Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020

doc 22 trang Hương Liên 24/07/2023 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_18_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020

  1. Tuần 18 Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2019 Sáng: Tiết 1: Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC (Dạy bù thứ năm 26/12 tuần 17 Kiểm tra cuối học kì 1) Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui , hạnh phúc cho người khác I. MỤC TIÊU - Rèn kĩ năng nói : - Biết tìm và kể được câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người xung quanh . . - Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện . - Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn . - Giáo dục HS biết sống vui vẻ hoà thuận với mọi người. BVMT: - GV gợi ý HS chọn kể những câu chuyện nói về tấm gương con người biết bảo vệ môi trường( trồng cây gây rừng, quét dọn vệ sinh đường phố, ), chống lại những hành vi phá hoại môi trường( phá rừng, đốt rừng) để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem lại niềm vui cho người khác. TTHCM: Giáo dục tinh thần làm việc vì hạnh phúc nhân dân của Bác. Bổ sung một ý ở bài tập 1: những câu chuyện về Bác Hồ với nhân dân, Bác Hồ với các cháu TN. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Đọc một số sách, truyện, bài báo có nội dung viết về những người nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người xung quanh . - HS: Chuẩn bị nội dung câu chuyện theo yêu cầu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp : KT đồ dùng HS 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS kể chuyện về một buổi sum họp - 2 HS kể chuyện, cả lớp nghe và đầm ấm trong gia đình. nhận xét Dạy bài mới : Giới thiệu bài : Trong tiết kể chuyện hôm nay, -HS lắng nghe. tiếp tục chủ điểm vì hạnh phúc con người, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác . Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề : -Cho 1 HS đọc đề bài . - HS đọc đề bài . -Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài . - HS nêu yêu cầu của đề bài . -GV gạch dưới những chữ quan trọng : đã - HS theo dõi trên bảng . nghe, đã đọc, biết sống đẹp, biết mang lại niềm
  2. vui , hạnh phúc cho người khác . -Cho HS đọc gợi ý SGK. - HS đọc gợi ý . -Cho HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể . - HS nói tên câu chuyện mình sẽ -Cho HS dựa vào gợi ý, lập dàn ý sơ lược câu kể chuyện mình sẽ kể . - HS dựa vào gợi ý, lập dàn ý sơ -GV kiểm tra giúp đỡ . lược câu chuyện mình sẽ kể . HS thực hành : Kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : -Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa chuyện. - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi GV quan sát cách kể chuyện của HS, uốn nắn, về chi tiết, ý nghĩa chuyện . giúp đỡ HS. -Thi kể chuyện trước lớp, đối thoại cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện - HS thi kể chuyện trước lớp, đối thoại cùng các bạn về nội dung ý -GV nhận xét, tuyên dương. nghĩa câu chuyện. 3.Củng cố dặn dò: - Lớp nhận xét, bình chọn . Liên hệ : GDBVMT: qua bài học này các em cần có ý thức chống lại những hành vi phá hoại môi trường (phá rừng, đốt rừng), biết giữ gìn cuộc sống bình yêu, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác - Về nhà kể chuyện cho người thân, chuẩn bị trước nội dung cho tiết kể chuyện tuần sau : Chiếc đồng hồ -HS lắng nghe. -GV nhận xét tiết học Tiết 2: Tập đọc ÔN TẬP HỌC KÌ I TIẾT 1 I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra: đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ 110 tiếng/phút, biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài thơ, đoạn văn. - Thu thập xử lí thông tin (lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể). Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê. - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo y/c của BT2. - Nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo y/c của BT3. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó. - HSNK: đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. - Giáo dục các em ý thức luyện đọc đúng, đọc hay, ý thức hợp tác với bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17. III Hoạt động dạy học
  3. 1-Giới thiệu bài - Giới thiệu nội dung học tập của tuần 18 và nêu mục đích, yêu cầu của tiết 1. 2-Hướng dẫn ôn tập Bài tập 1/173 - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS ôn tập - Từng HS lên bốc thăm bài đọc rồi về chỗ chuẩn bị 1-2 phút - HS đọc bài trong sgk hoặc đọc thuộc lòng 1 đọan hay cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc - HS tham gia đặt câu hỏi cho bạn - HSK,G hỏi về biện pháp nghệ thuật. - HS nhận xét bạn đọc và trả lời - GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, gv cho các em về nhà luyện đọc để KT lại trong tiết sau Bài tập 2 - Y/c HS đọc và xác định y/c của bài. - Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung - HS đọc yêu cầu như thế nào? - HS nêu :Tên bài – Tác giả - Thể loại. - Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm - HS nhận xét. Giữ lấy màu xanh. - Như vậy cần lập bảng thống kê gồm mấy cột, - HS nêu tên 6 bài TĐ. mấy hàng? - HS nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS tự làm bài, gợi ý HS mở Mục lục sách để tìm bài cho nhanh - gồm 3 cột dọc, 7 hàng ngang - 1 HS làm trên bảng, lớp làm VBT - Nhận xét, kết luận. - Lớp nhận xét bài trên bảng. Bài tập 3 - Y/c HS đọc và xác định y/c của bài. - Phân tích và giúp HS nắm vững yêu cầu của - HS đọc yêu cầu và nội dung BT bài. - Gợi ý : nên đọc lại chuyện Người gác rừng tí hon để có được những nhân xét chính xác về bạn. Hãy nói về bạn như một người bạn chứ không phải như một nhân vật trong truyện. - Yêu cầu HS tự làm bài - HS làm bài vào VBT. - GV cho điểm những HS nói tốt. - 1 số HS nối tiếp nhau đọc bài của mình, lớp nhận xét, bổ sung. 3- Củng cố, dặn dò - Tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị tiết sau. Tiết 3: Toán DỊÊN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
  4. I. MỤC TIÊU: - Nắm được quy tắc tính diện tích hính tam giác. - Biết vận dụng quy tắc để tính diện tích hình tam giác. - Giáo dục các em ham thích học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bộ đồ dùng dạy toán 5; giấy, kéo III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: - Vẽ một hình tam giác . Nêu tên các đỉnh, góc và cạnh. 2- Bài mới Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: a/ Cắt hình tam giác và ghép thành hình chữ nhật Nêu yêu cầu: Cắt và ghép 2 tam giác bằng nhau thành hình chữ nhật - Đối với HSTB - Y: Cần hướng dẫn theo các - HS thực hành bước ( SGK- 87) - HS: Trình bày cách làm trên bảng b/ So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học vừa ghép - Tính diện tích HCN - HS nêu cách tính - HS nhận xét, bổ - So sánh CD của HCN và đáy của hình tam sung. giác - So sánh CR của HCN và chiều cao của hình - Quan sát hình vẽ và nêu ý kiến:HS nêu tam giác. ý kiến; HS nhận xét. - So sánh S.HCN và S.tam giác c/ Hình thành quy tắc và công thức tính diện tích tam giác - Tính diện tích tam giác như thế nào? - Trên cơ sở phần b- HS tự rút ra cách *Chốt lại:Công thức và quy tắc ( SGK-87) tính S.tam giác từ S.HCN - HS nhắc lại Hướng dẫn HS luyện tập( 88) Bài 1: - Y/c HS đọc và xác định y/c. - Đọc và xác định y/c của bài. - Y/c HS làm nháp - lên bảng. - Làm bài vào vở nháp- lên bảng - Nhận xét bài làm của HS - Nhận xét bài làm của bạn. *Củng cố:Quy tắc tính diện tích tam giác - HS nhắc lại. Bài 2: (HS hoàn thành sớm bài 1 có thể làm - HS đọc và xác định y/c. bài 2) - Nhận xét về đơn vị đo. Lưu ý: Bài 2 cần phải đổi đơn vị đo để độ dài - HS làm bài nháp - trình bày bài trước đáy và chiều cao có cùng đơn vị đo. lớp. - Nhận xét, kết luận. - Nghe và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào? - Nhận xét giờ học.
  5. Tiết 4: Đạo đức THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố, bổ sung cho HS kiểm tra về những bài đạo đức đã học ở cuối kì 1. HS có hành vi, việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. - GD cho HS trở thành những con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: ND bài, SGK.VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bài Đạo đức đã học ở kì 1? - 2 HS nêu phần ghi nhớ bài 5. - 2 HS nêu - GV nhận xét. 2, Bài mới a, Giới thiệu bài. b) Các hoạt động Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm Bài tập 1: Hãy ghi những việc làm của HS lớp 5 nên làm và những việc không nên làm theo hai cột dưới đây: Nên làm Không nên làm . - GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4. - HS thảo luận nhóm theo - Mời đại diện một số nhóm trình bày. hướng dẫn của GV. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trình bày. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng - HS khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Bài tập 2: Hãy ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em? - HS làm bài ra nháp. - HS làm bài ra nháp. - HS trình bày. - Mời một số HS trình bày. - HS khác nhận xét. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Làm việc theo cặp *Bài tập 3: Hãy ghi lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân? - GV cho HS ghi lại rồi trao đổi với bạn. - HS làm rồi trao đổi với bạn. - Mời một số HS trình bày. - HS trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Kể tên một số chuẩn mực đạo đức đã học ở học kì - GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học.
  6. Chiều: Tiết 3: Âm nhạc TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ I. MỤC TIÊU: - HS hát theo giai điệu và đúng lời ca 2 bài hát. - HS tập biểu diễn 2 bài hát. - Giáo dục HS lòng yêu âm nhạc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV hát tốt 2 bài hát. - Thanh phách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ học. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát “Những bông hoa những bài ca, Ước mơ” Ôn tập bài “Những bông hoa những bài ca” - GV bài hát. - HS nghe bài hát. GV nghe và sửa sai cho HS. - HS thực hiện. - GV chỉ định HS hát. - GV chỉ định HS thực hiện gõ đệm theo tiết tấu, - HS thực hiện theo cá nhịp, phách. nhân, nhóm, tổ. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp 1 số - HS thực hiện. động tác phụ hoạ. - GV chỉ định nhóm 4-5 em lên trình bày bài hát - HS thực hiện theo cá trước lớp. nhân, nhóm. Ôn tập bài “ước mơ” - HS thực hiện. Các hoạt động ôn tập tương tự bài “Những bông hoa những bài ca” *Hoạt động 2: Thi biểu diễn: GV cho các nhóm lên thi đua biểu diễn 1 trong 2 bài hát. GV nhận xét, tuyên dương. - HS thực hiện. 3. Củng cố- Dặn dò: - GV nhận xét - tuyên dương. - Dặn dò về nhà. Thứ ba ngày 31 tháng 12 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu ÔN TẬP HỌC KÌ I TIẾT 3 I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra đọc- hiểu (lấy điểm) - yêu cầu như ở tiết 1 (HSNK nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn).
  7. - Lập bảng thống kê về vốn từ môi trường. - HS làm tốt các bài tập trong vở bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: VBT; phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, bảng nhóm. - HS: SGK, VBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu một số bài tập đọc, HTL thuộc chủ đề Vì hạnh phúc con người? 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. b) Giảng bài. * HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. - GV tiếp tục kiểm tra một số em còn lại và những em chưa đạt y/c. - HS bốc bài và đọc bài. *HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. - Y/c HS đọc kĩ bài và thảo luận làm bài theo nhóm đôi. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài. - 2 em đọc y/c của bài. - GV phát phiếu học tập cho từng nhóm và tờ giấy - HS làm việc theo nhóm, to để các nhóm làm và chữa bài. đại diện gắn bài, chữa bài - GV và HS cùng nhận xét kết luận. trên bảng. - Củng cố lại các từ ngữ trong chủ đề môi trường. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt. - Y/c HS ôn bài và làm bài trong vở bài tập. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết tính diện tích tam giác. - Biết cách tính diện tích hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông của nó. - Giáo dục các em ham thích học toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: bộ đồ dùng dạy học toán 5 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu cách tính diện tích hình tam giác. 2. Hướng dẫn HS luyện tập( 88,89) Bài 1: - Y/c HS đọc và xác định y/c của bài. - Đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài. - Y/c HS làm bài nháp- 1 HS làm bảng nhóm. - Làm bài vào vở nháp-1 HS làm bảng nhóm
  8. - Y/c HS trình bày bài làm của mình - HSnhận xét. *Củng cố: Q.tắc tính diện tích tam giác - HST nhắc lại. Lưu ý: Phần b/ cần chuyển đổi đơn vị đo Bài 2: - Y/c HS đọc và xác định y/c của bài. - HS đọc và xác định y/c của bài. - Chỉ ra đáy và đường cao tương ứng trong - Quan sát hình vẽ mỗi tam giác vuông (đồ dùng) - HS Dùng ê- ke để kiểm tra - HS Rút ra nhận xét về hình tam giác vuông ; HS nhắc lại. - Nêu cách tính diện tích hình tam giác vuông. - HS Nêu và giải thích. *Chốt lại: - HS nhắc lại. S. Tam giác vuông=Tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2. Bài 3: - Y/c HS đọc và xác định y/c của bài. - Y/c HS nêu cách làm. - Y/c HS làm bài vào vở,1em làm bảng - Y/c HS đọc và xác định y/c của bài. nhóm. - HS nêu - HS nghe và nhận xét. - Nhận xét bài làm của HS. - Làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm. *Củng cố: Cách tính diện tích tam giác vuông. Bài 4: (HS làm nếu các em hoàn thành sớm bài 3) - Y/c HS đọc và xác định y/c của bài; bài có mấy y/c? - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu - Đo độ dài các cạnh tố cần tìm. - Tính diện tích các hình - Thực hành đo và tính. - Y/c HS trình bày bài của mình. - Nhận xét, kết luận. - Trình bày bài. *Củng cố: Các tam giác có diện tích bằng nhau. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu cách tính diện tích tam giác vuông. - Nhận xét giờ học. Tiết 3: Thể dục SƠ KẾT HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: - Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và biết đổi chân khi đi đều sai nhịp.Yêu cầu biết thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác. - Sơ kết học kì I: Nhắc lại được những nội dung cơ bản đã học trong học kì I - Trò chơi "Chạy tiếp sức theo vòng tròn". Yêu cầu biết chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi. - GD cho HS trở thành con người phát triển toàn diện. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị còi. III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP:
  9. Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu: 6-10’ - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu - Học sinh tập hợp cầu bài học. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Học sinh khởi động. x GV B. Phần cơ bản: 18-22’ - Đứng tại chỗ, vỗ tay hát. a.Ôn luyện đi đều vòng phải, vòng trái: - Lần 1: Tập cả lớp, cán sự - Cả lớp ôn tập. điều khiển. - Các tổ luyện tập. - Lần 2: Tập theo tổ, thay - GV quan sát, sửa sai, tuyên dương. nhau làm cán sự. b. Sơ kết học kì I. - GV nhắc lại được những nội dung cơ bản đã học trong học kì I - Cho HS thực hiện lại các động tác đã - Các nhóm tập. học - Cả lớp quan sát. - GV nhận xét. - Cả lớp nhận xét. c. Trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn" - GV phổ biến luật chơi - HS chủ động tham gia. - Cho HS chơi thử. - HS chơi thật - GV nhận xét, tổng kết trò chơi. C. Phần kết thúc: 4-6’ - Hướng dẫn HS thả lỏng. - HS hít thở sâu, tư thế - Nhận xét, dặn dò. thoải mái. Thứ tư ngày 1 tháng 1 năm 2020 Chiều: NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH Thứ năm ngày 2 tháng 1 năm 2020 Tiết 1: Tập làm văn ÔN TẬP HỌC KÌ I TIẾT 5 I. MỤC TIÊU: - Viết được lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I, đủ ba phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết. - KN thể hiện sự cảm thụng. - KN đặt mục tiờu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: ND bài. HS: VBT. PP/ KT: Rốn luyện theo mẫu
  10. III- Hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. 2.Ôn tập HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL Kiểm tra khoảng 1/5 HS trong lớp (tiến hành như tiết trước ) HĐ1: HS thực hành viết thư. +Hãy viết thư .kể lại kết quả học tập, rèn luyện trong học kì I - Y/c HS đọc, XĐ yêu cầu của đề bài. - 1 HS đọc to , Cả lớp đọc thầm theo - Y/c 1-2 HS đọc gợi ý SGK - HS đọc - lớp đọc thầm. - Y/c HS nhắc lại cấu trúc một bức thư. - HS nhắc lại cấu trúc 1 bức thư *Lưu ý: cần viết chân thực, kể đúng những - HS nhận xét, bổ sung. thành tích và cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện tình cảm với người thân. - HS làm việc cá nhân - HS làm việc cá nhân vào VBTTV - Y/c HS nối tiếp nhau đọc lá thư. - Trình bày bức thư của mình. - Y/c HS nghe , nhận xét. - Lớp NX, sửa sai : +cấu trúc bức thư +nội dung : -hỏi thăm -quá trình rèn luyện -kết quả học tập +cách sử dụng từ ngữ, câu văn giàu hình ảnh và có cảm xúc. - Nhận xét, củng cố lại về cấu trúc một bức - Nghe. thư. - Nối tiếp nhau đọc lá thư đã viết, cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn viết thư hay nhất. 3- Củng cố, dặn dò - Nhắc lại cách trình bày, cấu tạo thông thường của một bức thư. - Xem lại kiến thức về từ nhiều nghĩa – sgk/67. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Củng cố về: - Các hàng của số thập phân; 4 phép tính với số thập phân; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. - Tính diện tích hình tam giác (phần 1, phần 2 bài 1,2) - Rèn kĩ năng tính toán. - Giáo dục HS ý thức học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập và bảng phụ ghi bài phần 1
  11. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: - Vẽ một tam giác vuông và tính diện tích tam giác vuông đó. 2- Luyện tâp (89,90) Bài 1: Đặt tính rồi tính: - HS làm bài vào phiếu học tập. - 1 HS làm bài vào bảng phụ. - GV chấm bài, nhận xét - HS nhận xét bài của bạn và giải thích *Củng cố: Cộng, trừ, nhân, chia số thập cách lựa chọn từng phần phân. Chú ý: Các quy tắc nhân, chia. Bài 2: Viết số thích hợp: 8m 5dm = m 8m2 5dm2 = m2 - Làm bài vào vở - 4 học sinh lên bảng *Củng cố: Phân biệt sự khác nhau về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích. - Đọc đề bài và xác định yêu cầu Bài 3: (HS làm nhanh có thể làm thêm) - Làm bài vào vở nháp S. HCN = 2400cm2 - 1 học sinh lên bảng S. MDC = ? - Nhận xét *Củng cố: Cách tính diện tích tam giác. - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. - Làm bài vào vở nháp Bài 4*:( HS làm nhanh có thể làm - Có thể tính thêm S. ABCM thêm) - Làm bài vào vở nháp - Nêu kết quả Tìm x, sao cho: 3,9 < x <4,1 *Củng cố: Có thể tìm được vô số giá trị x 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu công thức tính diện tích hình tam giác? - Nhận xét giờ học. Tiết 3: Chính tả ÔN TẬP HỌC CUỐI HỌC KÌ I TIẾT 4 Dạy bù thứ tư 1/1/2020 nghỉ tết dương lịc I. MỤC TÊU: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài thơ, đoạn văn. - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, viết đúng phiên âm tên riêng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút. - Giáo dục các em ý thức chăm chỉ luyện viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bốc thăm III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1-Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
  12. 2-Hướng dẫn luyện tập * Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS ôn tập - Từng HS lên bốc thăm bài đọc rồi về - Gọi HS bốc thăm bài đọc. chỗ chuẩn bị 1-2 phút - HS đọc bài trong sgk hoặc đọc thuộc lòng 1 đọan hay cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc - HS tham gia đặt câu hỏi cho bạn - HS nhận xét bạn đọc và trả lời - GV nhận xét, cho điểm. - HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để KT lại trong tiết sau. * Viết chính tả - Yêu cầu HS đọc bài viết. - Giải nghĩa : Ta-sken. - 1 HS đọc đoạn văn - Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho - HS tiếp nối nhau phát biểu các hình ảnh em nhất trong cảnh chợ ở Ta-sken? mà mình yêu thích. - Tìm những chữ dễ viết sai trong bài? - đọc thầm lại đoạn văn, tìm từ ngữ dễ viết sai, một số HS nêu từ khó viết. - Đọc các từ khó để HS luyện viết: - HS viết nháp và đọc lại để ghi nhớ cách Ta-sken, trộn lẫn, xúng xính, nẹp thêu, viết các từ khó. - Đọc bài chính tả, soát lỗi. - viết bài vào vở. - Chấm 1 số bài, nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị tiết ôn tập sau. Chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu ÔN TẬP HỌC KÌ I TIẾT 7 Kiểm tra: Đọc - Hiểu I. MỤC TIÊU: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút. Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 2-> 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm các kiến thức đã học. - Giúp HS có ý thức tự giác trong giờ kiểm tra. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết kiểm tra. 2. GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề bài, cách làm bài: Khoanh tròn vào các kí hiệu trước ý đúng. 3. HS làm bài: - Thời gian làm bài khoảng 30 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề). - HS làm vào vở bài tập.
  13. - Thu chấm, nhận xét kết quả. - Đáp án đúng SGV-Tr342. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS nắm vững các kiểu câu kể, các thành phần câu. Tiết 2: Kể chuyện ¤n tËp CUỐI HỌC KÌ I TIẾT 2 I. MỤC TIÊU: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc, trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu của BT2. - Thu thập, xử lí thông tin (Lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể) Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thốg kê. - Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc (như tiết 1). - Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê. - HS: VBT. III. HOẠT ĐỘNG - DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ. -Y/c HS chữa bài số 3 của giờ trước. - 2HS đại diện chữa bảng. 2. Bài mới. a ) Giới thiệu bài. GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học. b ) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. - HS làm việc cá nhân theo - Y/c HS lên bốc thăm các bài tập đọc, học thuộc hướng dẫn của GV. lòng , chuẩn bị 2-3 phút, rồi đọc. - Lớp nhận xét, bổ sung khi - GV kết hợp hỏi nội dung bài. bạn đọc bài. - GV nhận xét đánh giá cho điểm. - 1em đọc , lớp theo dõi. c) Hướng dẫn HS làm bài tập. - 2, 3em nêu. Bài 2: GV phát phiếu học tập to cho từng nhóm 4. - HS làm bài vào vở bài - Y/c nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài. tập,đại diện làm phiếu to để - GV gợi ý hướng dẫn HS xem lại cách lập bảng chữa bài. thống kê và hoàn thành bài. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và báo cáo. - GV tổng kết hệ thống lại các bài đã học trong chủ điểm vì hạnh phúc con người. Bài 3: HS đọc kĩ đề bài tìm đọc những câu thơ em - HS suy nghĩ lựa chọn và thích nhất và trình bày cái hay của những câu thơ đó nêu trình bày ý kiến của để các bạn hiểu và tán thưởng sự lựa chọn của em. mình. 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học, biểu dương những em HS học tập tốt. - Y/c chuẩn bị kiểm tra cuối kì I.
  14. Tiết 3: Toán LUYỆN LUYỆN TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Ôn thực hiện phép tính, chuyển đổi đơn vị đo diện tích. - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng nhóm. III. HOATJ ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng : + Tìm 73,5 % của 1052. + Tìm một số biết 45,8 % của nó là 421,36 2. Bài mới - GV hướng dẫn HS làm các BT sau: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng; HS tự làm nêu cách giải. Câu 1: Viết các số sau thành số thập phân. 17 a) 28 ? 100 A. 281,7 B. 28,17 C. 2,817 5 b) 16 ? 100 A. 16,5 B. 16,05 C. 1,65 ( Đáp án đúng: câu a) ý B. Câu b) ý B ) HS làm được bài và nêu cách làm. HS năng khiếu nêu được cách tính nhanh. Câu 2: Viết các hỗn số sau thành số thập phân. 3 a) 12 ? A. 12,35 B. 12,06 C. 12,6 5 9 b) 4 ? A. 4,9 B. 4,36 C. 4,25 25 ( Đáp án đúng: a) ý C; b) ý B ) - Tổ chức tương tự bài 1 Câu 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 58,3 dam2 = ha A. 5,83 ha B. 583 ha C. 0,583 ha D. 0,0583ha ( Đáp án đúng: ý C ) - HS phân tích cách làm. *Củng cố cho HS về đổi đơn vị đo diện tích. Câu 4: Tìm x: x : 3,5 = 4,3 –3,22 A. x = 37,8 B. x = 3,78 C. x = 378 D. x = 0,378 ( Đáp án đúng: ý B ) HS làm được bài. HS năng khiếu nêu được cách tìm x. *Củng cố cho HS về tìm số bị chia và các phép tính về số thập phân. Câu 5: Trong vườn cây ăn quả của bác Năm có 30 % cây xoài, 50 % cây cam, còn lại là cây nhãn. Hỏi cây nhãn chiếm bao nhiêu phần trăm số cây trong vườn?
  15. A. 10 % B. 20 % C. 30 % D. 40 % - GV cùng HS chữa bài. HS làm được bài. HS năng khiếu giải thích được mỗi số phần trăm của bài nói gì. *Củng cố cho HS về giải toán về tỉ số phần trăm. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS ôn lại các dạng toán đã học Sáng: Thứ sáu ngày 3 tháng 1 năm 2020 Tiết 1: Tập làm văn ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TIẾT 8 I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI: + Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài. - Giáo dục HS yêu quý mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Đề bài.HS: Giấy KT. Đề bài: Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: Đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây tường hay học bài, III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ. - HS nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh. - 2 HS nhắc lại. 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học b) Hướng dẫn HS luyện tập. - HS đọc nội dung yêu cầu của đề bài. - 2 HS đọc.Lớp theo dõi - Xác định đối tượng miêu tả. - 3 HS đại diện trả lời . - GV hướng dẫn HS viết bài vào vở. - HS tự làm bài - Y/c 1 số em đại diện đọc bài trước lớp. - HS đại diện đọc bài để - GV và HS cùng bình chọn bài văn viết có ý chữa bài. riêng, ý mới, giàu cảm xúc. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn tập cho tốt và chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Toán HÌNH THANG (tr 91) I. MỤC TIÊU: - Có biểu tượng về hình thang - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt với các hình đã học. - Nhận biết hình thang vuông (BT 1;2;4).
  16. - Rèn kĩ năng nhận biết hình. - Giỏo dục HS ý thức học tập môn toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng dạy toán, một số hình vẽ của BT 1. - Giấy kẻ ô vuông 1cm x 1cm, ê-ke, kéo. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1- Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của hình vông và hình chữ nhật. 2- Bài mới * Lí thuyết a. Hình thành biểu tượng hình thang - Vẽ mô hình cái thang - Quan sát và hình thành biểu tượng b. Nhận biết đặc điểm của hình thang của hình thang - Vẽ hình thang ABCD - Vẽ chiều cao - Hoạt động nhóm đôi, thảo luận: tìm *Chốt lại: Kết luận (SGK- 91) ra đặc điểm của hình thang và đặc Nhấn mạnh : Quan hệ giữa đường cao và điểm của chiều cao hình thang hai đáy của hình thang *Luyện tập (BT 1;2;4) Bài 1: Hình nào là hình thang? - Gắn các hình vẽ - Dùng bảng con để báo đáp án lựa *Hỏi thêm: Tại sao hình đó là hình chọn. thang? *Củng cố: Đặc điểm của hình thang Bài 2: GV vẽ 3 hình - Hình nào cú: - Quan sát hình vẽ + Bốn cạnh và bốn góc? - Trả lời câu hỏi + Hai cặp cạnh đối diện song song? + Chỉ có một cặp đối diện song song + Có bốn góc vuông? *Củng cố: Hình thang chỉ có một cặp cạnh song song. Bài 3: (HS làm nhanh có thể làm thêm) - HS tự làm bài trên giấy ô vuông Vẽ thêm 2 đoạn thẳng để có được hình - Chữa một số bài tiêu biểu thang *Kiểm tra thao tác vẽ hình nhằm rèn kĩ năng nhận dạng hình thang Bài 4: Vẽ hình thang vuông ABCD - Nhận xét : - Góc nào vuông? - Cạnh bên nào vuông góc với đáy? -> Đặc điểm của hình thang vuông *HSKG: Hình thang vuông khỏc tam giác - Hình thang vuông có 2 góc vuông vuông ở điểm nào? *Chốt lại: Đặc điểm của hình thang vuông. 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu đặc điểm của hình thang? - Phân biệt hình thang với một số hình đã học: H.vuông, HCN, tam giác.
  17. Tiết 4: Khoa học HỖN HỢP (Dạy bù sáng thứ tư 1/1/2020 nghỉ tết dương lịch) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng ) - GDKNS: + Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (Tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp). + Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp + Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện - HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Hình trang 75 SGK. Muối, mì chính, hạt tiêu, cốc, thìa.Cát trắng và nước - Phương pháp, kĩ thuật dạy học : Thực hành, trò chơi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Thực hành "Tạo một hỗn hợp gia vị" * Mục tiêu: HS biết cách tạo ra hỗn hợp. * Cách tiến hành: HS làm việc theo nhóm. - HS thảo luận câu hỏi: + Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? - Đại diện các nhóm nêu công - HS KG : Hỗn hợp làm gì? thức trộn gia vị và nếm thử. Các - GV kết luận (SGV-Tr129). nhóm khác nhận xét. Hoạt động 2: Thảo luận. * Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp. * Cách tiến hành: - HS làm việc theo nhóm. - HS làm việc theo nhóm. - HS TB kể được ít nhất một hỗn - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm hợp. khác bổ sung. - HS KG kể được từ 2 hỗn hợp - GV kết luận. trở lên. Hoạt động 3: Trò chơi tách các chất ra khỏi hỗn hợp. * Mục tiêu: Biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp. * Chuẩn bị theo nhóm: - Một bảng con, phấn, bút viết hoặc tách cất trắng ra khỏi một số chất khác. * Cách tiến hành: SGV - HS tiến hành chơi, báo cáo kết - GV hướng dẫn chơi. quả. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu tên một số hỗn hợp mà em biết? - Nhận xét giờ học.
  18. Chiều: Tiết 1: Kĩ thuật (Tuần 18) THỨC ĂN NUÔI GÀ( tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV:Tranh ảnh trong SGK, phiếu BT HS: Một số mẫu thức ăn nuôi gà(lúa, ngô, tấm, cám) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: + Nêu tác dụng của thức ăn nuôi gà? + Hãy kể tên một số loại thứa ăn nuôi gà? 2. Bài mới Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà - GV hướng dẫn HS đọc mục 2 SGK - HS đọc SGK, TLCH + Thức ăn của gà được chia làm mấy loại? + Hãy kể tên các loại thức ăn? - GV kết luận: gồm 5 nhóm - GV đưa phiếu BT, yêu cầu HS thảo luận - HS thảo luận nhóm đôi về tác nhóm hoàn thành phiếu BT: dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà. Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm Tác dụng Nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường Tác dụng Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng Tác dụng Nhóm thức ăn cung cấp chất vi-ta-min Tác dụng Thức ăn tổng hợp Tác dụng - Các nhóm trình bày KQ thảo luận - GV nhận xét, chốt 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Kĩ thuật (Tuần 19) NUÔI DƯỠNG GÀ I. MỤC TIÊU: - HS biết được mục đích của việc nuôi dưỡng gà. - Biết cách cho gà ăn, uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương. - Có ý thức chăm sóc vật nuôi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh trong SGK, vở BT thực hành. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: + Nêu một số loại thức ăn nuôi gà? + HSKG: Nêu tác dụng của một vài nhóm thức ăn nuôi gà? 2. Bài mới
  19. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của việc nuôi dưỡng gà - GV hỏi HS KG: " nuôi dưỡng": là gì? - Cho ăn, uống - GV nêu VD về công việc nuôi dưỡng gà ở gia đình: cho ăn gì, vào lúc nào, + Nuôi dưỡng gà nhằm mục đích gì? - HS đọc mục 1, TLCH + Gà được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ntn? - HS trả lời - GV kết luận: mục 1 phần ghi nhớ Hoạt độmg 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống a- Cách cho gà ăn - GV yêu cầu HS đọc mục 2a, TLCH: - HS trả lời câu hỏi do GV + Nêu cách cho gà ở thời kì gà con ăn? nêu và câu hỏi trong SGK + Nêu cách cho gà ở thời kì gà giò ăn? + Nêu cách cho gà ở thời kì gà đẻ trứng ăn? b. Cách cho gà uống - GV gợi ý HS nêu vai trò của nước đối với ĐV - Nhờ có nước mà ĐV hấp thu được các chất dinh - GV nhận xét và giải thích: SGV/69. dưỡng, thải các chất thừa, - GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu cách cho gà - HS nêu cách cho gà uống uống - GV lưu ý HS: Dùng nước sạch cho gà uống, máng luôn sạch sẽ, đủ nước - GV kết luận chung: SGV/70 - GV hỏi thêm: ở gia đình em cho gà ăn, uống ntn? - HS liên hệ - Hỏi thêm HS KG: em hãy so sánh cách cho gà ăn, uống trong bài với cách cho ăn, uống ở gia đình em 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà? - GV đánh giá KQ của HS dựa vào các câu hỏi trong vở thực hành. Nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Lịch sử KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Dạy bù thứ tư 1/1/2020 nghỉ tết dương lịch Tổ phó duyệt BGH duyệt ngày 27 tháng 12 năm 2019
  20. Tuần 18 Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Tập đọc ÔN TẬP HỌC KÌ I TIẾT 6 I. MỤC TIÊU: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc- hiểu cho HS. Mức độ và yêu cầu như ở tiết 1. - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi ở BT2. - Giáo dục HS yêu quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc (như tiết 1). HS: SGK, VBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu giờ học. b. Kiểm tra đọc: - Tiến hành tương tự như ở tiết 1. - HS đọc và trả lời câu hỏi về bài tập đọc đã bốc thăm được. * Hỏi HS NK: Trong bài có só sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? - HS khác nhận xét bài đọc và câu trả lời của bạn. - GV nhận xét cho điểm. c. Đọc và trả lời câu hỏi bài Chiều biên giới: * Hỏi HS KG: biên cương là gì? - HS nêu. a) Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ - Biên giới. biên cương? b) Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được - Từ đầu và từ ngọn được dùng dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? với nghĩa chuyển. c) Có những đại từ xưng hô nào được dùng - em, ta. trong bài thơ? d) Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ - HS tự viết Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em? 3. Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Địa lí ÔN LUYỆN KIẾN THỨC ĐÃ HỌC I. MỤC TIÊU: - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. - Chỉ trên một số bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
  21. - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: + Em hãy nêu tên một số dân tộc trên đất trên đất nước ta? + Nêu những điều kịên thuận lợi phát triển du lịch ở nước ta? - GV chốt và giới thiệu nội dung bài học. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Ôn tập địa lí tự nhiên Việt Nam. - Nội dung thảo luận (GV ghi trên bảng): - Làm việc nhóm đôi, lần lượt + Quan sát Lược đồ Việt Nam trong khu vực thực hành các kiến thức theo Đông Nam Á, chỉ trên lược đồ và mô tả: hướng dẫn của GV. . Vị trí và giới hạn của nước ta? - HS báo cáo. . Vùng biển của nước ta? . Một số đảo và quần đảo của nước ta: quần đảo - Lớp nhận xét và bổ sung. Trường Sa, Hoàng Sa; Các đảo: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. + Quan sát Lược đồ Địa hình Việt Nam: . Nêu tên và chỉ vị trí của các dãy núi: Hoàng Liên + Dựa vào sơ đồ trình bày Sơn, Trường Sơn, các dãy núi hình cánh cung. bằng lời. . Nêu tên và chỉ vị trí của các đồng bằng lớn ở nước ta? . Chỉ vị trí sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu. . Chỉ các khu công nghiệp lớn của đất nước ta. . Chỉ các loại đường giao thông chính của nước ta. - GV nhận xét và hướng dẫn HS ghi nhớ nội dung dưới hình thức chơi trò chơi: “Xì điện” và GV là người châm ngòi. Hoạt động 2: Ôn tập về các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam. - Nội dung bảng thảo luận: - Hoạt động nhóm 4, trao đổi + Bài tập 2 SGK, trang 82 để nêu câu trả lời về đặc điểm của các yếu tố tự nhiên Việt Nam. - Nhận xét, chốt. - Đại diện nhóm trình bày và lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Ôn tập về dân số và các ngành nghề ở nước ta.
  22. - Yêu cầc HS chỉ lược đồ nêu sự phân bố dân cư ở nước ta.Tìm ví dụ thể hiện hậu quả của việc gia tăng dân số? + Chỉ và nêu tên các loại cây trồng chính ở nước ta? + Nêu các ngành công nghiệp chính ở nước ta? + Kể tên các loại hình giao thông của đất nước ta. Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hành hoá? - HS thảo luận nhóm đôi rồi trả lời. - GV cùng HS nhận xét chốt ý cần ghi nhớ 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm. BGH duyệt ngày 27 tháng 12 năm 2019