Bài thuyết trình môn Địa lí - Chủ đề: Địa lí tỉnh Lâm Đồng

pptx 40 trang minh70 5890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình môn Địa lí - Chủ đề: Địa lí tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_mon_dia_li_chu_de_dia_li_tinh_lam_dong.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình môn Địa lí - Chủ đề: Địa lí tỉnh Lâm Đồng

  1. TRƯỜNG THCS TT MADAGUOI Bài thuyết trình môn Địa lí Chủ đề :Địa lí tỉnh Lâm Đồng  Tác giả :Phan Ngọc Quỳnh Như
  2. CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÓM  1.NGUYỄN HOÀNG QUỲNH ANH  2.TẠ QUỐC ĐẠT  3.NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM  4.PHẠM HIỀN THƯƠNG  5.VÕ ĐÔNG NAM  6.PHAN NGỌC QUỲNH NHƯ  7.TRẦN THỊ HẢI YẾN  8.LÊ THỊ VÂN THOA  9.PHẠM QUANG CHÁNH  10.NGÔ THỊ NGỌC NHUNG  11.LƯU THỊ THANH
  3. Bản đồ tỉnh lâm đồng
  4. I.VỊ TRÍ ,PHẠM VI LÃNH THỔ  1)Diện tích :9764,8km2 .Là một tỉnh nằm phía nam Tây Nguyên .  Tiếp giáp :  +Phía bắc :Đắclăk  +Phía nam và đông nam :Bình thuận  +Phía đông :Ninh Thuận ,Bình Thuận  +Tây Nam :Đồng Nai  Ý nghĩa :Có tầm quan trọng về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế . 
  5. II. SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH TP Bảo Lộc TP Đà Lạt TP Đà Lạt TP Bảo Lộc
  6.  Gồm có 2 thành phố lớn : TP. BẢO LỘC và TP. Đà Lạt  Gồm có 10 huyện :Lạc Dương ,Đơn Dương ,Đức Trọng , Lâm Hà ,Đam rông , Đạ Huoai , Đạ Tẻ, Bảo Lâm , Cát Tiên ,Di Linh . 
  7. III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Địa hình: Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam. - Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m). - Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m). - Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên.
  8. Hệ thống thủy điện
  9.  KHÍ HẬU  Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.  Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm  Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.
  10. Madaguoi Đà Lạt trong sương
  11. SÔNG NGÒI -Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: • Sông Đa Dâng (Đạ Đờng) • Sông La Ngà • Sông Đa Nhim  Hệ thống cung cấp nước Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt .
  12. Thác Đambri Thác pogour đức trọng Thác langbiang
  13. THỔ NHƯỠNG -Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất: + Nhóm đất phù sa (fluvisols)  Nhóm đất glây (gleysols)  Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)  Nhóm đất đen (luvisols)  Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)  Nhóm đất xám (acrisols)  Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols)  Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)  Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất đỏ bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao.
  14. Cây chè
  15. Càfe Tiêu
  16.  Ngoài ra còn trồng d Cây điều
  17. RỪNG  Lâm đồng có 617.000 ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn tỉnh, đặc điểm của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. Nguồn tre, nứa, lồ ô khá dồi dào, trữ lượng lớn, tập trung ở các huyện phía Nam như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, đất đai phù hợp nên các loại tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Diện tích tre, nứa có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm. Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loài, có trên 400 cây gỗ, trong đó có một số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ, sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác.  Rừng Lâm Đồng phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực nên có vai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch nghiên cứu, tham quan Diện tích đất có khả năng trồng rừng nguyên liệu khoảng 50.000 – 70.000 ha, thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, giấy.
  18. Cây pơ mu Cây thông xanh Cây sao
  19. KHOÁNG SẢN  Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản, trong đó bôxit, bentonite, cao lanh, diatomite và than bùn có khả năng khai thác ở qui mô công nghiệp.  Quặng bôxít ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1.234 triệu tấn, chất lượng quặng khá tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng. Theo số liệu điều tra, cao lanh ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho công nghiệp chế biến giấy, sản xuất sunfat alumin, sét bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng tốt, sau khi được hoạt hoá với soda để chuyển sang bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Than nâu và diamite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3, có thể sử dụng làm chất đốt, chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng.
  20. DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG  Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông thôn 649.412 người, chiếm 61,47%. Mật độ dân số 118 người/km2  Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với 43 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% , còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh.  Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng.  Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000 người di cư tự do vào Lâm Đồng.
  21. IV.SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ a) Nông nghiệp :  Phát triển nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học gắn với bảo quản, chế biết sau thu hoạch; đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, liên kết; ưu tiên phát triển các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao; có lợi thế cạnh tranh, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành. Thu hút nhà đầu tư vào Trung tâm giao dịch hoa, Chợ đầu mối nông sản. Thu hút các dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp kết hợp du lịch canh nông. Tận dụng cơ hội của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng ASEAN để phát triển nông nghiệp bền vững. Xây dựng thành phố Đà Lạt thành trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cấp guốc gia và quốc tế . b) Công nghiệp:  Phát triển công nghiệp của tỉnh gắn với định hướng phát triển của vùng Tây Nguyên và khu vực lân cận. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu các mặt hàng nông sản: trà, cà phê, dâu tằm, chế biến sữa, phân loại bảo quản rau, hoa Kêu gọi đầu tư vào Khu công nghiệp nông nghiệp Tân phú các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ- du lịch. Tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn, tập trung thu hút các dự án phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để khai thác có hiệu quả.
  22. Chế biến chè ở nhà máy Tâm Châu thành phố bảo lộc Công nghiệp xuất khẩu càfe Chăn nuôi bò sữa
  23. Phương pháp nuôi cấy mô
  24. Sử dụng nhà kính
  25. C) DU LỊCH Trung tâm du lịch Đà Lạt cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi cả về đượng bộ, hàng không và có khả năng khôi phục đường sắt Đà Lạt- Tháp Chàm. Đà Lạt – Lâm Đồng có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, thác nước, rừng thông, các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao nên Đà Lạt Lâm Đồng có điều kiện để phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, văn hóa- thể thao, nghiên cứu khoa học, du lịch giáo dục Hạ tầng du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng ngày càng phát triển, hiện nay Lâm Đồng có 749 cơ sở lưu trú, trong đó có 202 khách sạn từ 1-5 sao (5.791 phòng) bao gồm 21 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao quy mô 1.807 phòng. Có 29 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành- vận chuyển du lịch (7 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế). Hình thành 32 khu, điểm tham quan du lịch được đầu tư và khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác ( các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc, các cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa, khảo cổ )  Một số điểm du lịch tiêu biểu ở Lâm Đồng có thể kể đến như: Hồ Xuân Hương, Hồ Tuyền Lâm, Hồ Than Thở, Hồ Đankia – Suối Vàng, Thác Cam Ly, Thác Đatanla, Thác Prenn, Thác Voi, Thác Pongour, Thác Đamb’ri, Thung lũng Tình yêu, Núi Langbiang, Làng Du lịch Rừng Mađagui, KDL Sinh thái Núi Voi, Vườn hoa thành phố, Sân Golf Đà Lạt, KDL Trúc Lâm Viên, Khu du lịch làng Cù Lần, Sao Đà Lạt, Dinh I, III
  26. Lăng bảo đại
  27. Trường cao đẳng sư phạm Đà lạt
  28.  Ban biên tập :  Phạm Hiền Thương  Ngô thị Ngọc Nhung  Biên kịch :  Trần Thị Hải Yến  Phan Ngọc Quỳnh Như  Đạo diễn :Phan Ngọc Quỳnh Như 