Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Cẩm Chuyền

docx 8 trang thuongnguyen 7720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Cẩm Chuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Cẩm Chuyền

  1. GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI VÒNG TRƯỜNG Họ tên GV: Nguyễn Cẩm Chuyền Khối: 10 /Lớp 10C1, tiết 4 - thứ 2 ngày 28 tháng 10 năm 2019 Tuần:09 Tiết PPCT: 09 Bài 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG (t1) I-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ a. Về kiến thức: - Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng. - Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lương và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng . b. Về kĩ năng: Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. c. Về thái độ: Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi trọng việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng tư duy - Kỹ năng trình bày trước đám đông - Kỹ năng tự tin - Kỹ năng hợp tác II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: - SGK, SGV GDCD lớp 10 - Các câu hỏi thảo luận. 2. Học sinh SGK GDCD lớp 10; Các bài thơ, tục ngữ, ca dao có liên quan đến kiến thức bài học. III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài mới: a. Ổn định lớp: KTSS ( khoảng 1’) b. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì tuần trước KT 1 tiết c. Giới thiệu bài mới ( khoảng 4 phút) Cho HS xem đoạn thơ “Thêm một” của nhà thơ Trần Hòa Bình
  2. “Thêm một chiếc lá rụng Thế là thành mùa thu Thêm một tiếng chim gù Thành ban mai tinh khiết Dĩ nhiên là tôi biết Thêm một - lắm điều hay Nhưng nà tôi vẫn biết Thêm một - phiền toái thay ” Em hãy cho biết: - Những câu thơ trên nói lên nội dung gì? HS trình bày, GV nhận xét, đánh giá để làm tình huống kết nối vào bài mới. Đó là sự thay đổi, tăng thêm về số lượng của lá, tiếng chim đã làm cho sự vật, hiện tượng thay đổi, Trong sự vận động biến đổi không ngừng của thế giới vật chất các sự vật, hiện tượng cũng như trong cuộc sống nhiều khi chúng ta thêm một chút hoặc bớt đi một ít là sự vật hiện tượng có thể biến đổi thành cái khác. Thế giới vật chất không ngừng vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó.Trong bài 4, phép biện chứng duy vật giải thích cho chúng ta biết nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Sự vật và hiện tượng có cách thức vận động như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. 2.Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV đặt vấn đề: GV đặt vấn đề: ( khoảng 5’) Lấy ví dụ các sự vật tồn tại trong thực tế trong trường, lớp: - Cây phượng: cao, thấp, hoa màu đỏ - Cái bảng: Hình chữ nhật, cạnh dài, cạnh ngắn, - Một bạn HS lớp 10 thì có chiều cao1m52, cân nặng 42kg, trình độ kiến thức lớp 10, tác phong đạo đức GV đặt câu hỏi: - Em hãy chỉ ra đâu là mặt chất, lượng của các ví dụ trên. - Hai mặt chất lượng có tồn tại bên nhau không? - Hai mặt lượng chất có gắn bó với nhau hay không? - Có sự vật, hiện tượng nào thiếu một trong hai
  3. mặt chất hoặc mặt lượng hay không? - GV yêu cầu một em HS trả lời - GV nhận xét và chốt kiến thức. - Cây phượng: cao, thấp, hoa màu đỏ (chất) - Cái bảng: Hình chữ nhật (chất), cạnh dài, cạnh ngắn, - Một bạn HS lớp 10 thì có chiều cao1m52, cân nặng 42kg, trình độ kiến thức lớp 10, tác phong đạo đức(chất) - Hai mặt chất và mặt lượng luôn tồn tại bên nhau, gắn bó với nhau. Không có sự vật hiện tượng nào có thể thiếu một trong hai mặt chất và mặt lượng. Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau - GV chuyển ý: Như chúng ta đã biết mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất chất và lượng. Vậy chất là gì? Lượng là gì? Quan hệ sự biến đổi giữa chúng như thế nào? Chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chất ( khoảng 15’) 1. Chất: -GV cho HS thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm: thảo luận 3 phút Nhóm 1: Tìm các đặc điểm của muối. Nhóm 2 : Tìm hiểu đặc điểm của chanh. Nhóm 3:Tìm hiểu đặc điểm của hiện tượng bão . Nhóm 4:Tìm hiểu đặc điểm của hiện tượng nắng. - HS: Các nhóm thảo luận - HS: Trình bày - GV liệt kê ý kiến của các nhóm lên bảng phụ Nhóm 1: Muối: tinh thể, màu trắng, vị mặn, tan trong nước Nhóm 2: Chanh chua, hình tròn (cầu), màu
  4. xanh Nhóm 3 Nắng: nóng, khô Nhóm 4: Bão: mưa to, gió lớn, lạnh, vận tốc của gió cấp 9, cấp 10 Đặt thêm câu hỏi cho các nhóm: 1/ Để phân biệt chúng với các sự vật khác người ta căn cứ vào thuộc tính nào? 2/ Những đặt tính này do chúng tự có hay do ai áp đặt cho chúng? HS trả lời: GV nhận xét và kết luận: 1. Để phân biệt chúng với các sự vật khác người ta căn cứ vào thuộc tính cơ bản của sự vật, hiện tượng. 2. Những đặt tính trong các sự vật trên, thuộc tính nào tiêu biểu: muối - mặn; chanh - chua nắng - nóng; bão - mưa to, gió lớn là thuộc tính vốn có của sự vận và hiện tượng, nó tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người. - GV yêu cầu HS nêu khái niệm chất. - HS trả lời: - GV kết luận và chốt kiến thức: Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và Yêu cầu HS lấy ví dụ về các sự vật và chỉ ra hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự thuộc tính của các sự vật đó? vật và hiện tượng khác. HS trả lời: Ví dụ: Nguyên tố Đồng: GV nhấn mạnh và lưu ý HS - Nguyên tử lượng =63.54 đvC + Cây viết: màu xanh - Nhiệt độ nóng chảy =10830C + Lũ: nước từ trên thượng nguồn đỗ về rất - Nhiệt độ sôi =28800C nhanh và mạnh, cuốn theo bất kỳ vật gì trên đường đi của nó . Chất theo nghĩa triết học là khái niệm trừu tượng, khát quát những thuộc tính cơ bản, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng, do đó, khác với cách hiểu thông thường đồng nhất khái niệm chất
  5. (theo nghĩa Triết học) với chất liệu tạo nên sự vật , hiện tượng. VD: GV chiếu bảng để HS phân biệt chất tong Triết ọc và chất liệu: Bông dệt vải Sai Học sinh giỏi đúng Gừng cay đúng Xã hội chủ nghĩa không có giai đúng cấp bóc lột Gôc lim cứng, không mọt đúng Vữa xay nhà sai - GV chuyển ý: như chúng ta đã biết mọi sự vât và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất chất và lượng. để hiểu lượng là gì chúng ta cần quan sát những sự vật, hiện tượng sau: b.Lượng: Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm lượng ( khoảng 15’) GV yêu cầu HS quan sát các sự vật, hiện tượng sau đây: + Tổng số học sinh của trường PTDTNT Cà Mau năm học 2019 - 2020: có 353HS/168 Nữ. Trong đó: Khối 10: 146/76 Nữ; khối 11: 117/50 Nữ; khối 12: 90/42 Nữ. + Ở các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển lạnh vào đêm và sáng sớm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 20-23 độ C, ở vùng núi phía Bắc có nơi nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ C. (Dự báo thời tiết 27/10/2019) + Một quả chanh và nhiều quả ớt + Tốc độ nhanh chậm của vận hai vận động viên. GV đặt câu hỏi: phát phiếu học tập - Những con số, đơn vị đại lượng nêu trên phản ánh mặt lượng hay mặt chất của các sự vật, hiện tượng? - Em hiểu như thế nào là lượng? - HS suy nghĩ trả lời vào phiếu học tập và đại
  6. diện trả lời - GV kết luận: Các đơn vị, đại lượng, qui mô, của các sự vật trên đều nói lên mặt lượng của sự vật và hiện tượng. - GV nhận xét và chốt kiến thức: Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều) của sự vật và hiện tượng. - GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về lượng? Ví dụ: - HS lấy ví dụ: + Lớp 10c1 có 28 học sinh + Cuốn SGK và cuốn tập to, nhỏ, nặng, nhẹ như + Cái bảng có chiều dài 3m thế nào? + Bạn A học lớp 10 + Cây thước và cây viết khác nhau như thế nào? + Bão: mưa, giông, gió giật mạnh cấp 9, cấp 10 (75 - 100 km/h) lốc xoáy + Lãnh thổ nước ta rộng 331.698km2 - GV: Nhận xét,kết luận - GV: tình yêu thương con người dành cho nhau, tình yêu của mỗi chúng ta dành cho Tổ quốc của mình có thể đo bằng những con số, đại lượng cụ thể hay không? Vì sao? - HS trả lời: - GV kết luận: Có những sự vật hiện tượng phức tạp, trừu tượng (thường là những hiện tượng thuộc lĩnh vực tâm lý, tình cảm của con người) nên lượng của chúng biểu thị bằng những con số đại lượng chính xác. Lượng của sự vật, hiên tượng thường biểu hiện dưới hình thức những con số đại lượng ( VD: Tốc độ ánh sáng là 300.000 km/giây . Nếu vận tốc nào cao hơn hoặc thấp hơn thì đó không phải là vận tốc ánh sáng). - GV phân tích VD: Nước (H2O)
  7. + Về chất: nước là một chất lỏng, không màu, không mùi, không vị và được cấu tạo bởi hidro và oxy. + Về lượng: số nguyên tử cấu tạo thành nước, tức là 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxy. Vì vậy, 1 lít nước hay 1 tỷ lít nước thì chất và lượng của nước vẫn thế. Như vậy mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới vật chất đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, không thể có chất và lượng “thuần túy” tồn tại bên ngoài sự vật hiện tượng. Chất và lượng của sự vật và hiện tượng là thuộc tính vốn có, thống nhất với nhau và không thể tách rời nhau trong mỗi sự vật, hiện tượng. Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? Quan hệ đó có tác động như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng? Tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể. 3. Hoạt động luyện tập ( khoảng 4’) - GV: Em hãy phân biệt chất và lượng. - HS trả lời - GV nhận xét và kết luận: Chất: Lượng: - Những thuộc tính cơ bản Biểu thị: - Tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng; - Trình độ phát triển; - Phân biệt với sự vật, hiện tượng. - Quy mô (lớn, nhỏ); - Tốc độ vận động; - Số lượng (ít, nhiều) GV lấy ví dụ thực tế: * Học sinh có học lực khá phải có điểm trung bình các môn học từ 6.5 đến 7.9 * Mưa: mây mù, gió, độ ẩm trong không khí cao, ướt, lượng mưa đo được 250ml
  8. * Cây viết: màu xanh, ngắn, 4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 1’ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho VD. Ký duyệt tuần 9, tiết 9 Ký duyệt của BGH Ký duyệt của TT Ngày tháng năm 2019 Ngày tháng năm 2019 Lý Kim Khánh Quách Thuận Hiệp