Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần số 23

doc 11 trang minh70 4090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần số 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tuan_so_23.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần số 23

  1. Ngày dạy: / / 201 Lớp:6A Ngày dạy: / / 201 Lớp:6A Tuần 23 Bài 22 Tiết 89,90 VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG ( Chuyện của một em bé người An - dát ) An-phông-xơ Đô-đê _ _ _ * _ _ _ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Cốt truyện, tình huống, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm. - Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện. 2. Kĩ năng: - Kể tóm tắt truyện. - Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Hamen qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. - Trình bày suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng. - Có kỹ năng đọc- hiểu văn bản truyện nước ngoài, kỹ năng lắng nghe, tự nhận thức, tư duy, suy nghĩ sáng tạo, xác định giá trị,giao tiếp 3. Thái độ: - Hiểu ý nghĩa, giá trị tiếng nói của mỗi dân tộc. Vận dụng biết yêu quý tiếng nói của dân tộc mình. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - Giáo viên: Tranh. - Học sinh: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP: 1 Phương pháp: Giảng giải, giảng diễn, vấn đáp, gợi mở, luyện tập đọc, luyện tập nghe, 2. Kỹ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu đôi nét về tác giả và tác phẩm Vượt thác. - Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn và hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả như thế nào? - Nêu ý nghĩa của văn bản Vượt thác. 2. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động Bài HS ghi của trò Hoạt động 1 :Giới thiệu bài mới: Hoạt động 2 :Tìm hiểu chung về văn bản: I. Tìm hiểu chung - Dựa vào chú thích * trong SGK, em hãy cho biết đôi nét HS phát biểu 1. Tác giả: về tác giả. An-phông-xơ Đô-đê ( 1840- => An-phông-xơ Đô-đê ( 1840-1897) là nhà văn Pháp, tác 1897) là nhà văn Pháp, tác giả của giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. -Văn bản Buổi học cuối cùng được viết vào thời điểm HS phát biểu 2.Tác phẩm: nào? Buổi học cuối cùng được viết => Buổi học cuối cùng được viết vào thời điểm hai vùng An- vào thời điểm hai vùng An-dát và dát và Lo-ren bị cắt cho quân Phổ. Lo-ren bị cắt cho quân Phổ. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản: II. Đọc – hiểu văn bản : -GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
  2. -GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi HS đọc. HS đọc vb - Xem các chú thích trong SGK. - HDHS tìm hiểu nội dung của văn bản 1.Nội dung: - HDHS tìm hiểu nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học a/ Nhân vật người thầy giáo yêu cuối cùng nước Ha-men - Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, HS phát biểu địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng? => Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng an-dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo-ren ở sát biên giới với Phổ cho nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là buổi học cuối cùng. - Em hãy tìm các chi tiết miêu tả trang phục của thầy HS phát biểu giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng. =>Trang phục của thầy Ha-men trong buổi dạy cuối cùng: - Trang phục: trang trọng chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn – những thứ trang phục chỉ dùng vào những buổi lễ trang trọng như phát phần thưởng hoặc tiếp thanh tra, Với cách ăn vận trang trọng như vậy, thầy Ha-men đã chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của buổi học cuối cùng. - Thái độ của thầy đối với học sinh như thế nào? HS phát biểu =>Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng -Thái độ: lời lẽ dịu dàng, nhắc Phrăng khi cậu đến lớp muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhở nhưng không trách mắng, nhiệt nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi tình và kiên nhẫn giảng bài hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng. - Những lời nói về việc học tiếng Pháp của thầy thể hiện HS phát biểu điều gì? => Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nói với học sinh và mọi người dân vùng An-dát: Hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước, vì ngôn ngữ không chỉ là một tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là “ chìa khóa” để mở cửa ngục tù khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ. Những lời của thấy Ha-men vừa sâu sắc , vừa tha thiết, biểu lộ tình cảm yêu nước sâu đậm và lòng tự hào về tiếng nói của dân tộc mình. - Buổi học kết thúc vào thời điểm nào? Hành động, cử chỉ HS phát biểu của thầy lúc đó như thế nào? =>Tiếng chuông nhà thờ điểm mười hai tiếng và tiếng kèn của bọn lính Phổ đột ngột vang lên như báo hiệu giờ kết thúc buổi học, cũng là giờ phút chấm dứt việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng. Ở vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực điểm và bộc lộ ra trong những cử chỉ , hành động khác thường: người tái nhợt, nghẹn ngào không nói được hết câu, dốn tất cả sức mạnh viết lên bảng câu Nước Pháp muôn năm, rồi như đã kiệt sức, đầu dựa vào tường giơ tay ra hiệu cho học sinh. Nhưng chính vào giây phút ấy, cậu học trò Phrăng đã thấy thầy giáo chưa bao giờ lớn lao đến thế. - Qua việc tìm hiểu về nhân vật thầy giáo Ha-men, em HS phát biểu thấy thầy là một người như thế nào?
  3. => Thầy nghiêm khắc nhưng mẫu mực, trong buổi học cuối cùng, thầy truyền đến cho học sinh tình yêu tiếng Pháp – một - Truyền đến học sinh tình yêu tiếng biểu hiện của tình yêu nước. Pháp -> một biểu hiện của tình yêu - HDHS tìm hiểu nhân vật Phrăng Tổ quốc. - Vào buổi sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé HS phát biểu b/ Nhân vật Phrăng Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh của trường và không khí trong lớp học? những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra? => Tâm trạng của Phrăng trước buổi học: định trốn học vì đã trễ giờ và sợ thầy hỏi bài khó mà chưa thuộc, nhưng đã - Định trốn học nhưng đã cưỡng lại được ý định ấy và vội vã chạy đến trường. cưỡng lại được ý định ấy và vội vã Những điều khác lạ trên đường đến trường và quang cảnh chạy đến trường. ở trường yên tĩnh, trang nghiêm khác thường khiến Phrăng ngạc nhiên. Mặc dầu vào lớp muộn, cậu không bị thầy Ha- men quở trách mà thầy chỉ nói nhẹ nhàng, thậm chí dịu dàng. Tất cả những điều đó đã báo hiệu về một cái gì nghiêm trọng, khác thường của ngày hôm ấy và buổi học ấy. - Ý nghĩ, tâm trạng ( đặc biệt là thái độ đối với việc học HS phát biểu tiếng Pháp ) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng? =>Khi được thầy Ha-men nói cho biết đây là buổi học tiếng - Khi biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ, và cậu Pháp cuối cùng, Phrăng thấy choáng đã hiểu nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm váng, sững sờ, tiếc nuối và ân hận . nay ở lớp học, ở trụ sỡ xã và trong trang phục của thầy giáo. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay ( Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi! rất đau lòng phải giã từ”). Sự ân hận của Phăng còn lớn hơn khi đến lượt mình đọc bài mà cậu không thuộc được chút nào về quy tắc phân từ. Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận mình. Chính trong tâm trạng ấy mà khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, cậu - Khi nghe thầy Ha-men giảng đã thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: “ Tôi kinh nhạc thấy sao ngữ pháp, cậu đã thấy thật rõ ràng và mình hiểu đến thế. chăm chú nghe đến thế ”. dễ hiểu Được chứng kiến những hình ảnh rất cảm động của các cụ già đến dự buổi học cuối cùng, nghe và hiểu được những lời nhắc nhở tha thiết nhất của thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của -> Hiểu được giá trị, ý nghĩa của Phrăng đã có những biến đổi sâu sắc. Cậu đã hiểu được ý tiếng nói dân tộc; yêu tiếng nói dân nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn tộc là một biểu hiện của lòng yêu được trau dồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được nước. tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa. * HDHS tìm hiểu nghệ thuật của văn bản 2. Nghệ thuật: - Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Ở ngôi thứ HS phát biểu mấy? =>Truyện được kể từ ngôi thứ nhất, qua lời của Phrăng – - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất. một học sinh trong lớp của thầy Ha-men, đã dự buổi học cuối cùng rất xúc động ấy. -Cách xây dựng tình huống truyện của tác giả như thế HS phát biểu nào? =>Xây dựng tình huống truyện độc đáo. - Xây dựng tình huống truyện độc -Em thấy tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật bằng cách HS phát biểu đáo. nào? =>Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại - Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm hình. trạng, suy nghĩ, ngoại hình. -Nêu nhận xét của em về việc sử dụng ngôn ngữ, câu
  4. văn của tác giả. HS phát biểu =>Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, câu văn biểu cảm, từ cảm - Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, câu thán và các hình ảnh so sánh. văn biểu cảm, từ cảm thán và các * HDHS tìm hiểu ý nghĩa của văn bản hình ảnh so sánh. - Qua việc tìm hiểu văn bản, em hãy nêu ý nghĩa văn 3.Ý nghĩa văn bản. bản? HS phát biểu - Tiếng nói là một giá trị văn hóa => GV nhận xét cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình. - Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài III.Tổng kết : học: - Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? Ghi nhớ SGK/55 => GV nhận xét Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới: 1.Hướng dẫn tự học: - Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện. - Sưu tầm những bài văn, thơ bàn về vai trò của tiếng nói dân tộc. *Liên hệ câu nói của Bác về tiếng mẹ đẻ: - Ta phải giữ đất nước của chúng ta,Tổ quốc của chúng ta; phải giữ cái tiếng của chúng ta. - Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục dân tộc mình. 2. Chuaån bò baøi mới:Chuẩn bị bài : Đêm nay Bác không ngủ - Đọc kĩ văn bản, xem kĩ các chú thích. - Trả lời các câu hỏi trong SGK để tìm hiểu câu chuyện cảm động về tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân. Tình cảm của người chiến sĩ đối với Bác Hồ. - Tìm hiểu về thể thơ. Sự kết hợp các phương thức biểu đạt. Việc sử dụng lời thơ, sử dụng từ. - Tìm hiểu ý nghĩa văn bản. - Xem trước ghi nhớ. - Trả lời các câu hỏi phần Luyện tập. * Rút kinh nghiệm: . > > > & < < <
  5. Ngày dạy: / / 201 Lớp: 6A Ngày dạy: / / 201 Lớp: 6A Tuần: 25 CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG ( Tiết: 1) Tiết 93 NHÂN HÓA _ _ _ * _ _ _ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa. - Tác dụng của phép nhân hóa. 2. Kĩ năng: - Nhận bết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa. - Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết. - Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức, tư duy, xác định giá trị giao tiếp,.ra quyết định 3. Thái độ: - Nhận biết và vận dụng tốt phép nhân hóa trong nói và viết. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP: 1 Phương pháp: Quy nạp, vấn đáp, 2. Kỹ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, chia nhóm, IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - So sánh thường có những kiểu nào? Cho ví dụ minh họa. - So sánh có tác dụng gì? 2 Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của Bài HS ghi trò Hoạt động 1 :Giới thiệu bài mới: Hoạt động 2: Hình thành các đơn vị kiến thức của bài học: * Nhân hóa là gì? I. Nhân hóa là gì? - Gọi Hs đọc câu 1 trong SGK HS đọc câu 1 Ví dụ : khổ thơ trong SGK/56 - Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ trên. trong SGK ( Gợi ý: Bầu trời được gọi bằng gì? Các hoạt động của HS phát biểu bầu trời được miêu tả như thế nào? Khi miêu tả cây mía, kiến, tác giả đã dùng những từ ngữ gì?) Ông trời => Bầu trời được gọi bằng ông. -> Ông thường được dùng Mặc áo giáp đen để gọi người, nay được dùng để gọi trời. Cách gọi như vậy Ra trân làm cho trời càng gần gũi với người. Muôn nghìn cây mía Các hoạt động của bầu trời: mặc áo giáp, ra trận. Các Múa gươm
  6. hoạt động của con người nay được dùng để miêu tả bầu Kiến trời trước cơn mưa làm tăng thêm tính biểu cảm cho câu Hành quân thơ, làm cho quang cảnh trước cơn mưa sống động hơn. Đầy đường. Cây mía: múa gươm Kiến : hành quân - Gọi Hs đọc câu 2 trong SGK HS đọc câu 1 - Cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay trong SGK hơn cách diễn đạt trong SGK ở chỗ nào? HS phát biểu =>Cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên có tính hình ảnh, làm cho các sự vật, sự việc được miêu tả gần gũi hơn với con người. - Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, em hãy cho biết nhân HS phát biểu hóa là gì? Nhân hóa có tác dụng như thế nào? => HS phát biểu, GV nhận xét. * Ghi nhớ SGK/ 57 *Các kiểu nhân hóa II.Các kiểu nhân hóa - Gọi HS đọc các câu trong SGK/57 HS đọc các câu Ví dụ : Các câu trong - Trong các câu trên, những sự vật nào được nhân hóa? trong SGK SGK/57 =>a/ miệng, tai, mắt, chân, tay HS phát biểu a/ lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, b/ tre cậu Chân, cậu Tay c/ trâu -> Dùng từ ngữ vốn gọi người để - Dựa vào các từ in đâm, cho biết mỗi sự vật trên được HS phát biểu gọi sự vật nhân hóa bằng cách nào? b/ Gậy tre, chông tre chống lại =>a/ Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật Tre xung phong . Tre giữ b/ Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người làng, để chỉ hoạt động, tính chất của vật -> Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, c/ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. tính chất của người để chỉ hoạt HS phát biểu động, tính chất của vật c/ Trâu ơi, -> Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. - Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, em hãy cho biết nhân hóa có mấy kiểu thường gặp? Đó là những kiểu nào? => HS phát biểu, GV nhận xét. Ghi nhớ SGK/ 58 Hoạt động 3: Luyện tập III. Luyện tập: Bài tập 1: Bài tập 1:Xác định và nêu tác - Gọi HS đọc bài tập 1 trong SGK. HS đọc bài tập 1 dụng của phép nhân hóa - HS xác định yêu cầu của bài tập. HS xác định yêu đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, - HS lần lượt phát biểu cầu. xe em, tíu tít, bận rộn. - GV nhận xét. HS phát biểu =>Phép nhân hóa thể hiện qua các từ ngữ: đông vui, mẹ, HS khác nhận con, anh, em, tíu tít, bận rộn. xét. -> quang cảnh bến cảng được miêu Tác dụng: làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả tả sống động hơn sống động hơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng. Bài tập 2: So sánh hai đoạn Bài tập 2: văn để tìm ra sự khác nhau - Gọi HS đọc bài tập 2 trong SGK. HS đọc bài tập 2 trong cách diễn đạt - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập. HS xác định yêu - HS lần lượt phát biểu cầu - GV nhận xét. HS phát biểu => HS khác nhận Đoạn 1 Đoạn 2 xét đông vui rất nhiều tàu xe tàu mẹ, tàu con tàu lớn, tàu bé xe anh, xe em xe to, xe nhỏ tíu tít nhận hàng về và chở nhận hàng về và chở hàng
  7. hàng ra ra bận rộn hoạt động liên tục -> Đoạn 1 sử dụng nhiều phép nhân hóa, nhờ vậy mà sinh động và gợi cảm hơn. Bài tập 3: Chỉ ra điểm khác nhau Bài tập 3: giữa hai cách viết. - Gọi HS đọc bài tập 3 trong SGK. HS đọc bài tập 3 Cách 1 : dùng nhiều phép - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập. HS xác định yêu nhân hóa -> thích hợp cho văn - HS lần lượt phát biểu cầu biểu cảm. - GV nhận xét. HS phát biểu Cách 2: thích hợp cho văn HS khác nhận thuyết minh. => Điểm khác nhau giữa hai cách viết: xét Cách 1 Cách 2 - trong họ hàng nhà chổi - trong các loại chổi - cô bé Chổi Rơm - chổi rơm - xinh xắn nhất - đẹp nhất - có chiếc váy vàng óng - tết bằng rơm nếp vàng - áo của cô - tay chổi - cuốn từng vòng quanh - quấn quanh thành cuộn người, trông cứ như áo len vậy -> Cách 1 tác giả dùng nhiều phép nhân hóa, ngay cả từ Chổi Rơm cũng được viết hoa như tên riêng của người làm cho việc miêu tả chổi gần với cách miêu tả người. Cách 1 có tính biểu cảm cao hơn , chổi rơn trở nên gần với con người, sống động hơn. -> thích hợp cho văn biểu cảm ->Cách 2 thích hợp cho văn thuyết minh. Bài tập 4: Bài tập 4: Chỉ ra phép nhân - Gọi HS đọc bài tập 4 trong SGK. HS đọc bài tập 4 hóa, kiểu nhân hóa và nêu tác - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập. HS xác định yêu dụng - HS lần lượt phát biểu cầu - GV nhận xét. HS phát biểu => a/ núi ơi ( trò chuyện, xưng hô với vật như với người). HS khác nhận b/ ( cua cá ) tấp nập; ( cò, sếu, vạc, le, ) cãi cọ om sòm: xét dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. họ ( cò, sếu, vạc, le, ) , anh ( cò ) : dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. c/ ( chòm cổ thụ ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; ( thuyền ) vùng vằng: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. d/ ( cây ) bị thương; thân mình, vết thương, cục máu: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. -> Tác dụng: bộc lộ tâm tình, tâm sự của con người ( câu a). Làm cho sự vật được miêu tả trở nên sống động, gần gũi với con người ( các câu còn lại). Bài tập 5: Bài tập 5: Đặt câu văn miêu tả có sử dụng phép nhân hóa. HS đặt câu Đặt câu văn miêu tả có sử dụng HS phát biểu phép nhân hóa. HS khác nhận xét Hoạt động 4: Củûng coá: - Nhân hóa là gì? - Nhân hóa có những kiểu nào?
  8. Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới: 1.Hướng dẫn tự học: - Nhớ khái niệm nhân hóa. - Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép nhân hóa. 2. Chuaån bò baøi mới:Chuẩn bị bài : Ẩn dụ - Đọc khổ thơ và trả lời câu hỏi trong SGK /68 để tìm hiểu ẩn dụ là gì? - Đọc các đoạn trích và trả lời các câu hỏi trong SGK / 68,69 để tìm hiểu các kiểu ẩn dụ. - Làm các bài tập 1,2,3 phần Luyện tập trong SGK. - Đặt câu, viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép ẩn dụ. Rút kinh nghiệm: .
  9. Ngày dạy: / / 201 Lớp:6A Ngày dạy: / / 201 Lớp:6A Tiết 96 PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI _ _ _ * _ _ _ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục,thứ tự miêu tả, cách xậy dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người. 2. Kĩ năng: - Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả. - Trình bài những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí. - Viết một đoạn văn, bài văn tả người. - Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp. - Kĩ năng giao tiếp, xác định giá trị, nhận thức,tư duy 3. Thái độ: - Nắm được và vận dụng tốt cách làm bài văn tả người. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP: 1 Phương pháp: Quy nạp, vấn đáp, gợi mở 2. Kỹ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kieåm tra baøi cuõ: - Muoán taû caûnh caàn phaûi theá naøo? - Boá cuïc baøi taû caûnh thöôøng coù maáy phaàn? Nêu nội dung của từng phần. 2.Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của Bài HS ghi trò Hoạt động 1 :Giới thiệu bài mới: Hoạt động 2: Nội dung bài học: * HDHS tìm hiểu phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả I Phương pháp viết một đoạn người. văn, bài văn tả người. - Gọi HS đọc các đoạn văn trong SGK/59,60 HS đọc các VD: Các đoạn văn trong - Mỗi đoạn văn trên tả ai? Người được tả có đặc điểm gì nổi đoạn văn SGK/59,60 bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh HS phát biểu nào? =>+ Đoạn 1: tả dượng Hương Thư: người chèo thuyền vượt thác. - Đoạn 1: tả dượng Hương Đặc điểm nổi bật: như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt Thư - người chèo thuyền vượt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy thác. lửa ghì trên ngọn sào -> tả người gắn với công việc. + Đoạn 2 : tả chân dung Cai Tứ: một ông cai gian giảo. - Đoạn 2 : tả chân dung Cai Tứ Đặc điểm nổi bật: thấp, gầy, mặt vuông, hai má hóp lại, lông - một ông cai gian giảo. mày lổmchổm trên gò xương, đôi mắt gian hùng, Mũi gồ sống -> tả chân dung nhân vật. mương, bộ râu mép, cái mồm toe toét tối om, mấy chiếc răng vàng hợm. + Đoạn 3: tả hình ảnh hai người trong keo vật: Quắm Đen và - Đoạn 3: tả hình ảnh hai ông Cản Ngũ. người trong keo vật: Quắm Đặc điểm nổi bật: Đen và ông Cản Ngũ. Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ đánh ráo riết. Anh
  10. vờn tả, đánh hữa, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn -> tả người gắn với công việc. lường. Quắm Đen như một con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên chân ông, bốc lên. Quắm Đen thì đang loay hoay gò lưng lại, không sao bê nổi cái chân ông Cản Ngũ. Quắm Đen mồ hôi, mồ kê nhễ nhại dưới chân. Ông Cản Ngũ: Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng ra, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. Ông đứng như cây trồng giữa sới. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, - Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc họa HS phát biểu chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không? =>Đoạn 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật. Đoạn 1,3 tả người gắn với công việc. Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau: + Tả chân dung thường gắn với các hình ảnh tĩnh, dùng nhiều danh từ, tính từ, + Tả người gắn với công việc: thường dùng nhiều động từ, tính từ, - Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh HS phát biểu Bố cục: có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. =>Phần mở đầu (Mở bài): từ đầu đến “ nổi lên ầm ầm”. Nội - Mở bài: giới thiệu chung về dung chính: giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật. quang cảnh nơi diễn ra keo vật. Phần thứ hai: ( Thân bài ): từ “Ngay nhịp trống đầu” đến “ sợi -Thân bài : miêu tả chi tiết dây ngang bụng vậy”. Nội dung chính: miêu tả chi tiết keo vật. keo vật. Phần ba (Kết bài): từ “ Các đô vật ngồi quanh xới” đến hết. - Kết bài: nêu cảm nghĩ và Nội dung chính: nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật. nhận xét về keo vật. - Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết muốn tả người cần phải làm gì? Bố cục của bài văn tả người thường có mấy phần? Nêu nội dung của từng phần. => HS phát biểu dựa vào ghi nhớ SGK / 61 Ghi nhớ SGK / 61 Hoạt động 3: : Luyện tập II. Luyện tập Bài tập 1: Bài tập 1: - Gọi HS đọc bài tập 1 trong SGK. HS đọc bài tập Nêu các chi tiết tiêu biểu mà - HS xác định yêu cầu của bài tập 1 em sẽ lựa chọn khi miêu tả - HS phát biểu HS xác định một em bé chừng 4-5 tuổi - GV nhận xét. yêu cầu HS phát biểu. HS khác nhận xét. Bài tập 2: Bài tập 2: - Gọi HS đọc bài tập 2 trong SGK. HS đọc bài tập Lập dàn ý cơ bản cho đề bài - HS xác định yêu cầu của bài tập. 2. trên. - HS của các nhóm lần lượt trình bày dàn ý đã chuẩn bị HS xác định - GV nhận xét. yêu cầu HS các nhóm lần lượt trình bày dàn ý đã chuẩn bị HS khác nhận xét.
  11. Hoạt động 4: Cuûng coá: - Hãy nhắc lại dàn ý chung của bài văn tả người. Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới: 1. Hướng dẫn tự học: - Nhớ các bước cơ bản khi làm bài văn tả người. - Nhớ dàn ý đại cương của bài văn tả người. - Viết một đoạn hoặc một bài văn tả người có sử dụng phép so sánh. 2. Chuaån bò baøi mới: Soạn bài : Luyện nói về văn miêu tả. - Đọc đoạn văn trong SGK / 71 và tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng. - Đọc câu 2 trong SGK/ 71.Dựa vào văn bản Buổi học cuôí cùng , tập trả lời các câu hỏi trong SGK. Dựa vào đó để phát triển thành bài nói tiết sau trình bày. * Rút kinh nghiêm: . > > > & < < <