Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận

doc 6 trang Hương Liên 24/07/2023 1550
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_7_nam_hoc_2015_2016.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÝ II MÔN VẬT LÝ 7 NĂM HỌC: 2015 - 2016 Câu 1: Làm thế nào để tạo ra được vật nhiễm điện và để kiểm tra xem vật có nhiễm điện hay không ? Trả lời : Muốn tạo ra vật nhiễm điện thì ta cọ xát vật đó với vật khác nhiều lần. Để kiểm tra một vật có nhiễm điện hay không ta đưa vật đó lại gần các vụn giấy, nếu vật đó hút được các vụn giấy chứng tỏ vật đó đã bị nhiễm điện. Câu 2: Để nhận biết hai vật nhiễm điện cùng loại hay khác loại ta phải làm gì ? Trả lời : Muốn xác định hai vật nhiễm điện cùng loại hay khác loại ta phải để chúng gần nhau: + Nếu chúng đẩy nhau thì cả 2 nhiễm điện cùng loại. + Nếu chúng hút nhau thì cả 2 nhiễm điện khác loại. Câu 3 : Dòng điện là gì ? Muốn cho bóng đèn cháy sáng, bếp điện tỏa nhiệt, máy truyền hình hoạt động thì cần có điều kiện gì ? Trả lời : Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích theo một hướng xác định. Muốn cho bóng đèn cháy sáng, bếp điện tỏa nhiệt, máy truyền hình hoạt động thì phải có dòng điện đi qua chúng. Câu 4 : Nguồn điện dùng để làm gì ? Em hãy kể tên các nguồn điện thường dùng trong gia đình ? Trả lời : Nguồn điện dùng để cung cấp dòng điện lâu dài để các dụng cụ điện có thể hoạt động. Nguồn điện thường dùng trong gia đình là pin và ắc quy. Câu 5 : Vật dẫn điện là gì ? Trả lời : Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Câu 6 : Chất dẫn điện và chất cách điện khác nhau ở chổ nào ? Những chất sau đây chất nào đãn điện, chất nào cách điện : ruột viết chì, dung dịch muối ăn, nhôm, đoạn dây đồng, không khí. Trả lời : Chất dẫn điện là chất có nhiều hạt mang điện và chúng có thể chuyển động tự do bên trong vật. Chất cách điện là chất có rất ít hạt mang điện và chúng không thể chuyển động tự do bên trong vật. Chất đẫn điện là : dung dịch muối ăn, nhôm, đoạn dây đồng, ruột viết chì. 1
  2. Chất cách điện là : không khí. Câu 7 : Chiều dòng điện là gì ? Trả lời : Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. Câu 8 : Mỗi mạch điện có những bộ phận nào ? Trả lời : Mạch điện thường gồm có : nguồn điện, các vật tiêu thụ điện, khóa (công tắc), dây dẫn nối với nhau tạo thành mạch điện kín. Câu 9 : Dòng điện có những tác dụng gì ? Ứng dụng của mỗi tác dụng đó người ta chế tạo ra những dụng cụ nào ? Trả lời : Dòng điện có những tác dụng : + Tác dụng nhiệt : chế tạo ra bàn ủi, bếp điện, nồi cơm điện + Tác dụng từ : chế tạo ra chuông điện, nam châm điện + Tác dụng hóa học : dùng để mạ vàng, bạc + Tác dụng sinh lí : dùng để tạo ra thiết bị châm cứu Câu 10 : Đổi đơn vị cho các giá trị sau : a. 0,02A = mA b. 20mA = .A c. 32,5mA = A d. 1,52A = mA Trả lời : a. 20 mA b. 0,02A c. 0,0325A d. 1520A Câu 11 : Dòng điện có cường độ là 4A, 1,5A và 2 ampe kế có giới hạn đo là 2A và 5A thì phải chọn ampe kế nào cho dòng điện nào thì phù hợp ? Trả lời : Dùng các ampe kế có giới hạn đo là 2A cho dòng điện có cường độ la 1,5A và ampe kế có giới hạn đo là 5A cho dòng điện có cường độ là 4A. Câu 12 : Đổi đơn vị các giá trị sau : a. 500mV = V b. 0,02kV = V c. 20V = kV d. 0,5V = mV Trả lời : a. 0,5V b.20V c. 0,02kV d. 500mV 2
  3. Câu 13 : Các vôn kế có giới hạn đo là 10V, 5V. Hỏi phải dùng vôn kế nào là phù hợp với hiệu điện thế giữa 2 cực nguồn là 8V và 3V ? Trả lời : Dùng vôn kế có giơi hạn đo là 10V cho hiệu điện thế nguồn là 8V. Dùng vôn kế có giơi hạn đo là 5V cho hiệu điện thế nguồn là 3V. Câu 14 : Trên bóng đèn điện có ghi 110V, số 110V có ý nghĩa gì ? Nếu mắc bóng đèn trên vào hiệu điện thế 220V có được không ? Vậy nếu muốn sử dụng bóng đèn với hiệu điện thế 220V ta phải làm sao ? Trả lời : + 110V là hiệu điện thế mặc định của bóng đèn, nó cho biết giá trị hiệu điện thế tối đa mà bóng đèn có thể chịu được. Nếu dùng đúng hiệu điện thế này thì bóng đèn sẽ sáng bình thường. + Ta không thể mắc bóng đèn trên vào hiệu điện thế 220V vì như thế đèn sẽ bị cháy. + Muốn sử dụng đèn với hiệu điện thế 220V thì ta phải dùng biến thế. Câu 15 : Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện: Trả lời: +Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ cách điện. +Ở mạch điện gia đình cầu chì và công tắc phải được mắc với dây nóng. +Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng +Khi có người bị điện giật cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. Câu16: Đổi đơn vị cho các giá trị sau: a.0,5A = . . . mA b. 1,3A=. . .mA c .255mA=. . .A d.1020mA=. . . A Trả lời: a.0,5A = 500 mA b. 1,3A= 1300mA c .255mA= 0,255A d.1020mA= 1,020 A Câu 17: Vào những lúc trời mưa dông , các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu .Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm )và giữa đám mây với mặt đất (sét )có lợi hay có hại cho cuộc sống con người của chúng ta ? Trả lời: Vào những lúc trời mưa dông,các đám mây bị cọ xát vào nhau nêm nhiễm điện trái dấu.Sự phóng điện giữa các đám mây(sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người. 3
  4. + Lợi ích : Giúp điều hòa khí hậu,gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ôzônbổ sung vào khí uyển. +Tác hại : phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật ,tạo ra các khí độc hại(NO,NO2, ) -Để giảm tác hại của sét bảo vệ tính mạng của con người và các công trình xây dựng cần thiết xây dựng cá cột thu lôi. Câu 18: Hãy nêu nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện ? Tác dụng nhiệt của dòng điện có lợi hay có hại ? Để làm giảm tác dụng nhiệt của dòng điện ta làm bằng cách nào? Trả lời: + Dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao thì phát sáng: - Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có lợi, có thể có hại. - Để làm giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ. Việc sử dụng nhiều kim loại làm vật liệu dẫn điện dẫn đến việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay người ta đang cố gắng sử dụng vật liệu siêu dẫn (có điện trở suất bằng không) trong đời sống và kỉ thuật Câu 19: Dòng điện có những tác dụng nào ? Hãy nêu biện pháp an toàn tác dụng của dòng điên ? Trả lời: Dòng điện gây ra tác dụng sinh lí. + Dòng điện có cường độ 1mA đi qua cơ thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp (điện giật). Dòng điện càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong. + Dòng điện có cường độ nhỏ được sử dụng để chữa bệnh (điện châm). Trong cách này các điện cực được nối với các huyệt, các dòng điện làm các huyệt được kích thích hoạt động. Việt Nam là nước có nền y học châm cứu tiên tiến trên thế giới. - Biện pháp an toàn: Cần tránh bị điện giật bằng cách sử dụng các chất cách điện để cách li dòng điện với cơ thể và tuân thủ các quy tắc an toàn điện. Câu 20: Hãy nêu biện pháp an toàn khi sử dụng điện ? Trả lời: Quá trình đóng ngắt mạch điện cao áp luôn kèm theo các tia lửa điện, sự tiếp xúc điện không tốt cũng có thể làm phát sinh các tia lửa điện. Tia lửa điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc gây ra các phản ứng hóa học (tạo ra các khí độc như CO2, NO, NO2 ). Vì vậy, cần đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị điện. Tia lửa điện truyền đến các vật liệu xốp, dễ cháy có thể gây ra hỏa hoạn. - Biện pháp an toàn khi sử dụng điện. 4
  5. + Đề ra các biện pháp an toàn điện tại những nơi cần thiết. + Cần tránh bị điện giật bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với dòng điện có điện áp cao. + Mỗi người cần tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện và có những kiến thức cơ bản nhất về sơ cứu người bị điện giật. Câu 21: Vẽ sơ đồ mạch điện bằng kí hiệu gồm: nguồn điện 2 pin, khóa k đóng, 1 bóng đèn, 1 vôn kế, các dây dẫn nối với nhau. Từ đó hãy dùng mũi tên để xác định chiều dòng điện. Trả lời V Câu 22: Vẽ sơ đồ mạch điện bằng kí hiệu gồm: nguồn điện 2 pin, khóa k đóng, 1 bóng đèn, 1 Ampe kế, các dây dẫn nối với nhau. Từ đó hãy dùng mũi tên để xác định chiều dòng điện. K Trả lời: A Câu 23: a. Vẽ sơ đồ mạch điện bằng kí hiệu gồm: nguồn điện 2 pin, khóa k đóng, hai bóng đèn mắc nối tiếp, các dây dẫn nối với nhau. b.Hãy nêu nhận xét về cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? Trả lời: a. Vẽ sơ đồ mạch điện bằng kí hiệu. K b. Mạch có 2 đèn Đ1 ,Đ2 mắc nối tiếp ta có: I = I1 = I2 1 2 3 U13 = U12 + U23 Câu 24: a.Vẽ sơ đồ mạch điện bằng kí hiệu gồm: nguồn điện 2 pin, khóa k đóng, hai bóng đèn mắc song song, các dây dẫn nối với nhau. b. Hãy nêu nhận xét về cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? 5
  6. Trả lời: K a. Vẽ sơ đồ mạch điện b. Mạch có 2 đèn Đ ,Đ mắc song song 2 1 2 1 ta có: I = I1 + I2 U = U = U 3 4 12 34 6