Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em

pptx 13 trang minh70 6930
Bạn đang xem tài liệu "Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxdan_gian_ta_co_cau_tuc_ngu_gan_muc_thi_den_gan_den_thi_rang.pptx

Nội dung text: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em

  1. Nhóm 5 – THCS Mỹ Phước – Ngữ văn 7 De~ bai “Dân gian ta có câu tục ngữ : Gần mực thì đen gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.”
  2. 1. Mo bài CóBởilẽ thếmỗi từcon thời người xa xưachúng ông chata khi ta đãvừa cósinh câu ra“Gầnđã mangmực thìtrong đen,mình gần nhữngđèn thì bảnrạngsắc”. Nhưng, khuôn cómàu lẽ yếu, cuộc tố conđời ngườivà tính còncách quanriêng trọngbiệt hơn. Đó cả làmôigiá trịtrườngthật sống.sự mà Bởitất conthảy ngườitrong tốtmỗi haycá xấunhân phụđều thuộccó .rất Song, nhiều môi vàotrường bản sốnglĩnh củacũng chínhlà một ngườitrong đó. nhữngVì thế gầnđiều mựcquan chưatrọng chắcđể đãhình đen,thành gần nênđèn nhânchưa hẳncách đãcủa rạng.con người.
  3. 2. Thân bài a) Giải thích câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen gần đèn thì rạng’’ - Về nghĩa đen: + Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý nghĩ muốn nói đến. + Mực có màu đen, tượng trưng cho cái xấu và những điều không tốt đẹp của cuộc sống. + Loại mực được nêu trong câu tục ngữ là mực tàu mà ông cha ta ngày xưa thường sử dụng, khi viết phải mài nên nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn.
  4. + Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ cho mọi vật xung quanh, ánh sáng của nó sẽ xua tan đi bóng tối và soi sáng cho ta. + Do đó, đèn tượng trưng cho những điều tốt đẹp, sáng sủa nhất trong cuộc sống của chúng ta.
  5. - Về nghĩa chuyển: + Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ Mực” và “ Đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu sống và giao du với những con người thuộc dạng “Mực” thì ta sẽ tiêm nhiễm những thói hư tật xấu và con người ta sẽ khó mà tốt được. + Ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt, ta sẽ đượcnhững ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn và noi theo những tấm gương đó để cố gắng đạt được kết quả thành công tốt đẹp. + Câu tục ngữ đã bộc lộ quan điểm: môi trường sống quyết định tính cách con người.
  6. b) Nêu luận điểm_luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng): Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường, xã hội và hoàn cảnhvới việc hình thành nên nhân cách con người.(Luận điểm) - Đối với gia đình: (Luận cứ 1) + Cha ông ta còn có câu “Cha nào con nấy” mang hàm ý gia đình cũng có tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách của người con. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên cũng sẽ trở nên như vậy.(Lí lẽ) + Như một số bạn trẻ hiện nay, do bị ảnh hưởng những điều không tốt từ gia đình nên trở thành những con người hư hỏng, không có đạo đức, bỏ học sớm và làm những việc phạm pháp.(dẫn chứng)
  7. + Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao, Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù lí lẽ) + Một minh chứng rõ ràng nhất đó là giáo sư Ngô Bảo Châu. Ông được sinh ra trông một gia đình danh giá với những truyền thống hiếu học. Ba ông là tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn và mẹ là tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền. Ông là nhà toán học với những công trình chứng minh đến tuyệt vời và cũng là người Việt Nam đầu tiên dành được huy chương Fields.(dẫn chứng)
  8. - Đối với xã hội: (Luận cứ 2) + Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.(lí lẽ) + Câu chuyện “Mẹ hiền dạy con” đã thể hiện rõ nét . Mạnh Tử từ khi còn bé được sống gần trường học nên rất lễ phép, biết chăm chỉ học hành. Nếu người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay gần khu nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền tài của lịch sử Trung Quốc.(dẫn chứng)
  9. + Còn nếu giao du với mỗi trường và những con người xấu, ta bị ảnh hưởng lây. Và trở thành những con người hư hỏng, không có đạo đức làm gánh nặng của đất nước và của xã hội.(lí lẽ) + Đó là hình ảnh của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, anh vốn là một anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên bị vu oan cho là có tội và phải đi ở tù. Sau bao năm ngồi tù, sống cùng bọn xã hội đen anh Chí ngày nào sau khi trở về quê cũ nhưng đã thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành một con ma men ở làng Vũ Đại mà ai cũng muốn tránh xa. Bởi chính cái nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, đã biến một người nông dân quanh năm chân lấm, tay bùn, chăm chỉ làm ăn bỗng chốc thay đổi con người và trở thành như thế. (dẫn chứng)
  10. c) Nâng cao, mở rộng vấn đề: -Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa.Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm: + Bởi vậy, phẩm chất, nhân cách của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Nếu sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm khuya.
  11. + Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập
  12. 3. Kết bài: - Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu mang ý nghĩa của lời răng dạy sâu sắc.Khuyên ta nên học những điều hay lẻ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Còn quan điểm “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” là do bản thân của mỗi chúng ta. - Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, em sẽ học tập theo câu tục ngữ. dù môi trường không tốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đóa sen thơm ngát: “Gần bùn mù chẳng hỏi tanh mùi bùn”.