Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 11 - Chương III - Năm học 2019-2020 - Trung tâm GDNN – GDTX Thành phố Thái Bình (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 11 - Chương III - Năm học 2019-2020 - Trung tâm GDNN – GDTX Thành phố Thái Bình (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_11_chuong_iii_nam_hoc_2019_2020_t.pdf
P_aN_VaT_Li_11_-_LaN_3_941b2ae152.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 11 - Chương III - Năm học 2019-2020 - Trung tâm GDNN – GDTX Thành phố Thái Bình (Kèm đáp án)
- TRUNG TÂM GDNN- GDTX ĐỀ KIỂM TRA – CHƯƠNG III VẬT LÍ 11 THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2020 Lưu ý: Các em ghi rõ họ và tên, lớp vào bài làm rồi nộp qua Zalo: * Lớp 11a2, 11a3, 11a5 gửi cho Cô : Bùi Thị Lanh - Sđt: 0346783909. * Lớp 11a1, 11a4 gửi cho thầy: Phạm Đức Long – Sđt: 0972181211 Họ và tên: ..Lớp: . I.TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ có biểu thức: A. R = ρ B. R = RO(1 + αt) C. Q = IRt D. ρ = ρo(1+αt) Câu 2: Người ta cần một điện trở 100Ω bằng một dây nicrom có đường kính 0,4mm. Điện trở suất nicrom ρ = 110.10 -8Ωm. Hỏi phải dùng một đoạn dây có chiều dài là bao nhiêu: A. 8,9m B. 10,05m C. 11,4m D. 12,6m Câu 3: Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở nhiệt độ 50 oC. Điện trở của sợi dây đó ở 100 oC là bao nhiêu biết α = 0,004K-1: A. 66Ω B. 76Ω C. 86Ω D. 96Ω Câu 4: Một sợi dây đồng có điện trở 37Ω ở 50 oC. Điện trở của dây đó ở toC là 43Ω. Biết α = 0,004K -1. Nhiệt độ t oC có giá trị: A. 25 oC B. 70 oC C. 90 oC D. 100 oC Câu 5: Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào: A. Tăng khi nhiệt độ giảm B. Tăng khi nhiệt độ tăng C. Không đổi theo nhiệt độ D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại Câu 6: Đương lượng điện hóa là đại lượng có biểu thức: A. m/q B. A/n C. F D. 1/F Câu 7: Cho dòng điện có cường độ 2 A chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối đồng có cực dương bằng đồng trong 1 giờ 4 phút 20 giây. Khối lượng đồng bám vào cực âm là A. 2,65 g. B. 6,25 g. C. 2,56 g. D. 5,62 g. Câu 8: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có điện trở 2,5 . Anôt của bình bằng bạc và hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của bình điện phân là 10 V. Biết bạc có A = 108 g/mol, có n = 1. Khối lượng bạc bám vào catôt của bình điện phân sau 16 phút 5 giây là
- A. 4,32 mg. B. 4,32 g. C. 2,16 mg. D. 2,14 g. Câu 9: Hiện tượng siêu dẫn là: A. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không B. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại tăng đột ngột đến giá trị khác không C. Khi nhiệt độ tăng tới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không D. Khi nhiệt độ tăng tới dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không Câu 10: Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của: A. các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường. B. các electron tự do ngược chiều điện trường. C. các ion, electron trong điện trường. D. các electron,lỗ trống theo chiều điện trường. Câu 11: Tính chất nào sau đây không phải của kim loại: A. điện trở suất lớn. B. mật độ electron lớn. C. độ dẫn suất lớn. D. dẫn điện tốt. Câu 12: một trong những tính chất nổi bật của hiện tượng siêu dẫn là A. Có thể duy trì dòng điện rất lâu. B. Có thể tạo ra dòng điện mà không cần nguồn. C. Công suất tiêu thụ điện của nó lớn. D. cường độ dòng điện luôn rất lớn Câu 13: Trong hiện tượng nhiệt điện có quá trình chuyển hóa A. điện năng thành nhiệt năng. B. nhiệt năng thành điện năng. C. cơ năng thành điện năng. D. hóa năng thành điện năng. Câu 14: Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi điện phân dung dịch: A. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại B. axit có anốt làm bằng kim loại đó C. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại đó D. muối, axit, bazơ có anốt làm bằng kim loại Câu 15: Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt mang điện tự do trong chất điện phân là do: A. sự tăng nhiệt độ của chất điện phân B. sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực C. sự phân ly của các phân tử chất tan trong dung môi D. sự trao đổi electron với các điện cực Câu 16: Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của: A. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường C. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường D. các ion và electron trong điện trường Câu 17: Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các: A. electron theo chiều điện trường B. ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường
- C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường Câu 18: Các hiện tượng: tia lửa điện, sét, hồ quang điện, hiện tượng nào là quá trình phóng điện tự lực: A. tia lửa điện B. sét C. hồ quang điện D. cả 3 đều đúng Câu 19: Chọn một đáp án sai: A. Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực B. Hồ quang điện xảy ra trong chất khí ở áp suất cao C. Hồ quang điện sảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa 2 điện cực có hiệu điện thế không lớn D. Hồ quang điện kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh Câu 20: Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và electron tự do là dòng điện trong môi trường: A. chất khí B. chân không C. kim loại D. chất điện phân II. TỰ LUẬN (3 điểm) Bài 1: một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. điện trở của bình là 10Ω, hiệu điện thế đặt vào hai cực là 50V. xác định lượng bạc bám vào cực âm sau 2h? Bài 2: Dây tóc của bóng đèn khi sáng bình thường ở 2485oC có điện trở gấp 12 lần so với điện trở của nó ở 20oC. Hệ số nhiệt điện trở của dây tóc bóng đèn là bao nhiêu?