Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 2)

doc 2 trang Hương Liên 25/07/2023 1100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_pho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 2)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề kiểm tra học kỳ I, năm học 2019-2020 HUYỆN VĨNH THUẬN Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 2 (không kể thời gian giao đề) Phần I: Đọc - Hiểu văn bản (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau học sinh trả lời câu hỏi bên dưới “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”. (Ngữ Văn 9, tập I, NXBGD,Tr139,140) Câu 1:( 1 điểm) Em hãy chọn câu đúng nhất và ghi vào giất thi 1.1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? a. Ánh trăng b. Đồng Chí c. Đoàn thuyền đánh cá d. Bếp lửa 1.2. Tác giả đoạn trích trên là ai ? a. Nguyễn Duy b. Chính Hữu c. Phạm Tiến Duật d. Huy Cận 1.3.Từ “lại” trong câu thơ: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” giúp em hiểu được điều gì ? a. Cho thấy đó là một công việc thường xuyên, quen thuộc của người lao động. b. Sức mạnh góp gió căng buồm đẩy con thuyền ra khơi. c. Dân chài cất cao tiếng hát tạo sự khỏe khoắn. d. Niềm vui của người lao động chinh phục biển khơi. 1.4. Những phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? a. Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ. b. Nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ. c. Liên tưởng, so sánh, chơi chữ. d. Liên tưởng, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ. Câu 2: (1 điểm) Ghép cột A (nội dung) đúng với nội dung cột B (tên nội dung) Câu A A+ B Cột B 1. Nhắc lại lời nói, ý nghĩ đúng từng câu, a. Cách dẫn gián tiếp từng chữ, đặt trong dấu ngoặc kép. 2. Có 2 phương thức chuyển nghĩa: Ẩn dụ và Hoán dụ. b.Cách dẫn trực tiếp 3. Trong giao tiếp luôn khiêm tốn và tôn c. Trau dồi vốn từ trọng đối tượng giao tiếp. 4. Nhắc lại lời nói, ý nghĩ không cần từng d.Sự phát triển của từ câu, từng chữ, chỉ cần đúng ý. vựng e. Xưng khiêm hô tôn Câu 3 (1 điểm): Em hãy nêu lại nội dung của 4 câu thơ đầu trong đoạn thơ trên? Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm) Em hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. HẾT
  2. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: PHẦN CÂU NỘI DUNG BIỂU ĐIỂM Câu 1 Chọn đáp án đúng nhất( mỗi ý đúng 0,25 điểm) 1 điểm 1.1- c; 1.2- a; 1.3- d; 1.4- d ĐỌC Câu 2 Mỗi ý đúng 0,25 điểm 1 điểm HIỂU 1-b; 2- d; 3-e; 4-a Câu 3 Nội dung 1 điểm Cảnh mặt trời xuống biển lúc hoàng hôn thật rực rỡ và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn đẹp, với khí thế vui tươi TẠO LẬP TLV 1. Mở bài: (1 điểm) VĂN BẢN - Giới thiệu cuộc gặp gỡ diễn ra trong hoàn cảnh nào? 0,5 điểm - Thời gian địa điểm, ấn tượng về cuộc gặp gỡ đó. 0,5 điểm 2. Thân bài: (5 điểm) - Chuyện riêng về bản thân và gia đình. 0,5 điểm - Chuyện về cuộc sống hiện tại của người lính lái xe: khó khăn, vất vả, những niềm vui, tình cảm của những người 0,5 điểm lính lái xe. - Những suy nghĩ của họ đối với quê hương đất nước. 0,5 điểm - Những lời động viên dặn dò của người lính đối với em nói riêng và thế hệ trẻ nói chung. Những câu chuyện của em chia sẻ với anh lính lái xe: 0,5 điểm - Thái độ, tâm trạng của em về cuộc gặp gỡ này. 1 điểm - Nêu lên nỗ lực học tập của bản thân của em nói riêng và thế hệ trẻ nói chung hôm nay để xây dựng và bảo vệ tổ 1 điểm quốc. - Thể hiện lòng biết ơn của em và thế hệ trẻ hôm nay đối với cha anh đi trước. Quyết tâm phát huy truyền thống giữ 1 điểm gìn và dựng xây đất nước. 3. Kết bài: (1 điểm) - Thể hiện suy nghĩ của của em về cuộc gặp gỡ này. 0,5 điểm 0,5 điểm - Những chiêm nghiệm và cảm xúc của em