Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 39: Ếch ngồi đáy giếng

doc 4 trang minh70 5510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 39: Ếch ngồi đáy giếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tiet_hoc_39_ech_ngoi_day_gieng.doc
  • docxphiếu học tập.docx
  • doctuan 10 - hội giảng.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 39: Ếch ngồi đáy giếng

  1. Trường THCS Cao Văn Bé Ngữ văn 6 Gv: Phan Thị Ngọc Hà Ngày soạn: 03/11/2017 Tuần 10 Tiết 39 A. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG (Truyện ngụ ngôn) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo. 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể lại được truyện. 3.Thái độ: Có thái độ khiêm tốn, ham học hỏi, phê phán thói chủ quan 4. Kĩ năng sống: Tự nhận thức, giao tiếp, giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo, lắng nghe tích cực và trình bày suy nghĩ, II. Chuẩn bị và dự kiến phương pháp: 1.Chuẩn bị : - Gv: Giáo án, phấn, bảng phụ, tranh ảnh - Hs: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, dụng cụ học tập. 2.Dự kiến phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, động não, giao tiếp, đọc diễn cảm, bình giảng, phân tích, vấn đáp, thảo luận III.Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định : Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học 2. Kiểm tra bài cũ: Em đã học các thể loại văn học dân gian nào? Hãy kể tên các truyện dân gian mà em đã được học? 3. Bài mới : Chúng ta vừa tìm hiểu xong hai thể loại văn học dân gian là truyền thuyết và cổ tích. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em thêm một thể loại truyện dân gian nữa, đó là truyện ngụ ngôn. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu chung I/ Tìm hiểu chung Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn ? 1. Định nghĩa truyện ngụ ngôn: - GV bổ sung: Ngụ ngôn ( Ngụ là hàm chứa ý kín đáo. Ngôn là Chú thích */sgk/100 lời nói.): nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý, tức là lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu. Vì vậy truyện ngụ ngôn thường có hai lớp nghĩa ( lớp nghĩa đen nhìn bề ngoài dễ nhận ra: như chuyện đồ vật, con vật, con người; lớp nghĩa bóng là bài học tư tưởng sâu kín trong câu chuyện). Đó là sự sâu sắc, độc đáo, thuyết phục của loại truyện này. - GV giới thiệu một số tác giả sáng tác truyện ngụ ngôn nổi tiếng thế giới: Ê- dốp (Hi lạp - cổ đại), Phe-đơ-rơ (La mã - cổ đại), Trang Tử - Liệt Tử (Trung Hoa - Cổ đại), La-phông-ten (Pháp-TK XVII), Cru-lốp (Nga - TK XIX) Ở Việt Nam, truyện ngụ ngôn do ai sáng tác? - GV giới thiệu chùm truyện ngụ ngôn lớp 6 gồm: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - GV giới thiệu một số câu chuyện ngụ ngôn ngoài SGK - Giáo viên hướng dẫn cách đọc: đọc chậm, bình tĩnh, xen chút hài hước. GV đọc mẫu Gọi 1-2 H đọc H và G nhận xét. 2. Đọc, giải nghĩa từ Sau khi đọc xong văn bản, hãy cho biết câu chuyện có Sgk/ 100, 101 những sự việc chính nào? 25
  2. Trường THCS Cao Văn Bé Ngữ văn 6 Gv: Phan Thị Ngọc Hà - Ếch sống trong giếng đã lâu ngày , nó cứ nghĩ mình là chúa tể và coi thường mọi vật. - Trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài. - Nó đi lại nghênh ngang, cuối cùng bị trâu giẫm bẹp. Dựa vào sự việc chính, em hãy về nhà tóm tắt lại văn bản “ Ếch ngồi đáy giếng”. Theo em, phương thức biểu đạt của văn bản này là gì?Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? 4. Bố cục: 2 phần Truyện được chia thành mấy phần? Nêu giới hạn và nội + Phần 1 : Từ đầu đến “ như một vị dung chính từng phần? chúa tể ” Ếch ở đáy giếng + Phần 2 : Còn lại Ếch ra khỏi giếng Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản II/ Tìm hiểu văn bản Truyện giới thiệu về con vật nào? Nó sống ở đâu? 1. Ếch ở đáy giếng H đọc thầm đoạn 1 Sống xung quanh ếch là những con vật nào ?So với ếch thì những con vật ấy ra sao? (nhỏ bé ) Em có nhận xét gì về môi trường sống của ếch? - Môi trường sống: nhỏ bé, chật Nhỏ bé, chật hẹp, tối tăm hẹp, tối tăm Trong môi trường ấy, ếch đã có hành động gì? - Hành động: cất tiếng kêu ồm ộp làm các con vật khác hoảng sợ. Vốn quen sống trong một không gian nhỏ hẹp, xung quanh - Thái độ: tưởng bầu trời bằng chiếc nó toàn những con nhỏ bé hơn nên khi nhìn lên bầu trời ếch vung, nó oai như vị chúa tể. có thái độ gì? “ Chúa tể” là người như thế nào? Trong thực tế bầu trời là một không gian như thế nào? Mênh mông, vô cùng vô tận. Qua sự việc trên, em nhận xét gì sự hiểu biết của ếch đối với Hiểu biết nông cạn, tầm nhìn sự vật xung quanh? hạn hẹp Điều đó cho em thấy đặc điểm tính cách gì của ếch? Chủ quan, kiêu ngạo, huênh Kể về ếch với tính cách như vậy, tác giả đã sử dụng biện hoang pháp nghệ thuật gì?( nhân hóa) Tác giả thông qua chuyện của ếch muốn ngụ ý nói tới đối tượng nào? Qua hình ảnh con ếch trong giếng, em thấy môi trường, hoàn cảnh sống ảnh hưởng như thế nào đến tính cách con => Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh người? Tác giả dân gian đã bày tỏ thái độ gì đối với những hưởng đến nhận thức về chính mình con người giống như con ếch trong giếng kia? và thế giới xung quanh. - GV bình: Tầm nhìn của ếch hạn hẹp, hiểu biết nông cạn do sống trong môi trường chật hẹp, nhỏ bé trong một thời gian dài. Ếch chủ quan, kiêu ngạo, ảo tưởng, ngộ nhận về mình. Đáng tiếc sự chủ quan, kiêu ngạo ngu ngốc ấy đã trở thành thói quen, căn bệnh của ếch. Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình. Tác giả dân gian phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng chủ quan, kiêu ngạo. - Gv liên hệ, mở rộng kĩ năng sống: Giả sử, trong lớp học, em là một học sinh giỏi được thầy cô, bạn bè yêu thương . Vậy, khi nhận được tình yêu thương đó, em có nghĩ mình là người quan trọng nhất ( chúa tể) trong lớp không? Em có cách cư xử với mọi người như thế nào? Em sẽ quan tâm, yêu thương, hòa đồng và giúp đỡ bạn bè trong lớp Đây chính là KNS giao tiếp, ứng xử có văn hóa, chung sống hòa bình. Khi có KNS này, em sẽ được mọi người yêu 26
  3. Trường THCS Cao Văn Bé Ngữ văn 6 Gv: Phan Thị Ngọc Hà thương, tôn trọng và thành công. 2. Ếch ra khỏi giếng H đọc thầm đoạn 2 Ếch ta ra khỏi giếng bằng cách nào? Đó là ý muốn chủ quan hay khách quan? Trời mưa to làm nước giếng dềnh lên đưa ếch ra ngoài Em hiểu thế nào là “ dềnh lên”? - Môi trường sống: mênh mông, Khi ếch ra khỏi giếng, môi trường sống của ếch có gì thay rộng lớn đổi? - Hành động, thái độ: nghênh ngang Tìm chi tiết thể hiện hành động, thái độ của ếch khi ra khỏi đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn giếng? bầu trời “Nhâng nháo” là thái độ như thế nào? Kiêu ngạo, chủ quan, nhận thức Em nhận xét gì về hành động và thái độ của ếch? không thay đổi ( kiêu ngạo, chủ quan, nhận thức không thay đổi) Hậu quả: bị trâu giẫm bẹp Thói chủ quan, kiêu ngạo của ếch đã để lại hậu quả gì? Em có suy nghĩ gì về cái chết của ếch? đau đớn, đáng thương và đáng tiếc Theo em, ếch có thể không bị chết như vậy không? - Quan sát đường đi và mọi người xung quanh - Nhận thức mình chỉ là một con vật bé nhỏ còn thế giới xung quanh thật rộng lớn và mới lạ. - Không nên chủ quan, biết cảnh giác, cẩn thận. GV: Chúng ta cũng như con con ếch kia nếu không biết mình thì phải biết người, tức là nếu chúng ta thiếu kĩ năng nhận thức thì chúng ta sẽ nhận lấy những hậu quả đáng tiếc trong cuộc sống. Khi tham gia giao thông ngoài đường, em cần chú ý điều gì? - Quan sát đường đi và mọi người xung quanh. - Chấp hành đúng luật an toàn giao thông. Qua cái chết không đáng có của con ếch, tác giả muốn => Không nên chủ quan, kiêu ngạo khuyên nhủ chúng ta điều gì? coi thường người khác; phải biết Không nên chủ quan, kiêu ngạo phải biết mở rộng tầm hiểu hạn chế của mình và và mở rộng biết của mình. tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức Trong lịch sử Việt Nam có một câu chuyện nêu lên bài học khác nhau. chủ quan, mất cảnh giác để lại hậu quả đáng tiếc, đó là câu chuyện nào? ( Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy) Câu hỏi thảo luận 3’ phút: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? - GV bình: Sự hiểu biết thế giới là vô cùng, vô tận, những điều ta biết lại vô cùng nhỏ bé. Là học sinh ta luôn cẩn thận, biết điểm yếu của mình để khắc phục.Phải khiêm tốn, không được chủ quan kiêu ngạo. Luôn học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Nếu phải sống và học tập ở môi trường khó khăn, luôn cố gắng , không được hài lòng với kiến thức của bản thân. Để giúp cho câu chuyện thành công, tác giả đã sử dụng nghệ * Nghệ thuật: thuật đặc sắc nào? - Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống. - Nghệ thuật nhân hóa sinh động, hấp dẫn. - Cách nói ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc. - Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo. Hoạt động 3: Tổng kết III/ Tổng kết Qua lớp nghĩa đen kể về chuyện con ếch, truyện muốn phê * Ghi nhớ/ sgk/101 27
  4. Trường THCS Cao Văn Bé Ngữ văn 6 Gv: Phan Thị Ngọc Hà phán ai? Và khuyên nhủ con người điều gì? H đọc ghi nhớ/ sgk/ 101 Ngoài thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng” còn có thành ngữ nào liên quan tới bài học? Coi trời bằng vung, Chủ quan khinh địch, Thùng rỗng kêu to, Dốt hay nói chữ, Đi một ngày đàng học một sàng khôn Hoạt động 4: Luyện tập IV. Luyện tập GV hướng dẫn HS bài tập 1,2 về nhà. Bài 1, 2/ 101 : về nhà 4. Củng cố: Trò chơi ô chữ 5. Dặn dò: - Bài cũ: : + Học khái niệm truyện truyện ngụ ngôn và ghi nhớ/ 101 + Kể lại câu chuyện + Hoàn thành bài tập vào vở - Bài mới: Chuẩn bị bài “Thầy bói xem voi” + Đọc và kể lại câu chuyện + Tìm hiểu từ khó / sgk/ 103 + Trả lời các câu hỏi/ sgk/ 103 *) Nhận xét lớp: IV. Rút kinh nghiệm: 28