Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 11 - Đề số 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 11 - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_11_de_so_1_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 11 - Đề số 1 (Có đáp án)
- SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT NĂM HỌC: 2021-2022 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Lịch sử– KHỐI 11-ONLINE Thời gian làm bài: 30 phút (ĐỀ CHÍNH THỨC) ĐỀ 01 Câu 1. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm ở cuối thế kỉ XIX được thể hiện ở việc A. vay vốn từ các nước Anh-Pháp để phát triển đất nước. B. cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền. C. kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh, Pháp. D. lợi dụng vị trí nước “đệm” và phát huy thế mạnh kinh tế để phát triển đất nước. Câu 2. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là A. phe Liên minh và phe Hiệp ước. B. phe Liên minh và phe Trục. C. phe Hiệp ước và phe Đồng minh. D. phe Đồng minh và phe Trục. Câu 3. Nơi hội tụ nhiều nhà văn hóa lớn của thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là A. Pari (Pháp). B. Luân Đôn (Anh). C. Xanh Pêtécbua (Nga). D. Mađơrít (Tây Ban Nha). Câu 4. Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiếp lập nên sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. B. nhà nước dân chủ nhân dân. C. nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân. D. chính phủ lâm thời. Câu 5. Thành tựu lớn nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1921 – đến năm 1941 là A. hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp. B. đã xóa nạn mù chữ cho trên 60 triệu người dân. C. đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng tăng lên. D. từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp. Câu 6. Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, chính quyền Xô viết đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
- A. một số nước châu Phi. B. một số nước ở châu Đại Dương. C. một số nước ở khu vực Mĩ Latinh. D. một số nước láng giềng châu Á và châu Âu. Câu 7. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào? A. Tài chính ngân hàng. B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 8. Đạo luật quan trọng nhất trong Chính sách mới (năm 1932) ở nước Mĩ là A. đạo luật về ngân hàng. B. đạo luật phục hưng công nghiệp. C. đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. đạo luật phục hưng nước Mĩ. Câu 9. Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như A. một trại tập trung khổng lồ. B. một trại lính khổng lồ. C. một tên sen đầm quốc tế. D. một đế quốc bất khả chiến bại. Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng nét nổi bật về kinh tế của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Bị hội nhập cưỡng bức vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. B. Là thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản. C. Là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản. D. Công nghiệp có bước phát triển khởi sắc, nhất là công nghiệp nặng. Câu 11. Đảng Quốc đại ở Ấn Độ đề ra chủ trương đấu tranh bằng phương pháp nào trong 20 năm đầu (1885 – 1905)? A. Ôn hòa. B. Bạo lực. C. Kết hợp ôn hòa và bạo lực. D. Kết hợp cải cách với bạo lực. Câu 12. Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nhà nước Xô viết ra đời, thông qua Sắc lệnh Hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến A. ủng hộ phe Hiệp ước. B. ủng hộ phe Liên minh. C. chấm dứt chiến tranh. D. ủng hộ nước Nga.
- Câu 13. Người có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng của thế giới là A. Béttôven (1770-1827). B. Traicốpki (1840-1893). C. Môda (1756 -1791). D. Bach (1685-1750). Câu 14. Tác phẩm Đừng động vào tôi của nhà thơ Hô-xê Ridan đã phản ánh A. cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Xingapo. B. cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Malaixia. C. cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Philíppin. D. cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Inđônêxia. Câu 15. Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga? A. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động. C. Gỉải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga. D. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu. Câu 16. Trong nông nghiệp, Chính sách kinh tế mới đề ra chủ trương gì? A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. B. Nông dân phải bán một phần số lương thực dư thừa cho Nhà nước. C. Thay thế thuế lương thực từ nộp bằng hiện vật sang nộp bằng tiền. D. Khuyến khích nông dân tham gia vào các hợp tác xã nông nghiệp. Câu 17. Chính sách mới đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ A. xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản. B. tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế. C. tình trạng phân biệt đối xử với người da đen và da màu. D. khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới Câu 18. Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. B. Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929 – 1933. C. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới. D. Sự ra đời của chính đảng vô sản ở các nước Đông Nam Á. Câu 19. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (từ năm 1868)? A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến. C. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- D. Thiết lập thể chế chính trị dân chủ cộng hòa. Câu 20. Cục diện chính trị thế giới có bước chuyển biến lớn do tác động của sự kiện nào sau đây trong những năm 1914-1918? A. Nhà nước Xô viết được thành lập. B. Chiến tranh lạnh chấm dứt. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Câu 21. Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là A. tấn công vào giai cấp địa chủ phong kiến, giành quyền lợi cho giai cấp tư sản. B. lật đổ giai cấp địa chủ phong kiến, giành quyền lợi cho giai cấp nông dân và nhân dân lao động. C. đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản và nông dân. D. giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Câu 22. Nội dung nào không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1921- 1941? A. Thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn. B. Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế. C. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế của các nước đế quốc. D. Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc. Câu 23. Điểm khác nhau về biện pháp thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) của Mĩ so với Đức và Nhật Bản là gì? A. Đàn áp mạnh các phong trào đấu tranh. B. Thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực. C. Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. Tổ chức nền kinh tế tập trung, mệnh lệnh. Câu 24. Đánh giá nội dung chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết? A. Phù hợp, sáng tạo, đáp ứng được nguyện vọng nhân dân. B. Không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu tình hình mới. C. Thích hợp trong thời kì đất nước gặp chiến tranh. D. Phù hợp trong mọi hoàn cảnh của đất nước. Câu 25. Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia (1918 – 1929)?
- A. Phong trào đấu tranh bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. B. Phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. C. Phong trào đấu tranh do chính sách khai thác, bóc lột nặng nề của Pháp. D. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra mạnh mẽ. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)