Đề kiểm tra cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 2 (Có đáp án)

doc 6 trang Hải Hòa 07/03/2024 2330
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_de_so_2_co_d.doc
  • pdfTV ĐỀ 2.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ 2 LỚP 4 Đề số 02 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) -Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. -Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Anh bù nhìn Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng. Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ. 1
  2. Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới. Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt. (Băng Sơn) Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. 1. Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì? (M1-0,5 điểm) A. Những thanh tre và đất sét. B. Những thanh tre và mảnh áo, mảnh bao rách. C. Quần áo cũ và những miếng xốp. D. Đất sét và những mảnh áo, mảnh bao rách. 2. Anh bù nhìn có tác dụng gì? (M2-0,5 điểm) A. Giúp cây cối phát triển nhanh hơn. B. Bảo vệ ruộng đỗ, ruộng ngô trước lũ chim. C. Bảo vệ mùa màng trước sự khắc nghiệt của thời tiết. D. Bảo vệ mùa màng trước sự tấn công của sâu bọ. 3. Điều gì khiến cho anh bù nhìn có thể cử động như con người? (M1-0,5 điểm) A. Những tia nắng. B. Những cơn mưa. C. Những đám mây. D. Những làn gió. 4. Vì sao các anh bù nhìn rất dễ thương? (M2-0,5 điểm) A. Vì các anh luôn canh giữ cho mùa màng của người nông dân được bội thu. B. Vì các anh làm việc chăm chỉ, không bao giờ kể công, không bao giờ đòi ăn uống. 2
  3. C. Vì các anh làm việc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, không lấy tiền công. D. Vì các anh luôn thân thiện, vui vẻ với các bạn nhỏ, giúp các bạn làm đồ chơi. 5. Hình ảnh anh bù nhìn thể hiện điều gì? (M3-1,0 điểm) 6. Em thích phẩm chất nào của anh bù nhìn nhất? Vì sao? (M4-1,0 điểm) 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (M1-0,5 điểm) A. Anh bù nhìn bị gió xô ngã chẳng kêu khóc bao giờ. B. Anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương. C. Anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. D. Anh bù nhìn là người bạn thân thiết của người nông dân. 8. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai (Cái gì, Con gì)?” trong câu dưới đây: (M1-0,5 điểm) Bù nhìn là người giả làm bằng rơm thường được đặt giữa ruộng lúa để doạ và xua đuổi chim chóc, chuột bọ cắn phá mùa màng. 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp (M3-1 điểm): a) Anh bù nhìn rất (tốt bụng, hào phóng, rộng lượng) khi luôn giúp đỡ các bác nông dân mà không đòi hỏi điều gì. b) Anh bù nhìn (nâng niu, giữ gìn, bảo vệ) ruộng đỗ, ruộng ngô trước sự phá hoại của lũ chim. 10. Viết câu văn miêu tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và hình ảnh so sánh. (M4-1,0 điểm) 3
  4. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Số câu 2 2 1 1 6 hiểu văn Câu số 1,3 2-4 5 6 bản 2 Kiến Số câu 2 1 1 4 thức Câu số 7,8 9 10 tiếng Việt Tổng số câu 4 2 2 2 10 B. Bài kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút) Tầng ô-dôn hấp thụ 90% lượng tia tử ngoại của mặt trời, giúp cho bề mặt trái đất chỉ bị một lượng nhỏ tia tử ngoại chiếu tới và sinh vật có thể tự do sinh trưởng. Khi tầng ô-dôn bị phá hoại thì một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống trái đất khiến cho mùa màng bị thất thu, giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến nhiều loại bệnh, thậm chí dẫn đến bệnh ung thư da và bệnh bạch tạng (Theo Hỏi đáp về tài nguyên môi trường, Lê Văn Khoa chủ biên) II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút) Hãy viết một đoạn văn giới thiệu một cảnh đẹp trên quê hương em. 4
  5. ĐÁP ÁN – GỢI Ý A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) 1. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm 2. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm 3. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm 4. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm 5. Gợi ý: Hình ảnh anh bù nhìn thể hiện sự sáng tạo của những người nông dân trong lao động sản xuất. Để xua đuổi lũ chim phá hoại mùa màng, họ đã lấy tre ghép lại, khoác lên đó những chiếc áo để đánh lừa lũ chim. 6. Gợi ý: Em thích tính chăm chỉ làm việc, không bao giờ kể công của anh bù nhìn. Anh là một người bạn tốt của người nông dân, luôn giúp đỡ họ mà không đòi trả ơn. 7. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm 8. Trả lời đúng: 1,0 điểm; trả lời khác: 0 điểm Bù nhìn là người giả làm bằng rơm thường đặt giữa ruộng lúa để doạ và xua đuổi chim chóc, chuột bọ cắn phá mùa màng. 9. Chọn đúng 2 từ: 1 điểm; đúng 1 từ: 0,5 điểm; không đúng từ nào: 0 điểm. a) Tốt bụng b) Bảo vệ 10. - Viết thành câu theo yêu cầu (có sử dụng từ ngữ gợi tả và hình ảnh so sánh): 1,0 điểm - Viết thành câu nhưng việc dùng từ chưa chính xác, các từ ngữ gợi tả và hình ảnh so sánh chưa hay: 0,5 điểm - Viết câu trả lời chưa thành câu: 0 điểm Gợi ý: Cánh đồng lúa đang vào mẩy, từng bông trĩu xuống, căng đầy sức sống như người con gái đang độ xuân thì. B. Kiểm tra viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) II. Tập làm văn (8 điểm) Tham khảo: 5
  6. Đất nước quê hương ta rừng vàng biển bạc, đồng bằng, đồi núi đâu đâu cũng đẹp, cũng đáng yêu. Em luôn tự hào về điều đó, và tự hào hơn bao giờ hết về Hồ Gươm quê em. Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm vì nó gắn liền với sự tích Lê Lợi trả Rùa Vàng cây gươm thần sau khi đánh đuổi giặc xong. Hồ Gươm ngày nay nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ Gươm có hình bầu dục, sáng trong như một tấm kính phản chiếu mây trời thủ đô. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa nổi lên uy nghi. Xa xa là cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Gần lối vào cầu là Đài Nghiên – Tháp Bút nổi bật với dòng chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh). Xung quanh hồ là những hàng liễu rủ, hàng phượng vĩ rực đỏ, hàng lộc vừng thướt tha. Hồ Gươm không chỉ mang vẻ đẹp lịch sử mà còn mang vẻ đẹp của thiên nhiên, của nhịp sống con người. Quanh Hồ Gươm là những bồn hoa rực rỡ, những hàng ghế đá rợp mát. Biết bao cô bác đi tập thể dục, bao gia đình đi dạo chơi ngồi bên hồ hóng mát và ngắm cảnh. Tất cả đều muốn tận hưởng vẻ đẹp của hồ. Và hồ cũng luôn dang tay che chở cho con người. Dù trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước, Hồ Gươm vẫn nằm đó, đẹp và trở thành niềm tự hào của người dân thủ đô chúng em. 6