Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 5

docx 30 trang Hải Hòa 08/03/2024 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_3_tuan_5.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 5

  1. Trường Tiểu học GV: Lớp KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TIẾNG VIỆT PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN BÀI: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM Tuần 5 Tiết Thời gian thực hiện ngày tháng năm I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. - Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS năng khiếu kể được toàn bộ câu chuyện. - Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, ). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. - Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. - Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ, - Giáo dục HS có ý thức: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm *GDBVMT: - Chi tiết: Việc leo rào của các bạn làm giập cả những cây hoa trong vườn. GD: có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
  2. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: Bài giảng điện tử 2. HS: Sách giáo khoa, vở III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 2. Khởi động: (3 phút) 3. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ để bước vào bài học mới. - HS hát bài: Chú bộ đội - Kết nối bài học. - Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành: a. GV đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một - HS lắng nghe. lượt với giọng: + Giọng người dẫn chuyện: gọn, rõ, nhanh. + Giọng viên tướng: tự tin, ra lệnh. + Giọng chú lính nhỏ: rụt rè, bối rối ở phần đầu truyện chuyển thành quả quyết (trong lời đáp) ở cuối truyện. + Giọng thầy giáo: lúc nghiêm khắc, lúc dịu dàng, lúc buồn bã.
  3. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó: - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả đoạn và giải nghĩa từ khó: lớp (loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, ). - HS chia đoạn (4 đoạn như SGK). - Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn câu dài: trong nhóm. Lời viên tướng: - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. + Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!// + Chỉ những thằng hèn mới chui.// + Về thôi! // (mệnh lệnh, dứt khoát) Lời chú lính nhỏ: + Chui vào à?// (rụt rè, ngập ngừng) + Ra vườn đi!// (khẽ, rụt rè) + Nhưng như vậy là hèn.// (quả quyết)
  4. - GV yêu cầu đặt câu với từ “Thủ lĩnh”, tìm từ trái nghĩa với từ “Quả quyết” - Đọc phần chú giải (đọc cá nhân). d. Đọc đồng thanh: - 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Lớp đọc đồng thanh đoạn 4. C. HĐ LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH 1.HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi - 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài. cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút). - GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Các bạn nhỏ trong chuyện chơi + Chơi trò đánh trận giả trong vườn trường. trò chơi gì? Ở đâu? + Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hỏng dưới chân hàng + Chú lính sợ làm đổ hàng rào của vườn rào? trường.
  5. + Việc leo rào của các bạn khác gây + Hàng rào đổ tướng sĩ đè lên hoa mười giờ. hậu quả gì? + Thầy giáo chờ mong điều gì ở học + Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết sinh trong lớp? điểm. + Vì sao chú lính nhỏ run lên khi - Có thể trả lời theo ý của mình. nghe thầy giáo hỏi? + Phản ứng của chú lính như thế nào? khi nghe lệnh “Về thôi” của + Chú nói: Như vậy là hèn, rồi quả quyết bước viên tướng? về phía vườn trường. + Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ? + Mọi người sững nhìn chú rồi bước theo như + Ai là người lính dũng cảm trong bước theo một người chỉ huy dũng cảm chuyện này? Vì sao? + Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới hàng rào lại là người dũng cảm.Vì đã dám nhận và sửa lỗi. + Các em có khi nào dũng cảm nhận và sửa lỗi như bạn nhỏ trong chuyện - Trả lời theo suy nghĩ của bản thân. không? *GV chốt ND: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. 2.HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
  6. - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài. - Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của - Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện các nhân vật. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. *Chú ý giọng đọc của chú lính nhỏ - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét chung - Chuyển HĐ. 3. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: - Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện. * Cách tiến hành: a. GV nêu yêu cầu của tiết kể - Lắng nghe. chuyện b. Hướng dẫn HS kể chuyện: - Câu hỏi gợi ý: - Học sinh đọc thầm các câu hỏi trong từng đoạn để tìm hiểu yêu cầu của bài. + Tranh 1: Viên tướng ra lệnh như - Vượt rào, bắt sống nó. ngập ngừng. thế nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao? + Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào - Cả tốp: leo lên hàng rào. Chú lính nhỏ: chui bằng cách nào? Kết quả ra sao? qua lỗ hổng.
  7. + Tranh 3: Thầy giáo nói gì với học sinh? Thầy mong điều gì ở các bạn? - Thầy nghiêm giọng hỏi , thầy chờ đợi sự can + Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế đảm nhận lỗi từ học sinh. nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào? - - Nhóm trưởng điều khiển: - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. c. HS kể chuyện trong nhóm - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. d. Thi kể chuyện trước lớp: - Lớp nhận xét. * Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu *GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về ai? + Em học được gì từ câu chuyện này? - HS trả lời theo ý đã hiểu. - HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Nhiều Hs trả lời. 4. HĐ ứng dụng (1 phút): - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. - Luyện đọc trước bài: Cuộc họp của chữ viết.
  8. 6. Củng cố- dặn dò Nhận xét tiết học Trường Tiểu học GV: Lớp KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TIẾNG VIỆT PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ BÀI: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM Tuần 5 Tiết Thời gian thực hiện ngày tháng năm I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nghe - viết đúng bài CT; làm đúng BT 2a. - Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3). -Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n. -Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. -Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. -Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử - HS: SGK, vở III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
  9. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Hát: “Chú bộ đội” 5. Khởi động: (3 phút) - Viết bảng con: loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, 6. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ để nâng niu, hàng rào, bước vào bài học mới. - Kết nối nội dung bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút): *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - GV đọc đoạn văn một lượt. - 1 Học sinh đọc lại. + Đoạn văn kể chuyện gì? - Lớp tan học, chú lính nhỏ rủ viên tướng ra sửa lại hàng rào, viên tướng không nghe và chú quả quyết bước về vườn trường, mọi người ngạc nhiên và bước nhanh theo chú. b. Hướng dẫn trình bày: - Đoạn văn có 5 câu. + Đoạn văn có mấy câu? - Các từ đầu câu: Khi, Ra, Viên, Về, Nhưng, + Trong đoạn văn có những từ nào Nói, Những, Rồi phải viết hoa. phải viết hoa? Vì sao? - Lời của nhân vật viết sau dấu hai chấm, xuống dòng và dấu gạch ngang.
  10. + Lời của các nhân vật được viết như - Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch thế nào? ngang, dấu chấm than. + Trong đoạn văn có những dấu câu nào? - Quả quyết, viên tướng, sững lại, vườn trường, c. Hướng dẫn viết từ khó: dũng cảm, - Luyện viết từ khó, dễ lẫn. - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh. 2. HĐ viết chính tả (15 phút): *Mục tiêu: - Học sinh nghe viết chính xác đoạn chính tả. - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn - Lắng nghe đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Cho học sinh viết bài. Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. - HS nhìn bảng chép bài.
  11. 3. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì mình theo. gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau. - GV đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài. - Lắng nghe. - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. 4. HĐ làm bài tập (5 phút) *Mục tiêu: Làm đúng các bài tập phân biệt l/n, en/eng. *Cách tiến hành: Bài 2a: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong - Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp sách giáo khoa. - Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng. - Lời giải: Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
  12. Bài 3: Làm việc theo nhóm - Chia sẻ trước lớp - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Phát giấy chép sẵn đề và bút dạ cho - Nhận đồ dùng học tập. các nhóm. - HS tự làm bài trong nhóm. - Gọi 2 nhóm dán bài lên bảng. - 2 nhóm dán bài lên bảng. - Xoá từng cột chữ và cột tên chữ, yêu cầu HS học thuộc và viết lại. - HS đọc. - Yêu cầu HS viết lại vào vở. - HS viết. 5. HĐ ứng dụng (3 phút) - Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai. - Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả. 6.HĐ sáng tạo (1 phút) - Về nhà tự luyện chữ cho đẹp hơn. 7. Củng cố- dặn dò Nhận xét tiết học IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
  13. Trường Tiểu học GV: Lớp KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TIẾNG VIỆT PHÂN MÔN: TẬP VIẾT BÀI: ÔN CHỮ HOA C (Tiếp theo) Tuần 5 Tiết Thời gian thực hiện ngày tháng năm I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa C, V, A (1 dòng). - Viết đúng, đẹp tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Chim khôn dễ nghe (1 lần). -Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. -Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp. -Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm -Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử - HS: Bảng con, vở Tập viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
  14. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Hát: Chữ đẹp nết càng ngoan. B. Khởi động: (3 phút) - Lắng nghe. 7. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ để bước vào bài học mới. - Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) *Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - C, V, A, N. - 3 Học sinh nêu lại quy trình viết - Học sinh quan sát. + Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
  15. - Treo bảng 3 chữ. - HS viết bảng con: C, V, A, N. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Học sinh đọc từ ứng dụng. - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Chu Văn An. => Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng nhà Trần, ông được coi là ông tổ của nghề dạy học. Ông có nhiều trò giỏi, sau này đã trở thành nhân tài của đất nước. - 3 chữ: Chu Văn An. + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? - Chữ C, h, V, A cao 2 li rưỡi, chữ u, ă, n + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có cao 1 li. chiều cao như thế nào? - Bằng 1 con chữ o. + Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng - HS viết bảng con: Chu Văn An. nào? -Viết bảng con. - HS đọc câu ứng dụng. Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Lắng nghe. - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự. + Trong từ câu dụng, các chữ cái có - HS phân tích độ cao các con chữ: Các chiều cao như thế nào? chữ C, h, k, g , d, N cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Cho HS luyện viết bảng con. - Học sinh viết bảng: Chim, Người. 3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)
  16. *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: - Quan sát, lắng nghe. + 1 dòng chữ Ch cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ V, A cỡ nhỏ. + 2 dòng Chu Văn An cỡ nhỏ. + 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết - Lắng nghe và thực hiện. và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp hiệu lệnh của giáo viên. đỡ học sinh viết chậm. - Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh. - Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh. 4. HĐ ứng dụng: (1 phút) - Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. - Thực hiện nói năng dịu dàng, lịch sự. - Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ có 5. HĐ sáng tạo: (1 phút) cùng chủ đề.
  17. 6. Củng cố- dặn dò Nhận xét tiết học IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
  18. Trường Tiểu học GV: Lớp KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TIẾNG VIỆT PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT(44) Tuần 5 Tiết Thời gian thực hiện ngày tháng năm I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu nội dung: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.) - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: lấm tấm, lắc đầu, dõng dạc - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Giáo dục HS sử dụng dấu câu hợp lí trong khi viết, -Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mí. -Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV:Bài giảng điện tử Bài- HS: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật:
  19. - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Hát bài: Lớp chúng mình rất vui. Khởi động: (3 phút) - Học sinh trả lời. 8. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ để bước vào bài học mới. + Theo em các chữ viết có biết họp không? Nếu có thì khi họp chúng sẽ bàn - Lắng nghe về nội dung gì? - Mở sách giáo khoa. - GV kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. C.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. HĐ Luyện đọc (15 phút) *Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài. * Cách tiến hành : a. GV đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý HS - HS lắng nghe. đọc với giọng: + Giọng bác chữ A: Dõng dạc + Giọng Dấu Chấm: Rõ ràng, rành mạch + Giọng các dấu khác: Ngạc nhiên, phàn nàn. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:
  20. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (lấm tấm, lắc đầu, dõng dạc ) c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng - HS chia đoạn (4 đoạn như SGK). đoạn và giải nghĩa từ khó: + Đoạn 1: Vừa tan học lấm tấm mồ hôi. + Đoạn 2:Có tiếng xì xào lấm tấm mồ hôi. + Đoạn 3: Tiếng cười rộ lên Ẩu thế nhỉ! + Đoạn 4: Phần còn lại. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện đoạn trong nhóm. lỗi phát âm của HS. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. - Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: + Thưa các bạn!// Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.// Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu.// Có đoạn văn/ em viết thế này:// “ Chú lính bước vào đầu chú.// Đội chiếc mũ sắt dưới chân.// Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.”// * - 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
  21. d. Đọc toàn bài: - 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. 2. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút) *Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi. *Cách tiến hành: - Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài. - 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút) *GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. *Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. - Đọc lại đoạn 1. + Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? - Các chữ cái và dấu câu họp để bàn cách giúp đỡ bạn Hoàng, Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết những câu rất buồn cười. - Yêu cầu HS đọc tiếp các đoạn còn lại. - Đọc các đoạn còn lại. + Cuộc họp đã đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? - Cuộc họp đề nghị anh Dấu Chấm mỗi khi Hoàng định chấm câu thì nhắc Hoàng đọc *GV lưu ý HS: Đây là một chuyện vui lại câu văn một lần nữa. nhưng được viết theo đúng trình tự của một cuộc họp thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cùng tìm hiểu trình tự của một cuộc họp. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ lớn. - Chia nhóm theo yêu cầu. - Yêu cầu thảo luận trả lời câu hỏi 3.
  22. - Thảo luận, sau đó 4 nhóm dán bài lên bảng. DIỄN BIẾN CUỘC HỌP Nêu mục đích cuộc họp Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Nêu tình hình của lớp Em Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.” Nêu nguyên nhân dẫn Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ để ý đến dấu chấm câu. đến tình hình đó Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy. Nêu cách giải quyết Từ nay, mỗi khi Hoàng định đặt dấu chấm câu, Hoàng phải đọc lại câu văn một lần nữa. Giao việc cho mọi người Anh dấu chấm câu yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa trước khi Hoàng đặt dấu chấm câu. *Nội dung: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. 3. HĐ Đọc diễn cảm (7 phút) *Mục tiêu: HS đọc diễn cảm theo vai. *Cách tiến hành: Hoạt động theo nhóm - cả lớp - GV gọi 1 vài nhóm HS, mỗi nhóm 4 - Mỗi HS đọc 1 đoạn. em tự phân vai (Người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, Dấu Chấm) đọc lại truyện. - GVHD các em đọc đúng, đọc hay theo gợi ý mục a. - 2 3 nhóm HS thi đọc, cả lớp theo dõi. - GV cùng cả lớp bình chọn bạn và nhóm đọc hay nhất. - Bình chon nhóm đọc hay nhất.
  23. 4. HĐ ứng dụng (1 phút) : - VN tiếp tục luyện đọc diễn cảm. 5. HĐ sáng tạo (1 phút) - Sưu tầm các bài đọc có chủ đề tương tự. => Đọc trước bài: Bài tập làm văn. 6. Củng cố- dặn dò Nhận xét tiết học IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
  24. Trường Tiểu học GV: Lớp KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TIẾNG VIỆT PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI: SO SÁNH Tuần 5 Tiết Thời gian thực hiện ngày tháng năm I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nắm được một số kiểu câu so sánh mới: so sánh hơn kém. Nắm được các từ ý nghĩa so sánh hơn kém, biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. - Phân biệt được một số kiểu câu so sánh hơn kém; biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. -Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích các hỉnh ảnh đẹp, yêu thích môn học. -Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm -Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Khởi động: (3 phút)
  25. 9. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ để bước vào bài học mới. - Trò chơi: Hái hoa dân chủ: Giáo viên tổ - HS thi đua nhau nêu kết quả. chức cho học sinh thi đua nêu các câu thành ngữ, tục ngữ về tình cảm của cha mẹ với con cái; con cháu đối với ông bà, cha mẹ; anh chị em đối với nhau. - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút) *Mục tiêu: Nắm được một số kiểu câu so sánh mới: so sánh hơn kém. *Cách tiến hành: Làm việc nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp Bài tập 1: Tìm các hình ảnh so sánh - Yêu cầu HS làm bài tập vào vở nháp. - Nêu yêu cầu bài tập . - Chữa bài, thống nhất kết quả. - Hs thảo luận nhóm đôi. - Chữa bài trên bảng. - Thống nhất kết quả. a) Cháu- hơn. Ông - buổi trời chiều. *Lưu ý về những sự vật được so sánh cho Cháu- ngày rạng sáng đối tượng Hs M1 - Gv chốt lại lời giải đúng và giới thiệu 2 loại so sánh: So sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. - Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
  26. Bài tập 2: Ghi lại các từ so sánh trong các - Ghi bài vào vở bài tập. khổ thơ - Đọc YC bài. + Yêu cầu HS thảo luận theo cặp tìm từ so sánh trong khổ thơ. - HS thảo luận theo cặp tìm từ so sánh - Yêu cầu HS nêu các từ chỉ so sánh, hướng trong từng câu. dẫn thống nhất kết quả đúng. - Hs trình bày theo từng câu. Câu a: hơn, là, là. Câu b: hơn. Câu c: chẳng bằng, là 2. HĐ thực hành (15 phút): *Mục tiêu : Nắm được các từ ý nghĩa so sánh hơn kém, biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Cả lớp - Bài tập 3:Tìm và ghi tên sự vật được so sánh trong các câu thơ. - GV gọi Hs đọc YC bài tập. - Nêu yêu cầu bài tập. + Yêu cầu HS tự thực hiện rồi chữa bài . - Đọc từng câu và ghi từng sự vật so sánh với nhau: + Quả đào - Đàn lợn con. + Tàu dừa - Chiếc lược. + Yêu cầu HS nêu từng câu. - HS nêu - góp ý, thống nhất kết quả. - GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 4: Tìm từ so sánh có thể thêm vào chỗ chấm. - Nêu yêu cầu bài tập.
  27. - Yêu cầu HS nêu những sự vật được so sánh với nhau. - HS nêu các từ mẫu (đọc cả câu so sánh) - Yêu cầu HS nêu ý kiến. - Tìm và nêu từ thích hợp - thống nhất VD: Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây kết quả. xanh. - Gv chốt KT bài. 3. HĐ ứng dụng (3 phút): - Tìm các hình ảnh so sánh mà em biết (làm miệng). - Tự tìm các câu văn, câu thơ có hình 4. HĐ sáng tạo (1 phút): ảnh so sánh. 5. Củng cố- dặn dò Nhận xét tiết học IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
  28. Trường Tiểu học GV: Lớp KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TIẾNG VIỆT PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN BÀI: LUYỆN TẬP KỂ VỀ GIA ĐÌNH Tuần 5 Tiết Thời gian thực hiện ngày tháng năm I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -HS giới thiệu được các thành viên trong gia đình với một người bạn. -Rèn kĩ năng kể chuyện. - Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình. - Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. - Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Hát bài: Cả nhà thương nhau. B. Khởi động: (3 phút) - Nêu nội dung bài hát.
  29. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ để bước - Lắng nghe vào bài học mới. - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới. - Ghi đầu bài lên bảng. B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. HĐ thực hành: (30 phút) *Mục tiêu: - Kể được một cách đơn giản về gia đình. *Cách tiến hành: Bài 1: (Nhóm 4 - Cả lớp) - GV gọi HS đọc YC bài: Giới thiệu - 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. được các thành viên trong gia đình em. - HS làm việc theo nhóm 4. - Hs làm việc nhóm 4. + Gia đình em có mấy người? Đó là - HS nghe kể cho nhau nghe về từng người những ai? trong gia đình của mình. + Công việc của mỗi người trong gia đình là gì? + Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào? + Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào? - Gọi một số nhóm trình bày trước lớp. - Đại diện nhóm trình bày - Tuyên dương, khen ngợi. - Nhận xét, bổ sung Bài 2: (Cá nhân - Cả lớp)
  30. - Gọi HS đọc YC: Kể lại các thành viên của gia đình em: - 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài. + Tên, tuổi, công việc, tính tình của mọi - HS làm việc cá nhân (phiếu). người trong gia đình và tình cảm của em với mọi người . - GV đánh giá, nhận xét một số bài - Nhận xét nhanh bài làm của HS, tuyên dương những em làm tốt. - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm. 2. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về nhà kể về gia đình 1 người bạn với gia đình mình. 3. HĐ sáng tạo (1 phút) - Thực hiện lối sống đẹp, trân trọng, yêu thương và quan tâm tới mọi người trong gia 4. Củng cố- dặn dò đình. Nhận xét tiết học IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: