Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 10 - Đề số 2 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố (Có đáp án)

pdf 6 trang Minh Phúc 17/04/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 10 - Đề số 2 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_mon_lich_su_lop_10_de_so_2_trung_tam_gdnn_gdtx_t.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 10 - Đề số 2 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố (Có đáp án)

  1. TRUNG TÂM GDNN - GDTX THÀNH PHỐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI KIỂM TRA LỊCH SỬ (Đề số 2 thời gian làmbài 60 phút) (Lớp 10 A1 gửi vào zalo cô Hương) (Lớp 10A2, 10A3, 10A4, 10A5 học sinh làm bài gửi vào zalo cho cô Nguyễn Thị Hiền số điện thoại 0979 506 589 – học sinh làm bài viết tay không đánh máy) I. Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau: “Ông là một trong những lãnh tụ xuất sắc, tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới loại vừa ở nước Anh; một nhà tổ chức và chỉ huy giỏi, trở thành người lãnh đạo quân đội Quốc hội. Trong cuộc nội chiến với quân đội nhà vua, quân đội Quốc hội giành thắng lợi, Anh trở thành nước cộng hòa do ông đứng đầu”. A. Ôlivơ Crômoen B. Ôlivơ Risa C. Sáclơ Máchiến tranhin D. Vinhem Ôrangiơ Câu 2. Sau khi Anh trở thành nước công hòa, quyền hành trong nước thuộc về A. Công nhân và binh lính B. Quý tộc C. Quý tộc mới và tư sản Câu 3. Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII là A. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp B. Miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp C. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp D. Cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn Câu 4. Yếu tố nào là cơ bản tạo nên sự hình thành một dân tộc mới trên địa bàn 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. Sự phân công sản xuất: miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp B. Cư dân 13 thuộc địa đều là người Anh di cư sang C. Thị trường thống nhất dần dần hình thành, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ D. Cư dân thuộc địa đều có mâu thuẫn với chính quyền thực dân Anh Câu 5. Ý không phản ánh đúng chính sách của chính phủ Anh đối với 13 thuộc địa A. Cấm 13 thuộc địa sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp B. Cấm đưa hàng hóa từ Anh sang thuộc địa 1
  2. C. Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề D. Cấm không được khai khẩn những vùng đất ở miền Tây Câu 6. Máy móc được phát minh sử dụng đầu tiên trong sản xuất, mở đầu cho cách mạng công nghiệp là A. máy hơi nước. B. xe lửa. C. máy kéo sợi. D. máy dệt Câu 7. Ai là người sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt tên cho máy? A. Giêm Oat. B. Giêm Hgri-vơ. C. Ét mơn-các rai. D. Xliphen xơn. Câu 8. Đến giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là gì? A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”. B. “Nước công nghiệp hiện đại”. C. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp” D. “Công xưởng của thế giới”. Câu 9. Cải tiến kỷ thuật trong cách mạng công nghiệp ở Anh được tiến hành đầu tiên trong lĩnh vực nào? A. Dệt B. Giao thông vận tải. C. Thông tin liên lạc. D. Luyện kim Câu 10. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì? A. Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh B. Đưa đến sự ra đời một nhà nước mới ở Tây bán cầu C. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ Latinh Câu 11. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 có những điểm tiến bộ nào? A. Quyền của con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại. B. Xóa bỏ chế độ nô lệ, C. Xóa bỏ chế độ bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Câu 12. Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776 có những điểm hạn chế gì? A. Quyền của con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại. B. Không đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ cùng việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. C. Nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân được đề cao. Câu 13. Những yếu tố giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh? A. Sự chỉ huy tài tình của Oa-sinh-tơn 2
  3. B. Biết dựa vào địa thế hiểm trở ở Bắc Mĩ để phát huy lối đánh du kích C. Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc Mĩ được các tầng lớp nhân dân tiến bộ Pháp và nhân dân tiến bộ châu Âu nói chung ủng hộ. D. Tất cả các ý trên Câu 14. Tại sao thời kỳ chuyên chính Giacobanh được xem là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Chiến thắng ngoại xâm nội phản, bảo vệ được thành quả cách mạng. C. Ban bố hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, quyền dân chủ rộng rãi. D. Tất cả các ý trên Câu 15. Điểm khác nhau cơ bản về lực lượng lãnh đạo của cách mạng tư sản Pháp so với cách mạng tư sản Anh là gì? A. Cách mạng Pháp là cuộc CMTS triệt để, cách mạng Anh là cuộc CMTS không triệt để B. Cách mạng Pháp do giai cấp tư sản lãnh đạo, cách mạng Anh do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. C. Cách mạng Pháp nổ ra dưới hình thức nội chiến, giải phóng dân tộc, cách mạng Anh nổ ra dưới hình thức nội chiến. D. Cách mạng Pháp sau thắng lợi thiết lập nền cộng hòa, cách mạng Anh sau thắng lợi thiết lập nền quân chủ lập hiến. Câu 16. Vì sao nước Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới? A. Nước Anh nổ ra cuộc cách mạng tư sản sớm. B. Nước Anh có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất. C. Nước Anh thu được nhiều lợi nhuận trong các cuộc phát kiến địa, có thuộc địa rộng lớn. D. Tất cả các ý trên Câu 17. Nội dung nào không phải là tiền để của cuộc cách mạng công nghiệp? A. Nguồn nhân công dồi dào B. Thị trường rộng lớn C. Có chỗ dựa là tôn giáo D. Có nguồn vốn lớn Câu 18. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là gì? A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông. C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị. Câu 19. Nội dung nào không phải là hệ quả cuộc cách mạng công nghiệp A. Tăng năng suất lao động B. Nhiều trung tâm công nghiệp mới ra đời C. Hình thành 2 giai cấp tư sản công nghiệp - vô sản công nghiệp D. Giai cấp vô sản tăng cường bóc lột giai cấp tư sản. Câu 20. Tại sao giai cấp vô sản ngày càng đông đảo? A. Nông dân bị cướp ruộng đất. 3
  4. B. Giai cấp vô sản bị áp bức, bốc lột nên họ tập trung ngày càng đông. C. Quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp làm cho nông dân trở thành giai cấp vô sản. D. Quá trình phát triển công nghiệp cần phải có nhiều nhân công. Câu 21. Thế giới và Việt Nam hiện nay đang tiến hành cách mạng công nghiệp 4.0. Từ thực tiễn của cuộc cách mạng này, theo em, vấn đề nhức nhối nhất đối với tất cả các nước để có thể phát triển bền vững là gì? A.Bùng nổ dân sô. B.Ô nhiễm môi trường. C.Khủng bố. D.Chênh lệch giàu nghèo II. Tự luận (3 điểm) Em hãy nêu những thành tựu cách mạng công nghiệp ở Anh (từ cuối thế kỉ XVIII, đến giữa thế kỉ XIX). Cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những thay đổi gì về kinh tế và xã hội nước Anh 4
  5. TRUNG TÂM GDNN - GDTX THÀNH PHỐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA I.Trắc nghiệm (03 câu đúng đạt 01 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C C C B C B D A C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 A B D D B D C C D A B II. Tự luận (3 điểm) - Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra từ những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành tựu: + Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni. + Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. + Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền. + Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay. + Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng. + Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên. + Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun. - Thay đổi về kinh tế và xã hội nước Anh + Kinh tế: Năng xuất lao động tăng lên, đến giữa thế kỉ XIX Anh được mệnh danh là "Công xưởng của thế giới" + Xã hội: Luân Đôn trở thành trung tâm thương mại với 80 vạn dân là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên co đường công nghiệp hóa. Góp phần làm củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển nhanh chóng và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác. 5