện tĩnh) là một loại dòng điện một chiều (DC) không thay đổi cường độ của nó theo thời gian. -Công thức tính : • I = q\t (A) • I là cường độ dòng điện không đổi (A) • q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn ( C) • t thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (s)
  7. 5 Điều kiện để để có dòng điện ? -Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện
  8. 6 Vai trò của pin? Các bộ phận cơ bản của pin? -Pin (còn được viết hoặc gọi là bin) là một hoặc nhiều pin điện hóa biến đổi năng lượng hóa học thành năng lượng điện -Pin cấu tạo gồm: Điện âm cực (anode);điện dương cực (cathode) và chất điện phân (rắn, lỏng) giúp dòng điện chuyển giao giữa hai cực
  9. 7 Hãy kể tên các thoog số của pin? Cách đo thông số của pin? Vì sao các thông số đó là quan trọng? - Các thông số của pin: 1000mAh; 2,915mAh; - Cách đo thông số của pin là bằng đồng đo điện vạn năng - Các thông số đó quan trọng là vì: + Ta không thể biết dung lượng của nó là bao nhiêu ? + Khi ta dùng bao lâu thì pin sẽ cạn ? + Ta có thể nạp điện cho pin là không bị hỏng ?
  10. 8 Nguyên tắc hoạt đọng của pin? -Dòng điện là sự chuyển dịch các điện tử (electron). Hoạt động của pin dựa trên một phản ứng hóa học nhân đôi với mỗi cực cho phép thực hiện quá trình chuyển giao điện tử (xả, và trở lại khi sạc)
  11. 9 Cách tiêu hủy pin cho đúng cách và an toàn? -Bao quanh chúng ta là vô vàng thiết bị có sử dụng pin như điện thoại, đồng hồ, xe đạp điện Mỗi tháng, số lượng pin đã qua sử dụng trên cả nước là rất lớn, khi số lượng các thiết bị điện tử ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Pin sau khi sử dụng được liệt kê vào danh mục rác thải độc hại và khó phân hủy. Chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chung vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, và xử lý chúng bằng hai phương pháp: Chôn lấp hoặc đốt. => Tuy nhiên, cả hai cách xử lý này đều có vấn đề, vì hoá chất trong lõi pin sẽ rò rỉ ra môi trường, gây nguy hại cho sức khoẻ. Pin và ắc-quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường vì tính độc hại của chúng là rất cao.
  12. -Các hình ảnh phân loại và tái chế :