Đề cương ôn tập học kì 2 môn: Ngữ Văn 6

pptx 23 trang minh70 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn: Ngữ Văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_6.pptx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn: Ngữ Văn 6

  1. Câu 1: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản “Bài học đường đời đầu tiên’’ của Tô Hoài ĐÁP ÁN: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng,xốc nổi.Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây là cái chết thảm thương cho Dế Choắt,Dế Mèn rút ra bài học đường đời cho mình. Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động,cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên,hấp dẫn,ngôn ngữ chính xác,giàu tính tạo hình.
  2. Câu 2: Chép thuộc khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ và nêu ý nghĩa khổ thơ ấy ĐÁP ÁN: Khổ cuối bài thơ:Đêm nay Bác không ngủ Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh -Ý nghĩa khổ thơ cuối: Khổ thơ đã giúp cho người đọc hiểu được chân lí đơn giản mà lớn lao:Những đêm Bác không ngủ vì Bác thương bộ đội,dân công đã trở thành “một lẽ thường tình”trong cuộc đời Bác Đây chính là lẽ sống của Bác vì Bác là người Cha già,vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã dành trọn vẹn đời mình cho nhân dân,Tổ quốc.
  3. Câu 3: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Lượm” và nêu giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ ĐÁP ÁN: 2 khổ cuối bài thơ Lượm: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sao vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng -Nội dung,nghệ thuật bài thơ: - Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc,Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. - Thể thơ 4 chữ,nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
  4. Câu 4: Nhân vật thầy Ha-men trong văn bản “Buổi học cuối cùng”được miêu tả ở những phương diện nào?Nhân vật thầy Ha- men gợi ra ở em cảm nghĩ gì? ĐÁP ÁN: Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng được miêu tả qua 4 phương diện: Trang phục: Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm". =>Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc
  5. Câu 1: So sánh là gì? Nêu các kiểu so sánh. Ứng với mỗi kiểu em hãy cho 1 ví dụ. ĐÁP ÁN: So sánh là đối chiếu sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Có 2 kiểu so sánh: So sánh ngang bằng.VD:Cô giáo như mẹ hiền So sánh không ngang bằng.VD:Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
  6. Câu 2: Nhân hóa là gì? Nêu các kiểu nhân hóa. Ứng với mỗi kiểu em hãy cho 1 ví dụ. ĐÁP ÁN: Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ,tình cảm của con người - Có 3 kiểu nhân hóa: -Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật:VD:Chú chim đang chuyền cành Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.VD:Tre xung phong vào xe tăng,đại bác Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
  7. Câu 3: Ẩn dụ là gì?Cho ví dụ. ĐÁP ÁN: Ẩn dụ là goị tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt VD:Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.
  8. Câu 4: Hoán dụ là gì?Cho ví dụ. ĐÁP ÁN: Hoán dụ là goị tên sự vật,các hiện tượng,khái niệm này bằng tên của một sự vật,hiện tượng,khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt VD:Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè
  9. Câu 1: Chỉ ra các phép so sánh,kiểu so sánh trong những khổ thơ dưới đây và nêu tác dụng của các phép so sánh ấy. ĐÁP ÁN: a)Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. → Kiểu so sánh không ngang bằng → Tác dụng:Khẳng định công lao,nhấn mạnh nỗi vất vả,khó nhọc,gian truân của người mẹ.__Tố Hữu b)Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng →Kiểu so sánh ngang bằng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.__Minh Huệ → Tác dụng:Nhấn mạnh được tình cảm yêu kính của anh bộ đội với Bác c) Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con → Kiểu so sánh không ngang bằng Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời . __Trần Quốc Minh → Kiểu so sánh ngang bằng → Tác dụng:Làm nổi bật công ơn vĩ đại,phi thường của mẹ,mẹ đã thức một đời lo lắng,chăm sóc,che chở,hi sinh thầm lặng cho con
  10. Câu 2: Chỉ ra các phép nhân hóa,kiểu nhân hóa trong những khổ thơ dưới đây và nêu tác dụng của các phép nhân hóa ấy. ĐÁP ÁN: a) Núi cao chi lắm núi ơi, Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!__Ca dao → Kiểu nhân hóa:Trò chuyện,xưng hô với vật như với người → Tác dụng:Giải bày tâm trạng của người nói:mong thấy người thương. b) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.__Thép Mới →Kiểu nhân hóa:Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. → Tác dụng:Cây tre như một chiến sĩ thực thụ chống lại quân thù bảo vệ quê hương,làm nó trở nên gần gũi,thân thiết với con người hơn c) Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường → Kiểu nhân hóa:Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật:Mặc áo giáp,ra trận,múa gươm,hành quân. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. → Tác dụng:Làm cho thế giới loài vật trước cơn mưa trở nên sinh động hơn.
  11. Câu 3: Chỉ ra các phép ẩn dụ trong những câu sau? ĐÁP ÁN: a) Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai.___Hoàng Trung Thông b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.___Tục ngữ • Ăn quả:chỉ sự hưởng thụ thành quả lao động • Kẻ trồng cây: có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động c) Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.___Viễn Phương • Mặt Trời:chỉ Bác Hồ vì có nét tương đồng:Bác Hồ và mặt trời là cội nguồn của ánh sáng,nguồn gốc của sự sống,hạnh phúc cho đồng bào Việt Nam d) Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.___Minh Huệ • Người Cha chỉ Bác Hồ
  12. Câu 4: Chỉ ra các phép hoán dụ trong những câu sau? ĐÁP ÁN: a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.___Hoàng Trung Thông b) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao___Ca dao c) Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về, Tình cờ chú cháu, Gặp nhau Hàng Bè.___Tố Hữu
  13. Đề 1:Tả một người thân của em(ông,bà,bố,mẹ,chị,anh,em) ĐÁP ÁN: 1:Mở bài ✓ Giới thiệu về người thân em sẽ tả ✓ Tình cảm,ấn tượng của em về người ấy 2:Thân bài a)Tả bao quát ➢ Tả ngoại hình,tuổi tác,trang phục b)Tả chi tiết ❖ Tả khuôn mặt,làn da,mái tóc ❖ Tả những sự việc,hành động,lời nói của người thân ❖ Tả tính tình,nội tâm,cá tính ❖ Những kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân đó 3:Kết bài: ❑ Nêu cảm xúc của em đối với người thân đó ❑ Hành động,lời hứa bản thân
  14. Ví dụ: Mỗi người chúng ta đều có mẹ, mẹ như vầng dương chói lòa, soi bước chân con trên mọi nẻo đường đời. Khi nghĩ về mẹ, biết bao nhiêu cảm xúc ngập tràn trong tôi, từ thuở thơ bé đến khi lớn khôn. Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 40 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng tôi cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí tôi. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên giường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, tôi tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc:” Mẹ vui vì việc gì nhỉ” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì được chăm sóc em đấy, cô bé”. Nghĩ về mẹ, là nhớ về tình yêu thương ấm áp bao la như biển Thái Bình. Trong đầu tôi vẫn ngân vang câu thơ ngày nào: “Dù con lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”
  15. Đề 2:Miêu tả ngôi trường em đang học ĐÁP ÁN: 1:Mở bài ✓ Giới thiệu tên trường,trường nằm ở đâu ✓ Ấn tượng của em về trường 2:Thân bài a)Tả bao quát về ngôi trường ➢ Trường được xây dựng bằng gì?(Mái lợp,tường,nền?) ➢ Địa điểm:cao ráo,khang trang b)Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật ❖ Cảnh khu lớp học(chạy dài thẳng tắp,dãy bàn học ngay ngắn,trang trí giống nhau,thứ tự,gợi lên những gương mặt thân quen ) ❖ Cảnh dãy văn phòng(phòng giáo viên,phòng chức năng,thư viện ) ❖ Sân trường:hàng cây,các bồn hoa,cột cờ sừng sững,sân trường rộng c)Cảnh sinh hoạt của học sinh:Trước buổi học,trong giờ học,sau giờ học 3:Kết luận: ❑ Nêu cảm nghĩ:yêu mến ngôi trường,góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp
  16. Đề 3+4:Tả cảnh (biển)trên quê hương em ĐÁP ÁN: 1:Mở bài ✓ Giới thiệu chung về cảnh biển mà em sẽ tả(thời điểm:bình minh hoặc chiều tà) ✓ Cảm nghĩ chung của em về cảnh biển đó 2:Thân bài a)Tả bao quát ➢ Cảnh biển từ xa b)Tả chi tiết ❖ Nếu tả bình minh,tả cảnh lúc mặt trời lên hoặc thời điểm chiều tà(hoàng hôn) ❖ Hòn đảo phía xa ❖ Những chiếc thuyền ngoài khơi ❖ Sóng biển ❖ Bãi cát ❖ Người đi tắm biển,vui chơi ❖ Những hàng cây,rặng dừa 3:Kết bài: ❑ Cảm nghĩ của em ❑ Lời hứa hẹn của bản thân hoặc liên hệ bản thân
  17. Ví dụ: Đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta vốn nổi tiếng với đường bờ biển dài. Đi từ bắc tới nam, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều bãi biển đẹp. Nhưng quả là một thiếu sót nếu không nhắc tới Nha Trang - một thành phố biển nổi tiếng với những bãi biển dài và đẹp. Nơi đây thật đẹp làm sao, sóng biển thật hùng vĩ, sóng cuồn cuộn chao đảo như vừa có một trận gió lùa qua vậy. Ôi! Đàn chim mòng biển bay qua bay lại trong ánh nắng mặt trời chói chang,từ trong bờ nhìn ra biển chỉ thấy một quả cầu lửa khổng lồ núp sau một bờ biển đu đưa chao đảo trong phong cảnh.Thật là một cảnh biển đầy thú vị và tuyệt vời, lí thú để nhìn ngắm.Khi đến nơi thì trời đã tối mẹ bảo phải ngủ sớm dể ngày may có sức đi chơi. Mẹ gọi tôi dậy rất sớm. Khi ra đến biển tôi nghe tiếng sóng rì rào giống như một khúc khạc tươi vui. Một ngọn gió lạnh thoảng qua làm cho những cây dừa đung đưa. Sóng vẫn vỗ ào ào không gớt trời dất vẫn yên tỉnh. Một vệt hồng xuất hiện lên ở phía chân trời, lớn dần cho tới khi rải thành một con đường hồng thắm, rạng rỡ từ đó đến chỗ chúng tôi. Mặt biên thì óng ánh màu hồng nhạt. Và phía chân trời mặt trời xuất hiện. Những tia nắng choi chan bắt đầu trải khắp mọi nơi. Càng lên cao thì mặt trời dần dần mất đi màu hồng mà xuất hiên màu đỏ chói chang. Mặt biển chói chang nhìn đến đau mắt. Biển thức dậy hoàn toàn càng lúc sóng càng vỗ mạnh.Những con thuyên sao khi ra khơi bây giờ đã về. Kia một con sóng bỗng phóng cao lên, hăng hái tiến nhanh vào bờ. Những con sóng cứ chồm lên nhau mà lao vào bờ, bọt nước trắng xoá cùng nhưng tiếng rì rào sôi động. Buổi sáng ông mặt trời thức dậy vén màn suơng mỏng, chiếu những tia nắng xuống mặt biển làm biển sáng lên như dát bạc. Còn tới buổi trưa thì biển lại nhẹ nhàng ôm từng con sóng như người mẹ ôm con vậy. Khi tối về thì biển lại thay một bộ áo mới, màu đen, trông rất đẹp.