Đề ôn tập giữa học kì II Toán+Tiếng Việt Khối 2

docx 8 trang Hải Hòa 11/03/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì II Toán+Tiếng Việt Khối 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_hoc_ki_ii_toantieng_viet_khoi_2.docx

Nội dung text: Đề ôn tập giữa học kì II Toán+Tiếng Việt Khối 2

  1. ĐỀ SỐ 1 Họ và tên: Lớp 2A ĐỀ BÀI I . TRẮC NGHIỆM : (6 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng: Câu 1: Kết quả của phép tính: 245 – 59 = ? A. 186 B. 168 C. 268 Câu 2. 100 x 0 = ? Kết quả của phép tính là: A. 100 B. 0 C. 10 Câu 3. Hình bên có bao nhiêu hình tứ giác và hình tứ giác (M1- 0.5) A. 5 B. 6 C. 7 Câu 4. Tổ Một xếp được 321 chiếc thuyền giấy, Tổ Hai xếp được ít hơn Tổ Một 21 chiếc thuyền giấy. Hỏi Tổ Hai xếp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy? A. 341chiếc B. 340 chiếc C. 300 chiếc Câu 5: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó: Câu 6: Kết quả của phép tính 5 x 4 + 120 = ? A. 140 B. 202 C. 104 Câu 7. a) Số lớn nhất có ba chữ số là: A. 999 B. 111 C. 100 b) Số bé nhất có ba chữ số là: A. 1000 B. 100 C. 200 Câu 8: Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 7 giờ và đến đến tỉnh B lúc 3 giờ chiều. Hỏi xe ô tô đó đi từ tỉnh A đến đến tỉnh B hết bao nhiêu thời gian. A. 6 giờ B. 7 giờ C. 8 giờ Câu 9: Có một số vở chia đều cho 4 bạn mỗi bạn 9 quyển. Số sở chia là: A. 16 quyển B. 13 quyển C. 36 quyển
  2. Câu 10: 429 đọc là: A. Bốn trăm hai mươi chín B. Bốn trăm hai chín C. Chín trăm hai mươi tư Câu 11: Đổ 35l dầu vào các can, mỗi can chứa 5l dầu. Hỏi cần bao nhiêu can như thế để đựng hết số dầu? A. 6 can B. 7 can C. 5 can Câu 12: Chín trăm bốn mươi lăm viết là: A. 900 B. 945 C. 954 II. TỰ LUẬN: ( 4 điểm) Bài 1: Đặt tính rồi tính a) 406 – 203 b) 961 – 650 c) 273 + 124 d) 503 + 456 Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm? a) m dm = 26 dm c) cm mm = 23mm b) 1cm = m d) 3dm 8mm = mm Bài 3: Tìm y a) y x 4 = 19 + 17 b) y : 2 = 15 : 3 Bài 4: Cho hình vẽ sau, biết AB = 27 cm, BC = 25 cm và độ dài đường gấp khúc ABCD là 90 cm. Tính độ dài đoạn thẳng CD. B 25cm .D 27 cm .cm? A C Bài giải
  3. ĐỀ SỐ 2 Họ và tên: Lớp 2A ĐỀ BÀI I . TRẮC NGHIỆM : (6 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng: Câu 1: 295 – 54 = ? A. 241 B. 186 C. 168 Câu 2: 1 m = cm? A. 10cm B. 100cm C. 1000cm Câu 3: 0 : 4 x 9 = ? A. 1 B. 2 C. 0 Câu 4: Chu vi hình vuông là : A. 16 cm B. 24cm C. 20cm Câu 5: 30 : 5 + 50 . 20 x 2 + 60. A. C. = Câu 6: Trong phép tính 3 x 6 = 18 có: A. 3 là thừa số, 6 là thừa số, 18 là tích. B. 3 là thừa số, 18 là thừa số, 6 là tích. C. 3 là số hạng, 6 là số hạng, 18 là tổng. Câu 7: Tích của 5 và 9 là: A. 9. B. 20 C. 45. Câu 8: Điền tiếp vào dãy số còn thiếu cho phù hợp: 24, 28, ., , A. 25, 26, 27. B. 27, 28, 29. C. 32, 34, 36. Câu 9: Hình nào có 1/5 số ô được tô màu. Câu 10: Có 35 cái kẹo xếp đều vào 5 cái đĩa. Hỏi mỗi cái đĩa có bao nhiêu cái kẹo? A. 7 cái kẹo B. 5 cái kẹo C. 6 cái kẹo Câu 11: 7 giờ tối còn gọi là:
  4. A. 17 giờ B. 21 giờ C. 19 giờ Câu 12: Số bé nhất có 3 chữ số khác nhau là: A. 100 B. 101 C. 102 Câu 13: 5m 5dm = Số điền vào chỗ chấm là: A. 55m B. 505 m C. 55 dm Câu 14: Cho dãy số : 7; 11; 15; 19; số tiếp theo điền vào chỗ chấm là: A. 22 B. 23 C. 33 Câu 15: Hình vuông ABCD có cạnh AB = 5cm .Chu vi hình vuông là: A. 15 cm B . 20 cm C. 25 cm Câu 16: 81 – x = 28 . x có giá trị bằng bao nhiêu? A. 53 B. 89 C. 98 II. TỰ LUẬN: ( 4 điểm) Bài 1: Tìm x biết: a) x + 39 = 87 + 9 b) x – 26 = 75 – 17 c) 962 – x = 869 – 28 Bài 2: Tính nhanh: a) 17 + 25 + 13 + 45 b) 24 + 18 + 26 + 22 c) 50 + 17 + 13 + 20 Bài 3: Có 24l dầu chia đều vào cái 4 can. Hỏi: a) Mỗi can chứa bao nhiêu lít dầu? b) Nếu đem số lít dầu đó chia đều vào các can, mỗi can 3l mỗi can 3l thì chia được bao nhiêu can dầu như thế? Bài giải:
  5. ĐỀ SỐ 1 Họ và tên: Lớp 2A ĐỀ BÀI Yêu cầu 1: Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: Món quà hạnh phúc Trong khu rừng kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quần bên Thỏ Mẹ. Thỏ Mẹ làm việc quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Thấy mẹ vất vả, chúng rất yêu thương và vâng lời mẹ. Những chú thỏ con bàn nhau làm một món quà tặng mẹ. Chúng sẽ cùng làm một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa đủ màu sắc. Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng sợi chỉ vàng. Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà. Thỏ Mẹ rất bất ngờ và cảm động khi nhận được món quà do chính tay các con bé bỏng làm tặng. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, Thỏ Mẹ thấy những mệt nhọc, vất vả như bay biến mất. Theo Chuyện của mùa hạ Yêu cầu 2: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1. Từ ngữ diễn tả sự vất vả của Thỏ Mẹ: A. yêu thương và vâng lời. B. quây quần bên Thỏ Mẹ. C. làm việc quần quật suốt ngày. Câu 2. Để tỏ lòng biết ơn và thương yêu mẹ, bầy thỏ con đã: A. hái tặng mẹ những bông hoa đẹp. B. tự tay làm khăn trải bàn tặng mẹ. C. đan tặng mẹ một chiếc khăn quàng. Câu 3. Thỏ mẹ cảm thấy hạnh phúc vì: A. các con chăm ngoan, hiếu thảo. B. được tặng món quà mà mình thích. C. được nghỉ ngơi nhân dịp Tết đến. Câu 4: Dòng nào gồm những từ chỉ hoạt động? A. yêu thương, vâng lời, cảm động. B. làm việc, bàn nhau, tặng. C. viên ngọc, món quà, nắn nót. Câu 5: Tìm trong bài đọc trên và viết lại một câu theo mẫu câu Ai? Như thế nào? Câu 6: Điền dấu thích hợp vào ô trống trong những câu sau: Ngày xưa Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi □ cùng ăn và cùng nhau vui chơi. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm Kiến Vàng hỏi Kiến Đen: Kiến Đen này □ bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không □ Câu 7: Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong mỗi câu sau: a) Cuộc sống của Bác Hồ rất giản dị. b) Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. c) Loài hoa huệ có màu trắng tinh khiết. Câu 8: Từ nào là từ chỉ hoạt động của sự vật trong câu sau: “Hoạ Mi hót rất hay.” A. Hoạ Mi B. Hót C. Rất D. Hay
  6. Câu 9: Bộ phận in đậm trong câu: “Bác Hồ tập chạy ở bờ suối” trả lời cho câu hỏi nào? A. Làm gì? B. Như thế nào? C. Là gì? Câu 10: Gạch chân các từ chỉ đặc điểm, hình dáng trong các từ sau: Hồng hào, bạc phơ, sáng ngời, tài ba, ấm áp, sáng suốt. Câu 11: Trong các từ: xắp xếp; xếp hàng; sáng sủa; xôn xao. Từ viết sai chính tả là: A. Xắp xếp B. Xếp hàng C. Sáng sủa D. Xôn xao Câu 12: Từ trái nghĩa với từ chăm chỉ là từ: A. Siêng năng B. Lười biếng C. Thông minh D. Đoàn kết Câu 13: Từ chỉ đặc điểm của sự vật trong câu: “Trong vườn, hoa mướp nở vàng tươi” là: A. Hoa mướp B. Nở C. Vàng tươi Câu 14: Bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu? trong câu: “Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.” Là: A. Hai bên bờ sông B. Hoa phượng C. Đỏ rực Câu 15. Hót như Tên loài chim điền vào chỗ trống thích hợp là: A. Vẹt B. Khướu C. Cắt D. Sáo Câu 16. Cáo Từ chỉ đặc điểm của con vật điền thích hợp vào chỗ trống là: A. Hiền lành B. Tinh ranh C. Nhút nhát D. Nhanh nhẹn Câu 17. Từ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ là: A. Kính yêu B. Kính cận C. Kính râm Câu 18.Em hiểu câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách” là thế nào? A. Giúp đỡ nhau B. Đoàn kết, yêu thương C. Đùm bọc D. Đùm bọc ,cưu mang, giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn Câu 19: Trong bài : “Ngày hôm qua đâu rồi?” (Tiếng Việt 2, tập 1) của nhà thơ Bế Kiến Quốc có đoạn: Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con Con học hành chăm chỉ Là ngày qua vẫn còn Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn nói với em điều gì đẹp đẽ và có ý nghĩa trong cuộc sống? Câu 20: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảg 5 - 6 câu kể về một việc làm tốt mà em đã làm ở trường hoặc ở nhà.
  7. ĐỀ SỐ 2 Họ và tên: Lớp 2A ĐỀ BÀI Một số bài tập Luyện từ và câu: Câu 1: Câu “ Con khỉ khôn gần như con người”. thuộc mẫu câu A. Làm gì? B. Là gì? C. Như thế nào? Câu 2: Điền dẫu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn. Cả nhà Gấu ở trong rừng. Mùa xuân cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố gấu mẹ gấu con cùng béo rung rinh bước đi lặc lè lặc lè. Câu 3: Nối cột A với cột B thích hợp Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi Sông Nơi đất trũng chứa nước, tương đối Suối rộng và sâu, ở trong đất liền Dòng nước chảy lớn, trên đó thuyền bè Hồ đi lại được. Câu 4: Nhóm từ nào chỉ đặc điểm màu sắc. A. Xanh biếc, cao to, lịch sự, chăm ngoan, vàng rực, sám sịt, sừng sững, chót vót. A. Sám sịt, vàng rực, xanh biếc. B. Cao to, lịch sự, xanh biếc. Câu 5: Nhóm từ nào chỉ đặc điểm hình dáng. A. Xanh biếc, cao to, lịch sự, chăm ngoan, vàng rực, sám sịt, chót vót. C. Sám sịt, vàng rực, xanh biếc, sừng sững, dịu dàng. D. Cao to, chót vót. Câu 6: Nhóm từ nào chỉ đặc điểm tính nết. A. lịch sự, chăm ngoan, dịu dàng. E. Sám sịt, vàng rực, xanh biếc, sừng sững,. F. Cao to, chót vót, xanh biếc. vàng rực, sám sịt, chót vót. Câu 7: Gạch chân các từ chỉ hoạt động. Bộ đội, học sinh, làm nhìn, ghế, học tập, ghi chép, nhảy múa, sách vở, điện thoại, đèn, khuyên bảo, hứa. Câu 8: Đặt câu với một từ em vừa gạch chân. Câu 9: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu trong mỗi câu sau: a) Chiếc bảng đen được treo ở chính giữa bức tường đối diện với chỗ ngồi của học sinh. b) Trong vườn trường, mấy tốp học sinh đang vun xới cây. c) Chúng em đi chơi ở công viên.
  8. Câu 10: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? Gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Làm gì? Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách. Lan gánh nước đi qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Bỗng Lan trượt chân ngã lăn ra cùng hai xô nước. Một bà béo chạy lại quát ầm ĩ. Lan ôm mặt khóc rồi chạy như ma đuổi. ( Nguyễn Thu Phương) Câu 11: Nghĩa của từ “hải sản” là Câu 12: Nghĩa của từ “hải đăng” là Câu 13: Phần tiếp giáp giữa đất liền và biển gọi là Câu 14: Gạch chân các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? a) Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông. b) Chợt thấy một người thợ săn, Gà Rừng và Chồn cuống quýt nấp vào một cái hang. c) Trên những bụi cây ven hồ, họ nhà chim đủ các loại, ríu rít bay đến đậu. d) Một ngày nắng đẹp, Khỉ mải mê leo trèo trên hàng cây ven sông. Câu 15: Gạch chân các cặp từ trái nghĩa trong các câu sau. a) Chân cứng đá mền. b) Lên thác xuống ghềnh. c) Làng trên xóm dưới. d) Ra khơi vào lộng. Sao kim phút chạt nhanh Kim giờ lại chạy chậm? - Vì kim phút chân dài Còn kim giờ chân ngắn. Câu 16: Gạch chân các bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? Để thử thách lòng trung thực của những người dự thi, nhà vua đã ra lệnh luộc chín toàn bộ số thóc giống.