Đề cương ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 - Đề tham khảo số 1

pdf 8 trang Minh Phúc 16/04/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 - Đề tham khảo số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_trang_nguyen_tieng_viet_lop_4_de_tham_khao_s.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 - Đề tham khảo số 1

  1. Câu hỏi 1 Từ nào dưới đây là tính từ? A.tuyên truyền B.chính trực C.giải thích D.vận động Câu hỏi 2 Dấu hai chấm trong câu dưới đây dùng với mục đích gì? Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. A.Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật B.Báo hiệu bộ phận liệt kê C.Giải thích cho bộ phận đứng trước D.Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt Câu hỏi 3 Nhóm từ nào sau đây chỉ gồm danh từ? A.luận bàn, bàn bạc B.bàn cãi, bàn tay C.bàn luận, la bàn D.bàn chải, bàn chân Câu hỏi 4 Khổ thơ sau có bao nhiêu từ viết sai chính tả? Trong giấc mơ buổi sáng Em gặp ông mặt trời Mang túi đầy hoa nắng Giải hoa vàng khắp nơi. (Nguyễn Lãm Thắng) A.3 từ B.1 từ C.4 từ
  2. D.2 từ Câu hỏi 5 Đáp án nào dưới đây gồm các từ viết đúng chính tả? A.sát xao, thắp sáng B.nhỏ xíu, sắp xếp C.xúng xính, xục xôi D.so sánh, xanh sao Câu hỏi 6 Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm danh từ? A.quan sát, tìm hiểu B.nhân viên, văn phòng C.thống kê, tra cứu D.gom góp, chia sẻ Câu hỏi 7 Từ nào dưới đây chứa tiếng "tài" có nghĩa là "tiền của"? A.tài ba B.tài hoa C.tài nguyên D.tài năng Câu hỏi 8 Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn? A.Trăm nghe không bằng một thấy. B.Đứng núi này trông núi nọ. C.Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. D.Học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu hỏi 9 Tiếng "mong" có thể ghép với tiếng nào dưới đây để tạo thành tính từ? A.ngóng B.muốn C.manh
  3. D.chờ Câu hỏi 10 Đoạn văn dưới đây miêu tả vẻ đẹp của loài hoa nào? Hoa nở về mùa hạ, sắc hoa không sặc sỡ, chỉ một màu thanh bạch mà đủ làm tôn cái vẻ đẹp của hoa lên khác thường. Lúc hoa còn búp thì hình tròn mà nhọn, trông như ngòi bút lông viết đại tự của nhà nho ta. Kịp đến lúc nở thì hoa mới đẹp làm sao! Cánh hoa trăng trắng nằm trên tấm lá xanh xanh, trên một cái cọng mảnh mai trong làn nước biêng biếc, ánh phản chiếu tận đáy hồ, he hé nở vừa thấy một cái nhuỵ vàng lấm tấm. (Sưu tầm) A.hoa nhài B.hoa bưởi C.hoa sen D.hoa cau Câu hỏi 11 Từ "hoà" trong câu nào dưới đây là tính từ? A.Kết thúc hiệp một, hai đội hoà nhau. B.Cả lớp tôi hoà chung bài ca chúc mừng sinh nhật. C.Tôi hoà tan đường vào nước chanh. D.Tôi nhanh chóng hoà vào dòng người đông đúc. Câu hỏi 12 Tiếng “hữu” trong từ nào dưới đây khác nghĩa với tiếng "hữu" trong các từ còn lại? A.hữu ích B.bằng hữu C.chiến hữu D.giao hữu Câu hỏi 13 Đáp án nào dưới đây là thành ngữ? A.Quang minh chính đại B.Quang minh chính trực C.Quang vinh chính đại D.Quang minh chính kiến
  4. Câu hỏi 14 Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Bắt đầu từ năm 2023, cơ quan chú Nam sẽ [ ] máy tính cho trường em. A.tài nghệ B.tài trợ C.tài sản D.tài chính Câu hỏi 15 Những từ nào sau đây thường dùng để miêu tả khuôn mặt? A.nhân hậu, thanh bình B.hùng hậu, thanh âm C.nhân tài, thanh danh D.thanh tú, phúc hậu Câu hỏi 16 Khổ thơ sau đây có các tính từ nào? Dưới bóng đa, con trâu Thong thả nhai hương lúa Đủng đỉnh đàn bò về Lông hồng như đốm lửa. (Trần Đăng Khoa) A.thong thả, đủng đỉnh, hồng B.thong thả, nhai, về C.thong thả, đàn bò, lông D.thong thả, đốm lửa, như Câu hỏi 17 Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh? A.Lá lúa là lưỡi kiếm cong Vây quanh bảo vệ một bông lúa vàng. B. ui c ng đất, múa c ng trời Cây già v n tặng cho đời trái thơm.
  5. C.Cây cho quả đẹp trái ngon Lại cho bóng mát toả ôm bóng người. D.Quả thị thơm ngát chào mời Quả na mở mắt mỉm cười ngó nghiêng. Câu hỏi 18 Từ "tự nhiên" trong câu nào dưới đây là danh từ? A.Đến bữa cơm, bác Hoà nói với Lan: "Cháu cứ ăn uống tự nhiên nhé, không phải ngại đâu.”. B.Cách nói chuyện của Hùng rất tự nhiên khiến ai cũng có cảm tình. C.Các loại sinh vật trong tự nhiên có hình dáng, tập tính sống rất phong phú, đa dạng. D.Khi đứng trước đám đông, Hoa cảm thấy lo lắng, cử chỉ lúng túng, mất tự nhiên. Câu hỏi 19 Tìm từ trái nghĩa với từ "yếu" trong trường hợp dưới đây: Đến ngày hôm nay, cơn bão yếu dần, mực nước sông giảm xuống. A.vững B.khoẻ C.giỏi D.mạnh Câu hỏi 20 Từ "bàn" trong câu nào dưới đây là động từ? A.Con mèo cuộn tròn ngủ ngon lành trên bàn gỗ. B.Cả nhóm em đang bàn về chuyến đi dã ngoại cuối tuần. C.Hôm qua, đội của Nam đã để thua hai bàn. D.Mẹ đã bày hết đồ ăn ngon lên bàn. Câu hỏi 21 Em hãy sắp xếp các câu văn dưới đây thành một câu chuyện: 1. Giây phút đó, tim tôi se lại vì nhìn thấy được tấm lòng cao đẹp của một cậu bé nghèo. 2. Cậu bé lại gần tôi và nói: “Thưa ông, đây là tiền thừa mà anh trai sai cháu phải đem đến trả ông ngay, anh ấy không thể mang trả ông được vì vừa bị xe tông, đang phải nằm ở nhà.”
  6. 3. Cậu bé nhìn tôi với ánh mặt cương trực, nói rằng nó sẽ chạy đến hiệu buôn đổi và tôi đã đồng ý. 4. Một hôm, tôi gặp một cậu bé chừng mười tuổi ăn mặc tồi tàn, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp nhưng khi rút ví ra thì tôi không có tiền lẻ. 5. Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy có cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, cũng gầy gò, xanh xao. A.(3) - (5) - (2) - (1) - (4) B.(2) - (1) - (5) - (3) - (4) C.(4) - (3) - (5) - (2) - (1) D.(1) - (4) - (2) - (5) - (3) Câu hỏi 22 Giải câu đố sau: Tỉnh nào miền Bắc nước ta Có thác Bản Giốc bao la núi rừng Đến thăm Pác Bó l y lừng Suối Lê Nin đó hào h ng sử xanh? A.Thái Nguyên B.Hà Giang C.Cao Bằng D.Sơn La Câu hỏi 23 Nhận xét nào dưới đây đúng về đoạn văn sau? (1)Trưa m a hè, nắng vàng như mật ong trải nhẹ trên khắp các cánh đồng cỏ. (2) Những con sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. (3) Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. (4)Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa.(5) Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên nền trời xanh thẳm. (Theo Phượng ũ) A.Đoạn văn có 2 câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh. B.Câu (2) và (3) là câu nêu hoạt động. C.Câu (1), (2) và (5) là câu nêu đặc điểm. D.Câu (1) là câu giới thiệu, câu (5) là câu nêu đặc điểm. Câu hỏi 24
  7. Điền "l" hoặc "n" thích hợp vào chỗ trống: o lắng nô ức Câu hỏi 25 Điền "r/d" hoặc "gi" vào chỗ trống: ành rọt ành tặng tranh ành Câu hỏi 26 Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: (ái, tài, đạo) Ngay từ bây giờ, tôi sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để sau này trở thành những nhân , góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp. Câu hỏi 27 Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thắng không , bại không nản. Câu hỏi 28 Điền số thích hợp vào chỗ trống: 1. Lá lành đ m lá rách 2. Cầu được ước thấy 3. Đứng núi này trông núi nọ Thành ngữ, tục ngữ ở vị trí số đúng với nghĩa "đ m bọc, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn". Câu hỏi 29 Điền tiếng bắt đầu bằng "tr" hoặc "ch" là tên một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, viên tròn, có nhân đường, bỏ vào nước sôi, chín thì nổi lên, thường có trong dịp Tết Hàn Thực. Đáp án: bánh Câu hỏi 30
  8. Giải câu đố sau: Để nguyên loại quả thơm ngon, Hỏi vào co lại chỉ còn bé thôi, Nặng vào mới thật lạ đời, Bỗng nhiên thành vết xoong nồi lọ lem. Từ thêm hỏi là từ gì? Đáp án: