Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 7: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường

docx 5 trang minh70 4880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 7: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_7_tiet_7_cach_su_dung_va_bao_quan_cac_loai.docx

Nội dung text: Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 7: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường

  1. Ngày soạn: 11/10/2019 Ngày giảng: 14/10/2019 lớp 7A 16/10/2019 lớp 7B TIẾT 7: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG I. Mục tiêu. 1. Về kiến thức: - Biết được cách bón phân. - Biết được cách sử dụng các loại phân bón thông thường. - Biết được cách bảo quản các loại phân bón thông thường. 2. Về kỹ năng: - Phân biệt được bón lót, bón thúc. - Nêu được cách sử dụng phân bón thông thường và giải thích được cơ sở của việc sử dụng đó. 3. Về thái đội: - Có ý thức tìm hiểu cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón để sử dụng phân bón có hiệu quả cau trong sản xuất gia đình. - Có ý thức bảo quản, sử dụng phân bón hợp lí. Có ý thức xử lí, chế biến phân chuồng, phân bắc đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. 4. Về năng lực cần đạt: - Năng lực giải quyết vấn đề; - Năng lực sáng tạo; - Năng lực hợp tác; - Năng lực giao tiếp. I. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, tài liệu tham khảo, tranh vẽ liên quan tới bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc SGK, tìm hiểu biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất ở địa phương. III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh 1. Các hoạt động đầu giờ: 5 phút
  2. * Ổn định : * Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là phân bón? Được chia làm mấy nhóm? Khi sử dụng phân bón không đúng cách sẽ gây ra hậu quả gì? Trả lời: - Phân bón là “Thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón có chưa nhiều chất dinh dưỡng. (2đ) - Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: (1đ) + Phân hữu cơ. (1đ) + Phân hóa học. (1đ) + Phân vi sinh. (1đ) - Nếu sử dụng phân bón không đúng cách như: Quá liều lượng, không đúng thời kỳ, không cân đối giữa các loại phân không những không làm tăng năng suất mà còn làm giảm năng suất. (4đ) * Hoạt động khởi động: Trong các tiết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tác dụng của phân bón, cũng như biết được một số tính chất của một số loại phân. Vậy sử dụng như thế nào cho hợp lí với từng loại phân, và khi sử dụng không hết ta sẽ bảo quản như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết ngày hôm nay. 2. Nội dung bài học: Hoạt động 1: Cách bón phân. 17 phút - Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về cách bón phân. - Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi: - Phương thức thực hiện: cá nhân. - Sản phẩm: HS hình thành được các ý cơ bản về cách bón phân: bón lót, bón thúc. - Phương án KTĐG: KT, ĐG kết quả hoạt động của cá nhân - Tiến trình thực hiện: Gọi cá nhân trả lời - cá nhân khác nhận xét - GV ĐG kết quả hoạt động của cá nhân. Hoạt động của Thầy Hoạt động của học sinh
  3. I.Cách bón phân: GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ, các em hãy phân biệt cách bón phân và cho thảo luận nhóm 4 trong 3 phút trả lời câu hỏi. phát phiếu học tập số 1. Gv: Yêu cầu học sinh phân nhóm các hình vẽ có đặc điểm giống nhau. Kết thúc Hs: Hoạt động nhóm hoạt động cho học sinh trao đổi phiếu so sánh với kết quả giáo viên ? Vậy căn cứ vào thời kỳ phân bón người Hs: Trả lời. ta chia làm mấy cách bón phân? -Căn cứ và thời kì bón, người ta chia ra: + Bón lót: là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cuang cấp chất dinh dưỡng cho cây non mới mọc, mới bén rễ. + Bón thúc: là bón phân trong thời kì sinh trưởng của cây nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình Hs: Hoạt động nhóm vẽ, các em hãy phân biệt cách bón phân và cho thảo luận nhóm 4 trong 3 phút trả lời câu hỏi. phát phiếu học tập số 2. ? Căn cứ vào hình thức bón phân người ta Hs: Trả lời. chia làm mấy cách bón phân? Tương ứng - Căn cứ vào cách bón phân người với các hình nào? ta chia ra: Bón theo hốc(H7), bón theo hàng (H8), bón vãi (H9), phun trên lá (H9). GV: Cho hs tìm hiểu ưu điểm, nhược Hs: Trao đổi để trả lời. điểm từng cách bón, hoàn thành bài tập - Theo hàng: ưu điểm 1 và 9 nhược điểm 3. - Bón theo hốc: ưu điểm 1 và 9 nhược điểm 3. - Bón vãi: ưu điểm 6 và 9 nhược điểm 4. - Phun trên lá: ưu điểm 1,2,5 nhược điểm: 8. Hoạt động 2: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường. 13 phút - Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về cách sử dụng các loại phân bón thông thường:
  4. - Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi: - Phương thức thực hiện: cá nhân, nhóm bàn. - Sản phẩm: HS hình thành được các ý cơ bản: Phân hữu cơ thường dùng để bón lót. Phân đạm, kali, hỗn hợp, thương dùng để bón thúc, nếu bón lót thì chỉ bón lượng nhỏ.Có ý thức tìm hiểu cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón để sử dụng phân bón có hiệu quả cao trong sản xuất gia đình. - Phương án KTĐG: KT, ĐG kết quả hoạt động của cá nhân, nhóm. - Tiến trình thực hiện: Gọi cá nhân trả lời - cá nhân khác nhận xét - GV ĐG kết quả hoạt động của cá nhân. Hoạt động của Thầy Hoạt động của học sinh Giới thiệu một số cách sử dụng các phân II. Cách sử dụng các loại phân bón bón thông thường. thông thường: GV: Cho học sinh nghiên cứu đặc điểm của từng loại phân bón trong bảng SGK/22. ? Những đặc điểm chủ yếu của phân hữu cơ là gì? ? Những đặc điểm chủ yếu của phân đạm, kali, phân hỗn hợp là gì? ? Phân lân có đặc điểm gì? GV: Cho học sinh thảo luận nhóm bàn Hs: Thảo luận trả lời, nhóm khác bổ trong 5 phút: Với những đặc điểm trên ta sung nên sử dụng các loại phân đó như thê nào để hoàn thành bảng. Phát phiếu học tập số 3. GV: Nhận xét, chốt kiến thức - Phân hữu cơ thường dùng để bón lót. - Phân đạm, kali, hỗn hợp, thương dùng để bón thúc, nếu bón lót thì chỉ bón lượng nhỏ - Phân lân thường dùng để bón lót. THMT: Có nên sử dụng phân chuồng Hs: Không vì nó gây ô nhiễm môi tươi không? Vì Sao? trường và có thể gây gia các bệnh kí sinh cho con người. Hoạt động 3: Bảo quản các loại phân bón thông thường. 9 phút - Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về cách bảo quản các loại phân bón thông thường: - Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi:
  5. - Phương thức thực hiện: cá nhân, nhóm bàn. - Sản phẩm: HS hình thành được các ý cơ bản về cách bảo quản các loại phân bns thông thường, từ đó có ý thức bảo quản, sử dụng phân bón hợp lí. Có ý thức xử lí, chế biến phân chuồng, phân bắc đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. - Phương án KTĐG: KT, ĐG kết quả hoạt động của cá nhân, nhóm. - Tiến trình thực hiện: Gọi cá nhân trả lời - cá nhân khác nhận xét - GV ĐG kết quả hoạt động của cá nhân. Hoạt động của Thầy Hoạt động của học sinh Giới thiệu cách bảo quản các loại phân III. Bảo quản các loại phân bón bón thông thường. thông thường: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và nêu câu hỏi. ? Đối với các loại phân hóa học ta phải Hs: Trả lời bảo quả như thế nào? - Phân hóa học phải bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát (Trong chung, vại, túi bóng), để ở noi khô ráo, thoáng mát, không để các loại phân lẫn lộn với nhau. THMT: Vì sao không để lẫn lộn các loại - Xảy ra phản ứng hóa học làm hỏng phân với nhau? chất lượng phân. ? Còn đối với phân chuồng (phân hữu cơ) - Đối với phân chuồng có thể bảo ta bảo quản thế nào cho hợp lí? quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống (dùng bùn ao chán kín lại). THMT: Vì sao phải dùng bùn ao để phủ Hs: thảo luận, trình bày. kín đống phân ủ? - Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân GV: Cho học sinh thảo luận nhóm bàn giải, hạn chế bay đạm, giữ vệ sinh trong 2 phút: môi trường. 3. Hướng dẫn tự học ở nhà: 1’ - Trả lời câu hỏi cuối bài. - Về nhà đọc và xem trước bài 10 SGK. - Liên hệ xem cách sử dụng và bảo quản phân bón ở gia đình mình đã hợp lí chưa?