Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận

doc 6 trang Hương Liên 24/07/2023 2010
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_2015_2016.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận

  1. ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : VẬT LÍ 9 PHẦN I. LÍ THUYẾT Câu 1: Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi nào? Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều? Trả lời: +Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng. +Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. Câu 2: Tại sao phải truyền tải điện năng đi xa ? Hậu quả, biện pháp khắc phục và hạn chế sự hao phí trên đường dây tải điện. Trả lời: +Muốn đưa dòng điện từ nguồn đến nơi tiêu thụ phải dùng dây dẫn để truyền tải điện. +Như ta đã biết trên đường dây tải luôn gây ra tác dụng nhiệt làm nóng dây, do đó một phần năng lượng truyền tải điện bị hao phí vô ích. Đường dây càng xa sự hao phí càng nhiều nên người ta phải tìm cách hạn chế sự hao phí đó bằng cách: giảm R hoặc tăng U. Câu 3: Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế? Trả lời: +Cấu tạo: Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau. Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây. +Hoạt động: Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều. Câu 4 : Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Sự khúc xạ ánh sáng xảy ra như thế nào khi chiếu tia tới từ thủy tinh ra không khí ? Trả lời: +Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. + Khi tia sáng truyền từ thủy tinh ra không khí ta thấy tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến so với tia tới nghĩa là góc khúc xạ lớn hơn góc tới (trong trường hợp có tia khúc xạ). Câu 5: Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ. Trả lời: Có 4 cách cơ bản + Sờ vào thấu kính nếu phần rìa mỏng hơn phần giữa là thấu kính hội tụ + Hướng thấu kính về phía Mặt Trời và đặt một tờ giấy ở bên kia thấu kính. Di chuyển tờ giấy đến vị trí thích hợp có thể làm cháy giấy. Đó là thâu kính hội tụ. Trang 1
  2. + Đặt thấu kính vào sát mặt trang sách từ từ dịch chuyển thấu kính ra xa trang sách nếu thấy hình ảnh dòng chữ qua thấu kính cùng chiều và to hơn khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính hội tụ. + Đặt mắt quan sát chùm tia ló nếu nhìn thấy ảnh thật ngược chiều với vật hoặc ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật thì đó là thấu kính hội tụ. Câu 6 : Cho biết ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau. Từ đó hãy nêu một cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính phân kỳ. Trả lời: - Giống nhau : Ảnh ảo cùng chiều với vật - Khác nhau : + Đối với thấu kính hội tụ thì ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật + Đối với thấu kính phân kì thì ảnh nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật. - Cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là phân kì : Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách. Nếu thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, nhỏ hơn so với nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính phân kì. Câu 7: Thấu kính của máy ảnh thuộc loại nào ? Tác dụng của nó. Trả lời: - Thấu kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ. - Thấu kính hội tụ của máy ảnh có tác dụng thu ảnh thật của một vật lên phim ảnh. Ảnh thu được trên phim ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 8 : Nêu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục tật cận thị. Trả lời: - Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực viễn của mắt cận gần mắt hơn bình thường. - Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận, một thấu kính phân kỳ có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. Câu 9 : a) Mắt người già thường hay mắc tật gì ? Vì sao ? Để khắc phục tật đó người già phải đeo thấu kính loại nào? Mục đích của việc đeo kính là gì? b) Nêu biện pháp bảo vệ mắt Trả lời a) - Mắt người già thường hay mắc tật viễn thị. - Vì Mắt người già cơ vòng đở thuỷ tinh thể đã yếu, khả năng điều tiết kém nên không nhìn được những vật ở gần. Ảnh luôn hiện phía sau màng lưới. - Để khắc phục tật đó người già phải đeo kính hội tụ để ảnh của nó hiện rõ nét trên màng lưới. b)- Biện pháp bảo vệ mắt: Người đó cần thử kính để biết được số của kính cần đeo. Thường đeo kính để đọc sách cách mắt 25 cm như người bình thường. .Câu 10 : Tại sao nói kính lúp là thấu kính hội tụ ? Kính lúp dùng để làm gì ? Trả lời: Trang 2
  3. - Vì chỉ có kính hội tụ cho ảnh rõ nét và lớn hơn vật. - Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ như đọc chữ nhỏ, kiểm tra mặt hàng nhỏ như dệt may, sữa chữa đồng hồ, chi tiết nhỏ trên đồ điện tử Câu 11 : a) Khi chiếu chùm sáng trắng hẹp qua lăng kính ta sẽ thu được ánh sáng nào ? b) Sống lâu trong môi trường ánh sáng nhân tạo (ánh sáng màu) khiến thị lực bị suy giảm. Em hãy nêu biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Trả lời a) - Khi chiếu chùm sáng trắng hẹp qua lăng kính ta sẽ thu được chùm sáng màu khác nhau được sắp xếp nằm sát cạnh nhau: Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. b)+ Cần quy định tiêu chuẩn về sử dụng đèn màu trang trí, đèn quảng cáo. + Nghiêm cấm việc sử dụng đèn pha ô tô, xe máy là đèn phát ra ánh sáng màu. + Hạn chế việc sử dụng điện để thấp sáng đèn quảng cáo để tiết kiệm điện. Câu 12 :a) Điều gì chứng tỏ ánh sáng có năng lượng? Trả lời - Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện. Điều đó chứng tỏ ánh sáng có năng lượng. b)Nêu biện pháp Giáo dục bảo vệ môi trường. + Tăng cường sử dụng năng lượng Mặt Trời để sản xuất điện. + Khi đi dưới trời nắng gắt cần thiết che chắn cơ thể khỏi ánh nắng Mặt Trời, khi tắm nắng cần thiết sử dụng kem chống nắng. Cần đấu tranh chống lại các tác nhân gây hại tầng Ozon như: thử tên lửa, phóng tàu vũ trụ, máy bay phản lực siêu thanh, và các chất khí thải. + Tăng cường sử dụng Pin Mặt Trời tại các vùng sa mạc, những nơi chưa có điều kiện sử dụng điện lưới quốc gia. PHẦN II. BÀI TẬP Câu 1 : Một người chế tạo máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 495 vòng dây. Người đó phải quấn ở cuộn thứ cấp bao nhiêu vòng dây ? Biết rằng khi đặt ở hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế 220V thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 8V. Máy này thuộc loại tăng thế hay hạ thế? *Đáp án: U1 n1 U2 n1 8.495 Áp dụng cộng thức: = => n2 = = =18 vòng U2 n2 U1 220 Đây là máy hạ thế Câu 2 : Máy biến thế dùng để biến đổi hiệu điện thế xoay chiều 110V lên 220V. Biết cuộn dây thứ cấp có 10.000 vòng a/ Tìm số vòng của cuộn dây sơ cấp. b/ Dùng máy biến thế trên để biến đổi hiệu điện thế của ắc quy từ 12V lên 60V được không? Vì sao? *Đáp án: U1 n1 U1•n2 a/ + = n1 = ; U2 n2 U2 + Thay số, tính được : n2 = 5000 vòng Trang 3
  4. b/ + Không được ; + Vì ắc quy là dòng điện một chiều Câu 3 : Một máy tăng thế có cuộn sơ cấp 500 vòng , cuộn thứ cấp 50000 vòng , hiệu điện thế cuộn sơ cấp 220 V . Tính hiệu điện thế cuộn thứ cấp . *Đáp án : Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp ; U1 / U2 = n1 /n2 U2 = 220. 50000 /500 = 22000 V Câu 4 : Người ta chụp ảnh một chậu cây cao 1m, đặt cách máy ảnh 2m. phim cách vật kính của máy 6cm. Tính chiều cao của ảnh trên phim. P B *Đáp án: F A’ A'B' OA' OA' 6 A'B' AB 100 3(cm) A O B’ AB OA OA 200 Vậy chiều cao của ảnh trên phim là 3 cm Q Câu 5 : Một người cao 1,7m được chụp ảnh đứng trước thấu kính của máy là 3m. Phim cách vật kính 6cm. Tính độ cao của ảnh trên phim. P B Đáp án : F A’ Ta có A O B’ A'B' OA' OA' 6 A'B' AB. 170. 3,4 (cm) AB OA OA 300 Q Câu 6 : Một người được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3 m. Phim cách vật kính 6 cm. Ảnh người ấy trên phim cao 3,6cm. Hỏi người ấy cao bao nhiêu ? P *Đáp án: B Ta có A’B’O ∽ ABO nên: F A’ A'B' OA' OA 300 A O B’ AB A'B'. 3,6. 180 (cm) AB OA OA' 6 Q Câu 7. Một máy tăng thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp có 50 000 vòng đặt ở hai đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 1 000 000 W, hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 2 000V. a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp b) Điện trở của đường dây là 200Ω. Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây. *Đáp án a) Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là : Tóm tắt U1 n1 U1 n 2 2 000 50 000 U 2 200 000 (V) n1 = 500 vòng U 2 n 2 n1 500 n2 = 50.000 vòng b) Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là: P = 1 000 000 W Trang 4
  5. 2 2 U1 = 2 000 V R P 2 P 1000 000 Php 2 R 200 5 000 (W) a) U2 = ? V U U 200 000 b) R = 200  , Php = ? W Câu 8. Vật AB có độ cao h= 2cm được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Điểm A nằm trên trục chính. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 30cm. a) Hãy dựng ảnh A’B’ của AB. b) Tính độ cao của ảnh c) Ảnh A’B’ cách thấu kính một khoảng d’ là bao nhiêu. *Đáp án b) + Xét ∆FOI ∽ ∆FAB có: OI OF A'B' OF a) Dựng ảnh AB AF AB AF A'B' OF AB.OF B A'B' AB OA OF OA OF 2.10 20 F’ A’ ( ) A'B' 1(cm) A F o 30 10 20 I B’ c) Xét ∆OA’B’ ∽ ∆OAB có: OA' A'B' A'B' 1 OA' OA. 30. 15(cm) OA AB AB 2 Vậy ảnh A’B’ là ảnh thật cao 1cm và cách thấu kính 15cm. Câu 9. Vật AB có độ cao h= 2cm được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm. Điểm A nằm trên trục chính, vật AB cách thấu kính một khoảng d = 10cm. a) Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và cho biết đó là ảnh thật hay ảnh ảo. b) Tính độ cao h’ của A’B’. Ảnh A’B’ cách thấu kính một khoảng d’ là bao nhiêu. Đáp án Tó m tắt AB = h = 2cm B’ OA = d = 10cm I OF=OF’= f = 12cm B ∆ F’ o A’B’ = h’=? cm A’ F A OA’ = d’ = ? cm a) Dựng ảnh - Ảnh là ảnh ảo cùng chiều v à lớn hơn v ật. Từ (1) và (2) ta được: 10 12 b) ΔOAB ∽ Δ OA’B’ có: = OA’ = 60 OA' OA'+12 AB OA 2 10 = = (1) A'B' OA' A'B' OA' Thay OA’ = 60 vào (1) ΔOIF’ ∽ Δ A’B’F’ Ta tính được A’B’ =h’ = 12 cm OI OF' = Mà OI=AB=2 A'B' F'A' Vậy ảnh A’B’ là ảnh ảo cao 12 cm 2 12 12 v à cách thấu kính 60 cm. = = (2) A'B' OA'+OF' OA'+12 Trang 5
  6. Câu 10:Vật AB có độ cao h = 6mm được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự 12cm. Điểm A nằm trên trục chính, vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh. Đáp án Tóm tắt B AB = h = 6mm= 0,6cm B’ I OA = d = 8cm A A’ O F’ OF=OF’= f = 12cm F A’B’ = h’=? cm OA’ = d’ = ? cm -Từ (1) và (2) suy ra: Dựng ảnh OF OA' OA' + Xét ∆FA’B’ ∽ ∆FOI có: OF OA ' FA' A'B 'OF-OA' A'B' (1) 12-OA' OA' 8(12 OA') 12OA' OF OI OF AB 12 8 96-8OA’ = 12OA’ + Xét ∆OA’B’ ∽ ∆OAB có: 20OA’ = 96 OA’ = 4,8cm thay vào (2) OA' A'B' (2) OA AB A'B' 4,8.0,6 0,36 (cm) 8 ===HẾT=== Trang 6