Chuyên đề: Kĩ năng khai thác văn bản (Truyện hiện đại Việt Nam)

pptx 11 trang minh70 6640
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Kĩ năng khai thác văn bản (Truyện hiện đại Việt Nam)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxchuyen_de_ki_nang_khai_thac_van_ban_truyen_hien_dai_viet_nam.pptx

Nội dung text: Chuyên đề: Kĩ năng khai thác văn bản (Truyện hiện đại Việt Nam)

  1. 1. Kiến thức: 1.1. Tác giả: - Tên, tuổi, quê quán - Cuộc đời - Sự nghiệp + Sự nghiệp chính trị (nếu có) + Sự nghiệp văn chương (sở trường, phong cách sáng tác, thành công tiêu biểu trong sự nghiệp, ) 1.2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác (vị trí đoạn trích) - Đề tài, chủ đề, bố cục - Ngôi kể, vai kể, điểm nhìn - Nội dung chính - Nghệ thuật đặc sắc - Đặc trưng thể loại: cốt truyện, tình huống truyện, kiểu nhân vật (chính) - Chi tiết tiêu biểu,
  2. 2. Kĩ năng: 2.1. Phân tích đề: xác định chính xác các yêu cầu của đề (nội dung thể hiện, phạm vi kiến thức, cách thức trình bày) (Lưu ý: các dạng đề, mối quan hệ giữa các câu hỏi trong đề bài) 2.2. Xác định, lựa chọn, xử lí ngữ liệu (từ ngữ, hình ảnh, BPTT, câu, chi tiết, ) 2.3. Vận dụng kiến thức để hoàn thành bài tập.
  3. 2. Các dạng bài tập thường gặp Nhóm bài Các dạng bài tập thường gặp • Tên tác giả, tác phẩm • Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, Khai thác kiến thức chung vị trí đoạn trích (tác giả - tác phẩm) • Đề tài tác phẩm, chủ đề văn bản • Giới thiệu tác phẩm • Ngôi kể, vai kể, điểm nhìn Khai thác đặc trưng thể loại • Tình huống truyện • Ý nghĩa nhan đề Khai thác dụng ý nghệ thuật • Yếu tố nghệ thuật: hình ảnh, BPTT, kiểu câu, kiểu ngôn ngữ • Ý nghĩa chi tiết Khai thác giá trị nội dung • Nhân vật: giới thiệu, tự sự, phân tích, cảm nhận
  4. 2. Các dạng bài tập thường gặp Nhóm bài Kĩ năng cần lưu ý khi làm bài • Trả lời trực tiếp, ngắn gọn Khai thác kiến thức chung • Riêng bài tập “giới thiệu tác phẩm “thì (tác giả - tác phẩm) viết theo yêu cầu của đề (đoạn văn hoặc bài văn) Khai thác đặc trưng thể loại • Trả lời bằng một vài câu văn nối tiếp, chú ý làm rõ tác dụng của các yếu tố • Trả lời ngắn gọn (có thể bằng một vài câu văn nối tiếp), Khai thác dụng ý nghệ thuật • Chú ý các dấu hiệu nhận diện: “tác dụng của yếu tố nghệ thuật, dụng ý của tác giả” • Trả lời ngắn gọn bằng một vài câu văn nối tiếp hoặc viết đoạn văn theo yêu Khai thác giá trị nội dung cầu • Chú ý hệ thống dẫn chứng và trình tự sắp xếp.
  5. Đề 1: Đề thi vào lớp 10 năm học 2017 - 2018 Phần I Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên. 2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì? 3. Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người.
  6. Phần II Cho đoạn trích: Ông nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá. (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này. 2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông với làng kháng chiến? 3. Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa” thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện của tình cảm công dân? 4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng12 câu, có sử dụng câu ghép và câu thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để khẳng định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến.
  7. Đề 2: Phần I: Đọc đoạn trích sau: “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở lại làng lại đổ đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc,có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy! ” Câu 1:Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2:Trong đoạn trích, đâu là lời trần thuật của tác giả, đâu là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? Câu 3:“Điều nhục nhã” được nói đến trong đoạn trích trên là điều gì? Bằng khoảng 10 câu văn, em hãy kể lại diễn biến tâm trạng của nhân vật “ông lão” từ khi biết điều nhục nhã ấy cho đến hết câu chuyện. Câu 4: Qua diễn biến tâm trạng đó, nhân vật chính đã bộc lộ rõ nét những phẩm chất đáng quí nào?
  8. Phần II: Câu 1: Chép tiếp 3 dòng thơ sau dòng thơ: “Người đồng mình thô sơ da thịt” trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Câu 2: Cụm từ “người đồng mình” trong bài thơ được hiểu như thế nào? Cụm từ đó được lặp lại mấy lần trong toàn bài? Lặp lại như vậy là biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc biểu đạt nội dung ý nghĩa của bài thơ? Câu 3: Bằng một đoạn văn qui nạp khoảng 10 câu, hãy trình bày suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con qua đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn có sử dụng hợp lí thành phần khởi ngữ và lời dẫn trực tiếp.
  9. Hướng dẫn học bài  Bài vừa học: - Nắm chắc kiến thức, kĩ năng về văn bản truyện - Ôn tập kĩ văn bản Làng của nhà văn Kim Lân - Vận dụng các kĩ năng chung để ôn tập các văn bản truyện hiện đại Việt Nam  Chuẩn bị tiết tiếp theo: - Xem lại kiến thức về các văn bản truyện hiện đại Việt Nam. - Soạn bài: Ôn tập về truyện Yêu cầu + Lập bảng thống kê các văn bản theo mẫu SGK. + Phân thành giai đoạn. +Viết đoạn văn cảm nhận, giới thiệu về nhân vật