Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 11 - Đề số 2 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 11 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_11_de_so_2_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 11 - Đề số 2 (Có đáp án)
- SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT NĂM HỌC: 2021-2022 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Lịch sử– KHỐI 11-ONLINE Thời gian làm bài: 30 phút (ĐỀ CHÍNH THỨC) ĐỀ 02 Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia A. phong kiến quân phiệt. B. công nghiệp phát triển. C. phong kiến trì trệ, bảo thủ. D. tư bản chủ nghĩa. Câu 2. Nguyên cớ nào dẫn tới bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát. B. Vua Vin-hen II của Đức bị người Pháp tấn công. C. Nga tấn công vào Đông Phổ. D. Phe Hiệp ước thành lập. Câu 3. Bét-tô-ven có đóng góp cho văn hóa thời cận đại trong lĩnh vực A. hội hoạ. B. kiến trúc. C. điêu khắc. D. âm nhạc. Câu 4. Kết quả lớn nhất mà Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga giành được là A. quân cách mạng đã chiếm được các công sở. B. chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ. C. bắt giam các bộ trưởng và tướng tá Nga hoàng. D. nhân dân tiếp tục đấu tranh, thành lập chính quyền cách mạng. Câu 5. Lực lượng tham gia Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. tư sản, công nhân, nông dân, binh lính. B. tư sản và nông dân. C. nông dân và công nhân. D. công nhân, nông dân và binh lính. Câu 6. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
- A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. B. biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. C. bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. D. tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. Câu 7. Tổ chức quốc tế nào ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A.Tổ chức Liên hợp quốc. B. Hội Quốc liên. C. Hội liên hiệp quốc tế mới. D. Hội liên hiệp tư bản. Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động đến nền kinh tế Đức như thế nào? A. Không tác động, ảnh hưởng gì đến nước Đức. B. Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước Đức. C. Làm cho phong trào công nhân phát triển nhanh chóng. D. Tạo điều kiện cho nền công nghiệp nước Đức phát triển nhanh chóng. Câu 9. Để thiết lập nền chuyên chính độc tài, chính phủ Hít-le đã làm gì? A. Ám sát tổng thống Hin-đen-bua để lên cầm quyền. B. Rút ra khỏi Hội Quốc liên để tự do chuẩn bị cho chiến tranh. C. Không sản xuất công nghiệp nhẹ, chủ yếu phát triển công nghiệp nặng. D. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản. Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã A. tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa. B. đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở thuộc địa. C. hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại ở các thuộc địa. D. tăng cường chiến tranh tranh giành thuộc địa. Câu 11. Nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX là A. sự bóc lột của giai cấp tư sản. B. sự cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân. C. buôn bán nô lệ da đen. D. sự bất bình đẳng trong xã hội. Câu 12. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) do A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát. B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa. C. sự hiếu chiến của đế quốc Đức. D. chính sách trung lập của Mĩ.
- Câu 13. Nhật kí người điên và AQ chính truyện là các tác phẩm của nhà văn Trung Quốc nổi tiếng nào? A. Tào Đình. B. Cố Mạn. C. Mạc Ngôn. D. Lỗ Tấn. Câu 14. Nội dung chủ yếu của các tác phẩm do Ra-bin-đra-nát Ta-go sáng tác là A. thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc. B. thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. C. thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại. D. thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Câu 15. Yếu tố kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga đầu thế kỷ XX là A. chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của chính phủ. B. sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến. C. làn sóng phản đối của nhân dân lao động. D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân. Câu 16. Đầu thế kỷ XX, ở nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội, ngoại trừ A. mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản. B. mâu thuẫn giữa nông nô với chế độ phong kiến. C. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. D. mâu thuẫn giữa hơn 100 dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng. Câu 17. Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933? A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản. B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản. C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn. D. Đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào? A. Chỉ diễn ra ở ba nước Đông Dương. B. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. C. Chỉ diễn ra ở những nước Đông Nam Á hải đảo. D. Chỉ diễn ra ở những nước Đông Nam Á lục địa. Câu 19. Điểm khác biệt về hoàn cảnh Nhật Bản giữa thế kỉ XIX so với các quốc gia ở châu Á là A. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp. B. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. C. sự tồn tại nhiều thương điểm buôn bán của các nước phương Tây.
- D. kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện. Câu 20. Sự kiện nổi bật nhất của tình hình châu Âu đầu thế kỉ XX là A. nhiều đảng phái chính trị thành lập. B. đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau. C. chiến tranh bùng nổ ở nhiều khu vực trên thế giới. D. giai cấp công nhân giành được quyền lãnh đạo cách mạng. Câu 21. Sự giống nhau về nội dung của văn học phương Đông với văn học phương Tây thời cận đại là A. phản ánh cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. B. thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí căm thù giặc ngoại xâm. C. phản ánh khá toàn diện hiện thực xã hội trong các tác phẩm. D. thể hiện khát vọng hoà bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Câu 22. Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX "đã tiến tới sát một cuộc cách mạng"? A. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng. B. Chính phủ Nga hoàng bất lực không còn thống trị như cũ được nữa. C. Đời sống của công nhân, nông dân và hơn 100 dân tộc Nga cùng cực. D. Nga hoàng tiến hành cải cách kinh tế để giải quyết những khó khăn của đất nước. Câu 23. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập (Mĩ – Anh – Pháp và Đức – Italia – Nhật Bản) và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết trong những năm 30 của thế kỉ XX đã báo hiệu điều gì? A. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được. B. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần. C. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo. D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ. Câu 24. Chính sách kinh tế mới ở Nga để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn. B. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn. C. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng. D. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước.
- Câu 25. Đánh giá mối quan hệ của cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? A. Đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng. C. Riêng lẻ không có sự thống nhất. D. Có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)