Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

doc 24 trang Hương Liên 24/07/2023 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

  1. Tuần 9 Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2019 Sáng: Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc CÁI GÌ QUÝ NHẤT I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm bài văn, phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất (Trả lời được câu hỏi 1,2,3) - Kính trọng người lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài “Trước cổng trời” 2- Bài mới: a- Luyện đọc - 1 HS đọc cả bài - Chia bài làm 3 đoạn: - Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ - Đọc nối tiếp theo đoạn - Luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b- Tìm hiểu bài - Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài theo - HS đọc từng đoạn, đọc lướt cả bài, các câu hỏi trong sgv/183 trả lời câu hỏi. Lưu ý cách trả lời: Câu1: Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: không đọc lại các từ ngữ trong sgk mà thì giờ. cần phải tóm tắt và khái quát thành ý Câu 2: Khẳng định cái đúng của 3hs lúa, chính. gạo, vàng bạ cvà thì giờ đều rất quý - Câu 3 hs tự đưa ra ý kiến và giải nhưng chưa phải là quý nhất. Vì vậy, thích. người lao động là quý nhất - Giải nghĩa thêm từ: “vô vị”(với nghĩa trong bài) c- Luyện đọc diễn cảm - Đọc nối tiếp theo đoạn - Nhận xét về cách trình bày câu đối thoại, + Lời nhân vật được viết cùng dòng so sánh với các bài khác? với lời dẫn chuyện, sau dấu 2 chấm và - Chú ý phân biệt lời kể với lời nhân vật. trong ngoặc kép. - Nêu sự khác nhau về giọng đọc lời các nhân vật? + Lời 3 HS: tranh luận sôi nổi + Lời thầy giáo: ôn tồn, chân tình, giàu
  2. sức thuyết phục - HS luyện đọc phân vai. 3- Củng cố, dặn dò: Nhắc hs ghi nhớ cách nêu lí lẽ, thuyết phục người khác khi tranh luận của các nhân vật trong truyện để thực hành thuyết trình, tranh luận trong tiết TLV tới. Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (BT1,2,3,4a) - Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. - Giáo dục HS tính tự giác. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Chữa BT 3 b,c (44) 2- Luyện tâp(45) Bài 1: Viết số thập phân thích hợp: - Đọc đề bài và xác định yêu cầu 3m 23cm = m ; 51dm3cm = dm - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: Quan hệ giữa m với dm và cm - 1 học sinh lên bảng Bài 2: Viết số thập phân thích hợp: (Tiến hành như BT 1) *Củng cố: Tách phần nguyên của số đo-VD: 15 315cm 300cm 15cm 3m15cm 3 m 3,15m - HS Chữa bài và trình bày rõ cách 100 làm Bài 3: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét - Nêu cách làm 3 km 245m ; 5km 34m ; 307 m - Làm bài vào vở - Chấm bài - Nhận xét *Củng cố: NX các số thập phân tạo thành Bài 4: Viết số thích hợp: - HS nêu - Nhận xét. 12,44m = m cm ; 7,4 dm = dm cm - Tự đọc đề bài và xác định yêu cầu - Nhận xét - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: Cách đổi từ STP về số đo là STN 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân và ngược lại - Nhận xét giờ học. Tiết 4: Đạo đức TÌNH BẠN (tiết 1) I. MỤC TIÊU Sau khi học bài này học sinh biết: - Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày (HS biết được ý nghĩa của tình bạn). II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
  3. - HS: Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng lân. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Em đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên? 2. Bài mới. - Lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết và thảo luận cả lớp theo câu hỏi gợi ý sau: + Bài hát nói lên điều gì? Liên hệ với lớp? + Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè? - GV Kết thúc hoạt động: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện: Đôi bạn. - Kể truyện: Đôi bạn. - Nhóm HS đóng vai theo nội dung truyện. * Kết thúc hoạt động: Bạn bè cần phải - Thảo luận câu hỏi theo nội dung câu hỏi biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ trang 17 nhau nhất là lúc khó khăn, hoạn nạn. - Nêu nội dung ghi nhớ SGK trang 17. Hoạt động 2: Làm bài tập 2, SGK trang 18 - Tự ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống có liên quan đến bạn bè và trao đổi với *Kết thúc hoạt động: Về cách ứng xử bạn bên cạnh. phù hợp trong mỗi tình huống. - Đại diện trình bày trước lớp và giải thích lí do, liên hệ bản thân bằng cách kể một trường hợp cụ thể. Hoạt động 3: Bài tập 4, SGK trang 18 - Nêu yêu cầu bài tập - Ghi các ý kiến của HS lên bảng. - Mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn *Kết thúc hoạt động: Các biểu hiện đẹp. của tình bạn đẹp là: tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau - Liên hệ tình bạn đẹp mà em biết. cùng tiến bộ 3. Củng cố, dặn dò: - Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, về chủ đề: Tình bạn. - Đối xử tốt với bạn bè xung quanh. Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU: - Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu. - Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả. - Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên. II: ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Vở BT thay cho phiếu HT. III: HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Bảng nhóm. 1. Kiểm tra bài cũ:
  4. - Nêu một số từ ngữ về không gian, sông nước. Đặt câu với 1 từ trong số đó. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1/87 - 2hs đọc nối tiếp theo đoạn: - Yêu cầu hs đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa + Đoạn 1: 10 dòng đầu thu + Đoạn 2: còn lại Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu hs làm việc nhóm 4 - hs thảo luận, tìm các từ tả bầu trời, - GVkẻ bảng phân loại trên bảng lớp viết vào vở BT - Đại diện nhóm trình bày, các - GV ghi nhanh các từ ngữ hs nêu vào bảng nhóm khác bổ sung phân loại, kết hợp sửa sai cho hs. Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn hs hiểu rõ yêu cầu của bài: - Cảnh đẹp đó có thể là 1 ngọn núi, cánh đồng, công viên, vườn cây, dòng sông, - Trong đoạn văn cần sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Có thể sử dụng 1 đoạn văn tả cảnh đã viết nhưng cần thay những từ ngữ chưa hay bằng những từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân - 2 hs làm bài vào bảng nhóm, lớp hoá. làm vào vở - HS viết được khoảng 5 câu - Đính bảng nhóm, đọc, nhận xét, - HS năng khiếu viết câu văn nhiều hơn có bổ sung. hình ảnh - 3-5 hs đọc bài viết của mình. - Chấm nhận xét. Chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng hs 3- Củng cố, dặn dò: - HS đọc đoạn văn hay nhất để cả lớp nghe, học tập. - Nhận xét giờ học. Tiết 2: Toán VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: - Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. HS hoàn thành BT 1,2(a),3. - HS yêu thích môn Toán. II: ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng đơn vị đo khối lượng III: HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Viết số thích hợp: 25m 63cm = m; 41dm 3cm= dm; 509 cm= m 2. Bài mới a. Lí thuyết
  5. * Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng (Tiến hành tương tự như tiết “Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân”) *Ví dụ: Viết số thập phân thích hợp: - HS làm và trình bày 132 5tấn 132kg = tấn 5tấn 132kg =5 tấn =5,132 tấn *Chốt lại: Viết số đo khối lượng dưới dạng 100 STP tương tự như cách viết đối với số đo độ dài. b. Luyện tập Bài 1: Viết số thập phân thích hợp: - Đọc đề bài và xác định yêu cầu 4tấn 562kg = tấn 3tấn 14kg = tấn - Làm bài vào vở nháp 12tấn 6kg = tấn 500kg= tấn - HS chữa bài - HS chữa bài - HS nhân xét, giải thích cách làm - HS nhân xét, giải thích cách làm Lưu ý: Phần 4 : 0 tấn P. nguyên = 0 Bài 2: Cả lớp làm phần a, HS năng khiếu làm cả bài Viết các số đo dưới dạng số thập phân (Tiến hành tương tự BT1) Bài 3: 1 con 1 ngày : 9 kg - HS đọc và nêu yêu cầu bài toán 6 con 30 ngày : ? tấn - HS nêu dạng toán, nêu các bước - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu giải tố cần tìm. - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã - Xác định dạng toán và nêu các bước giải cho và yếu tố cần tìm. - Chấm bài - Nhận xét - Xác định dạng toán và nêu các - Củng cố: Dạng toán có quan hệ tỉ lệ. bước giải - Chấm bài, nhận xét. - Làm bài vào vở 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu cách đổi đơn vị đo khối lượng ở các - Nhận xét giờ học. Tiết 3: Thể dục ÔN BA ĐỘNG: TÁC VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN TRÒ CHƠI: "AI NHANH VÀ AI KHÉO " I. MỤC TIÊU: Củng cố giúp học sinh: - Hs nắm được cách tập ba động tác của bài thể dục: ĐT vươn thở, ĐT tay, chân. - Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật ba động tác. - Trò chơi "Ai nhanh và khéo". Yêu cầu HS chơi đúng luật, giữ kỉ luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, hào hứng khi chơi. - Giáo dục học sinh ý thức chăm rèn luyện thân thể. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
  6. Định Nội dung Phương pháp tổ chức lượng 1. Phần mở đầu. 6-10' x x x x x x - Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu x x x x x x cầu giờ học. x x x x x x - Đứng tại chỗ vỗ tay hát. GV - Chơi trò chơi "Kết bạn". 2. Phần cơ bản. 18-22' a.GV hướng dẫn HS luyện tập: - HS cả lớp tập. - GV tập mẫu. Tổ 1: x x x x x x - HS tập theo GV.GV quan sát, sửa Tổ 2: x x x x x x sai. Tổ 3: x x x x x x - Cả lớp tập. b. HS luyện tập - Lần 1 và 2: Tập cả lớp do GV điều khiển. - Các tổ luyện tập.Tổ trưởng - Lần 3- 4: tập theo tổ, cán sự điều điều khiển. khiển. - GV quan sát, sửa sai cho HS. - Lần 5- 6: Tập cả lớp, cho các tổ thi đua, trình diễn. 2. Trò chơi vận động: - Chơi trò chơi "Ai nhanh và khéo". - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách - HS nắm cách chơi, luật chơi. chơi và luật chơi. Cho cả lớp chơi - HS vui chơi theo tổ. thử. - HS chơi theo tổ, GV quan sát, biểu dương đội thắng cuộc. 3. Phần kết thúc 4-6' - Cả lớp chạy nối nhau thành vòng tròn. - Thả lỏng toàn thân. - Cả lớp thực hiện - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá. Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Chính tả Nhớ - viết: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ I. MỤC TIÊU: - Viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do. - Làm được BT 2a/b. - HS có ý thức luyện chữ viết đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn bảng từ như BT2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
  7. 1. Kiểm tra bài cũ: HS tìm và viết các từ có tiếng chứa vần uyên, uyêt. Nêu lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng đó. 2. Bài mới a. Hướng dẫn HS viết chính tả - Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ - 2 hs đọc tiếp nối HS KG: Bài thơ cho em biết điều gì? - Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông với sự gắn bó hoà quyện giữa con người với thiên nhiên - Chú ý các từ: ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, - HS phát hiện và nêu những từ ngữ tháp khoan, lấp loáng, khó viết - HD trình bày bài thơ - HS nêu đặc điểm trình bày của bài thơ - Chấm 1 số bài - HS tự nhớ và viết bài vào vở b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2- a - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu hs làm việc nhóm 4 - Trao đổi, tìm từ trong nhóm, viết vào vở BT, 1 nhóm làm trên bảng phụ - Báo cáo kết quả, bổ sung - HS đọc các cặp từ trong bảng 3. Củng cố, dặn dò - Ghi nhớ những từ tìm được trong bài, chọn và đặt câu với một số từ tìm được. - Nhận xét giờ học. Tiết 2: Toán VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: Củng cố về : - Quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích thường dùng. - Luyện tập viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau. HS hoàn thành BT1,2. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng đơn vị đo diện tích III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: - Nêu các đơn vị đo diện tích đã học. Mối quan hệ giữa 2 đ/vị đo liền kề. 2- Bài mới a-Lí thuyết a/Ôn lại hệ thống bảng đơn vị đo diện tích (Tiến hành tương tự như phần a- Lí thuyết của tiết trước) *Chú ý : Phân bịêt sự khác nhau về quan hệ - HS trình bày: Ví dụ: giữa đơn vị đo diện tích và đơn vị đo độ dài. 1m =10dm 1dm = 0,1m b/Ví dụ: Viết số thích hợp: 1m2 =100dm2 1dm2 =0,01m2 3m2 5dm2 = m2
  8. 42dm2 = m2 - Phân tích và nêu cách làm 5 *Củng cố: Mỗi hàng đơn vị đo diện tích ứng 3m2 5dm2 =3 m2 = 3,05m2 với 2 chữ số. 100 b-Luyện tập Bài 1: Viết số thập phân thích hợp: - Đọc đề bài và xác định yêu cầu 56dm2= m 17dm2 23cm2 = dm2 - Làm bài vào vở nháp 23cm2= dm2 2cm2 5mm2 = cm2 - 2 học sinh lên bảng *Củng cố: Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích nhỏ hơn mét vuông. Bài 2: Viết số thập phân thích hợp: 1654m2 = m2 5 000m2 = ha 1ha = km2 15ha = m2 (Tiến hành tương tự như BT 1) *Củng cố: Quan hệ giữa những đơn vị đo diện tích lớn hơn mét vuông) Bài 3: Viết số thích hợp: Tự đọc đề bài và xác định yêu cầu *Chấm bài - Nhận xét Làm bài vào vở 3-Củng cố, dặn dò: - Cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.Phân biệt với đơn vị đo độ dài. - Nhận xét giờ học. Tiết 3: Tiếng Việt (tăng) LUYỆN VIẾT BÀI: BÀI 9: CA DAO ÔN TẬP VỀ TỪ NHỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU: - HS nắm được kĩ thuật viết và viết đúng mẫu bài ca dao. - Rèn kĩ năng viết nhanh đẹp, đúng mẫu. - HS có thói quen giữ vở sạch viết chữ đẹp. - Củng cố mở rộng để giúp HS nắm vững hơn về phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong câu văn. - HS biết phân biệt nghĩa của các từ để đặt câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS chuẩn bị vở Luyện viết III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở Luyện viết, bút của HS. 2. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết: - GV đọc bài mẫu - Tìm trong bài các chữ khó viết - Lần lượt nêu: giẫm lúa, cái diệc, cái - Hướng dẫn hS viết chữ hoa, chữ nông thường. - HS viết chữ khó viết + HS viết bảng con, 2 em viết bảng lớp. - 2 HS lên bảng viết - GV nhận xét, hướng dẫn HS kĩ thuật - HS khác nhận xét, bổ sung viết: cách nối các con chữ trong 1 chữ, cách đánh dấu thanh.
  9. Hoạt động 2: Viết bài vào vở. - Hướng dẫn HS cách viết thanh - đậm, cách cầm bút - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài viết. - HS nhìn mẫu viết bài vào vở. - HS cả lớp viết bài vào - Thu một số bài chấm, nhận xét. Hoạt động 3: Ôn tập về từ nhiều nghĩa Bài 1: Gạch chân dưới các từ mang nghĩa chuyển trong mỗi kết hợp từ ở các - Hs làm bài cá nhân dòng dưới đây: - Hs nêu ý kiến a) chân người, chân gà, chân tường. b) mũi dọc dừa, mũi lõ, mũi thuyền, c) lưỡi dao, lưỡi lợn, ngắn lưỡi. - Y/c HS đọc kĩ các từ xác định rõ nghĩa của từng từ trong mỗi phần rồi gạch chân. Bài 2. Từ đầu trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? - HS thảo luận nhóm đôi a) Nhà em ở đầu làng. b) Anh lâm đã đỗ đầu kì thi tốt nghiệp - Hs nêu ý kiến trung học ở trường. c) Bé gãi đầu gãi tai. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2019 Tiết 1: Tập làm văn LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản. - Rèn kĩ năng nói. - Giáo dục HS tính mạnh dạn trước đám đông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Kẻ sẵn khung bảng hệ thống (như sgv/198) III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ + Nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó? + Khi thuyết trình, tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào? 2- Bài mới a- Giới thiệu bài
  10. GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b-Hướng dẫn luyện tập Bài 1/93 - HS đọc yêu cầu - GV giúp hs nắm vững yêu cầu của bài - 5 hs đọc phân vai, lớp đọc thầm - Hướng dẫn tìm hiểu truyện: + Các nhân vật trong truyện tranh luận về - Cái gì cần nhất đối với cây xanh? vấn đề gì? - Ai cũng tự cho mình là người cần + Ý kiến của từng nhân vật thế nào? nhất - GV ghi nhanh vào bảng đã kẻ sẵn như + Đất: + Không khí: sgv/198 + Nước: + Ánh sáng: + Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? - HS nêu ý kiến của mình Lưu ý: Phải tìm lí lẽ, dẫn chứng mở rộng, - Thảo luận nhóm 4, viết ý kiến vào phát triển để nói rõ ý kiến của mỗi nhân giấy nháp vật. Mỗi hs đóng vai 1 nhân vật để nói, khi trình bày phải xưng tôi - 1 nhóm đóng vai tranh luận, lớp theo - GV ghi nhanh ý kiến mở rộng của hs dõi, nhận xét vào bảng. Bài 2 - HS đọc yêu cầu - Bài yêu cầu thuyết trình hay tranh luận? - Thuyết trình - Thuyết trình về vấn đề gì? - Thuyết trình về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao. - Lưu ý: (như sgv/199) - HS làm vào vở, 1 hs làm trên bảng - Đọc bài, lớp nhận xét. - Chấm điểm một số bài, nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: Nói lại bài thuyết trình cho người thân nghe. Chuẩn bị ôn tập giữa HK Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Biết viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân. - Rèn kĩ năng tính toán. - Giáo dục HS chăm học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ND bài, bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 46 cm2 = m2 2 cm2 5 mm2 = . cm2 2- Luyện tâp( BT 1,2,3) Bài 1: Viết số thập phân thích hợp: - Đọc đề bài và xác định yêu cầu 42m 34cm= m ; 6m2cm= m ; - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: Viết số đo độ dài dưới dạng STP - 2 học sinh lên bảng Bài 2: viết các số đo dưới dạng có đơn vị là Ki lô gam - Hs làm bài - Hs làm vào vở nháp - 1 em lên bảng chữa
  11. - Gv nhận xét chữa bài *Củng cố: Viết số đo khối lượng dưới dạng STP - Đọc đề bài và nêu yêu cầu Bài 3: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị - Làm bài vào vở là mét vuông: 7km2 ; 4ha ; 30 dm2 ; - Chấm bài - Nhận xét - Củng cố: Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân Bài 4: Hướng dẫn học sinh nhận dạng bài toán - 1 HS đọc đề bài - Nêu cách giải - HS phân tích đề, tìm cách giải - Dạng toán Tổng – tỉ - HS làm vở - GV chữa bài, nhận xét, chốt kiến thức - 1 em chữa bài 3- Củng cố, dặn dò: Phân biệt cách đổi của mỗi loại đơn vị đo đã học Tiết 3: Tiếng Việt (tăng) LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU. - Củng cố mở rộng để giúp HS nắm vững hơn về phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong câu văn. - HS biết phân biệt nghĩa của các từ để đặt câu. - Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng từ vào văn cảnh cụ thể II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Vở bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng việt. Tiếng việt nâng cao. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC . 1. Ôn củng cố kiến thức. - Thế nào là từ nhiều nghĩa? Lấy VD minh hoạ? - 3, 4 em trả lời. 2. Luyện tập. a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b) Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Gạch chân dưới các từ mang nghĩa chuyển trong mỗi kết hợp từ ở các dòng dưới đây: a) chân người, chân gà, chân tường. - HS tự làm bài vào vở. b) mũi dọc dừa, mũi lõ, mũi thuyền, Đại diện 1 em chữa bài . c) lưỡi dao, lưỡi lợn, ngắn lưỡi. - Y/c HS đọc kĩ các từ xác định rõ nghĩa của từng từ trong mỗi phần rồi gạch chân. Bài 2. Từ đầu trong câu nào được dùng với nghĩa
  12. gốc? a) Nhà em ở đầu làng. - HS chép bài vào vở và tự b) Anh lâm đã đỗ đầu kì thi tốt nghiệp trung học ở làm bài, đổi vở cho nhau trường. để chữa bài. c) Bé gãi đầu gãi tai. Bài 3 *. Giải nghĩa của từ đứng trong các câu sau: a) Học sinh đứng dậy chào cô. b) Cô ấy đã đứng ra thu xếp giải quyết mọi việt một - HS thảo luận cặp đôi và cách ổn thoả. làm bài vào vở. c) Trời đứng gió nên cây cỏ im phăng phắc. - HS lên bảng chữa bài. d) Xây cầu thang dựng đứng thế này thì thật nguy hiểm. - GV hướng dẫn các em hiểu nghĩa của các từ đó và tự tìm phân tích nghĩa từ. 3. Củng cố, dặn dò. - Nêu cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. Chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu ĐẠI TỪ I. MỤC TIÊU: - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ( hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi bị lặp. - Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thức tế. - Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung BT2(NX) và BT3(LT) III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em đã làm hoàn chỉnh. 2- Bài mới a-Hình thành khái niệm Bài 1/92 - HS đọc yêu cầu + Các từ tớ, cậu dùng để làm gì trong - Dùng để xưng hô, tớ thay thế cho Hùng, đoạn văn? cậu thay thế cho Quý và Nam + Từ nó dùng để làm gì? - Thay thế cho chích bông ở câu trước * Các từ tớ, cậu, nó là đại từ (từ thay thế) Bài 2: HD: - HS đọc yêu cầu - Đọc kĩ từng câu - Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào.
  13. + Cách dùng ấy có gì giống cách dùng ở - HS thảo luận nhóm đôi bài 1 - Phát biểu ý kiến. - Vậy, thế là đại từ thay thế cho các động tư, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy. - Thế nào là đại từ? Đại từ dùng để làm - HS trả lời gì? - HS nối tiếp nhau đọc Ghi nhớ. - Lấy ví dụ? - Đặt câu. b- Luyện tập Bài tập 1 - HS đọc yêu cầu - Đọc các từ in đậm + Những từ in đậm ấy dùng để chỉ ai? - Chỉ Bác Hồ + Những từ đó được viết hoa nhằm biểu - Biểu lộ thái độ tôn kính Bác lộ điều gì? Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập HD : dùng bút chì gạch dưới các đại từ - 1 hs lên bảng viết các đại từ, lớp làm được dùng trong bài ca dao. vào sgk - Nhận xét. + Bài ca dao là lời đối đáp của ai với ai? - Giữa nhân vật ông với con cò. Các đại từ mày, ông, tôi, nó dùng để làm - Dùng để xưng hô, thay thế cho các danh gì? từ chỉ cái cò, người đang nói, cái diệc. Bài tập 3 HD: - HS đọc yêu cầu - Gạch chân nững danh từ được lặp lại - Trao đổi nhóm đôi. nhiều lần - Tìm đại từ thích hợp để thay thế - Viết lại đoạn văn sau khi đã thay thế. - Viết đoạn văn vào vở. - Đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. - GV cùng hs nhận xét, sửa chữa. 3. Củng cố, dặn dò: - Đại từ có tác dụng gì? Lấy VD ngoài những đại từ trong bài. Tiết 2: Kể chuyện ÔN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên (HS năng khiếu kể lại được câu chuyện ngoài SGK). - Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. - Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số truyện có nội dung như yêu cầu của đề bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1- Kiểm tra bài cũ: HS kể 1-2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nước Nam. 2- Bài mới: a- Tìm hiểu đề
  14. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã - HS đọc đề bài đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - GV gạch chân các từ ngữ trọng tâm của đề bài - Đọc phần Gợi ý trong sgk - Em đọc/nghe câu chuyện ở đâu? - HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể - Lưu ý HS KG nên kể những câu chuyện ngoài sgk. - Đọc mục 2 phần Gợi ý b- Tập kể chuyện và trao đổi về nội dụng, ý nghĩa - GV đưa ra tiêu chí đánh giá: + Đúng chủ đề: 4 điểm + Kể hay, phối hợp cử chỉ, điệu bộ: 2điểm + Nêu đúng ý nghĩa: 2 điểm + Trả lời hoặc đặt câu hỏi đúng: 1 điểm + Câu chuyện ngoài sgk: 1 điểm - Yêu cầu hs làm việc nhóm 4 - Từng hs trong nhóm kể, cả - GV gợi ý hs các câu hỏi trao đổi về nội dung, ý nhóm trao đổi về ý nghĩa, nội nghĩa câu chuyện dung câu chuyện bạn kể. + Bạn nhớ nhất chi tiết nào trong truyện? + Câu chuyện có ý nghĩa gì? + Tại sao bạn lại chọn câu chuyện này? - Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp. GV - Đại diện 1 số nhóm thi kể ghi tên hs, tên chuyện và kết quả đánh giá lên - Lớp nhận xét, đánh giá theo bảng các tiêu chí đã nêu - Dựa vào kết quả, bình chọn 3- Củng cố, dặn dò: - Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp? - Chuẩn bị một câu chuyện về một lần đi tham quan cảnh đẹp của mình Tiết 3: Toán (tăng) LUYỆN TẬP TỔNG HỢP. I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS giúp học sinh nắm chắc về cách đọc, viết số thập phân, biết chuyển đổi các số đo độ dài, khối lượng, dưới dạng số thập phân. - Có kĩ năng làm bài nhanh, chính xác. - HS yêy thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra. Nêu cách so sánh hai số thập phân? 2. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: Viết số thập phân gồm: - HS nêu yêu cầu BT - 5 đơn vị, 2 phần nghìn. - HS viết vào bảng con. - 2 phần trăm, 5 phần nghìn, 7 phần chục - 1 HS viết bảng lớp. nghìn. - 4 chục, 4 phần trăm.
  15. - 1 đơn vị, 2 phần mười. 3 phần trăm, 8 phần nghìn. - GV nhận xét, chữa bài. Bài tập 2: diền số thích hợp vào chỗ chấm. - HS nêu yêu cầu BT. a. 56dm = .m 8m25cm = m - Cả lớp làm vở nháp. b. 8dm 8cm5mm = dm - HS chứa phần a. 7m 4dm 5cm = m - HS chữa phần b. - GV nhận xét, chốt cách đổi. Bài tập 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 1 kg 725g = kg ; 3kg 45g = kg 7 tấn 124kg = tấn ; 2tấn 64kg = tấn Hướng dẫn tương tự BT2. - HS làm bài. Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ trống . 1,3km = ha - HS nêu yêu cầu BT 8km456dam = hm - HS làm vào vở. 0,66m = dm 7dm = m - GV chấm bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu cách đổi đơn vị đo khối lượng, độ dài ở các dạng. - Nhận xét giờ học Sáng: Thứ sáu ngày 1 tháng 11 năm 2019 Tiết 1: Tập làm văn LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản. - Rèn kĩ năng nói. - Giáo dục HS tính mạnh dạn trước đám đông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Kẻ sẵn khung bảng hệ thống (như sgv/198) III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ + Nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó? + Khi thuyết trình, tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào? 2- Bài mới a- Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b-Hướng dẫn luyện tập
  16. Bài 1/93 - HS đọc yêu cầu - GV giúp hs nắm vững yêu cầu của bài - 5 hs đọc phân vai, lớp đọc thầm - Hướng dẫn tìm hiểu truyện: + Các nhân vật trong truyện tranh luận về - Cái gì cần nhất đối với cây xanh? vấn đề gì? - Ai cũng tự cho mình là người cần + Ý kiến của từng nhân vật thế nào? nhất - GV ghi nhanh vào bảng đã kẻ sẵn như + Đất: + Không khí: sgv/198 + Nước: + Ánh sáng: + Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? - HS nêu ý kiến của mình Lưu ý: Phải tìm lí lẽ, dẫn chứng mở rộng, - Thảo luận nhóm 4, viết ý kiến vào phát triển để nói rõ ý kiến của mỗi nhân giấy nháp vật. Mỗi hs đóng vai 1 nhân vật để nói, khi trình bày phải xưng tôi - 1 nhóm đóng vai tranh luận, lớp theo - GV ghi nhanh ý kiến mở rộng của hs dõi, nhận xét vào bảng. Bài 2 - HS đọc yêu cầu - Bài yêu cầu thuyết trình hay tranh luận? - Thuyết trình - Thuyết trình về vấn đề gì? - Thuyết trình về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao. - Lưu ý: (như sgv/199) - HS làm vào vở, 1 hs làm trên bảng - Đọc bài, lớp nhận xét. - Chấm điểm một số bài, nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: Nói lại bài thuyết trình cho người thân nghe. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Biết viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân. - Học sinh vận dụng vào làm bài tập thành thạo. - Giáo dục HS tự giác học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: Viết số thập phân thích hợp: 5 m3 cm = m; 520 g = kg; 3,9 ha= m2 2- Luyên tâp(BT 1,2,3,4) Bài 1: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn - Đọc đề bài và xác định yêu cầu vị là mét: - Làm bài vào vở nháp 3m6dm; 4dm ; 43m 5cm; 345cm - 1 học sinh lên bảng *Củng cố: Qua 2 BT trên nêu lại quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài . Bài 2: Viết số thích hợp: - Hoạt động nhóm đôi, thảo luận và Treo bảng phụ ghi BT làm BT Điền kết quả vào bảng. - Báo cáo kết quả - NX
  17. Bài 3: Viết số thập phân thích hợp: 42dm 4cm = dm - Tự đọc đề bài và xác định yêu cầu 56cm 9mm = cm - Làm bài vào vở 26m 2cm = m - 1 học sinh chữa (Tiến hành tương tự BT 1) Bài 4: Viết số thập phân thích hợp: 3kg 5g = kg; 30g = kg; 1103g = kg - Chấm bài - Nhận xét *Củng cố: Qua BT2 và 4 nêu lại quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. 3- Củng cố, dặn dò: - Đánh giá kĩ năng viết số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Khắc sâu quan hệ của mỗi dạng đơn vị đo trên. Tiết 4: Sinh hoạt KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP HỌC TẬP. I. MỤC TIÊU: - Biết thể hiện tình yêu thương em nhỏ bằng các hành động thiết thực. - HS thấy được ưu, nhược điểm của mình, của lớp về nề nếp học tập trong tuần. - Nắm được phương hướng hoạt động trong tuần tới. - Các em có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của trường, lớp. II. NỘI DUNG SINH HOẠT. 1. Kiểm điểm nề nếp học tập và nêu phương hướng - Các ban tự quản nhận xét việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong tổ. + Đi học. + Truy bài. + Học và làm bài ở nhà. + Phát biểu xây dựng bài - Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung. - GV nhận xét chung *Ưu điểm . * Nhược điểm - Nêu phương hướng tuần tới. + Duy trì ưu điểm, khắc phục nhược điểm. + Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11. + Ôn tập để thi giữa kì đạt kết quả cao. 2. Sinh hoạt văn nghệ
  18. Cá nhân, nhóm hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề nhà trường, thầy cô giáo. 3. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu cả lớp chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của lớp, của trường và phương hướng tuần tới. Chiều: Tiết 1: Kĩ thuật LUỘC RAU I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Biết cách thực hiện các cộng việc chuẩn bị và các bước luộc rau. - Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình. - Luộc rau đảm bảo yêu cầu. - Có ý thức ứng dụng vào cuộc sống để giúp gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV + HS: Tranh trong SGK và một số loại rau. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ. - Em hãy nêu cách nấu cơm bằng bếp điện? - GV nhận xét và lưu ý HS cách thổi cơm ngon. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện các cộng việc chuẩn bị luộc rau. - Tìm hiểu nội dung SGK và qua tìm hiểu - GV nhận xét và kết luận. ở gia đình để nêu những công việc thực hiện khi luộc rau. - GV nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại - Quan sát hình 1 để nêu tên các nguyên cách sơ chế rau ở bài 8. liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau. - Quan sát hình 2 và đọc nội dung ở mục 1b để nêu cách sơ chế rau bí trước khi luộc. - Thực hành cách sơ chế rau. - GV quan sát và uốn nắn HS. * Lưu ý: Một số loại rau củ nên rửa sạch trước sau đó mới sơ chế để đảm bảo không mất chất dinh dưỡng của rau: cải bắp, su hào, đậu cô ve Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau - Nêu cách luộc rau của gia đình em? - HS trả lời và nhận xét, bổ sung - GV chốt lại các bước lộc rau - Đọc nội dung mục 2 kết hợp quan sát hình 3 (SGK) để so sánh với cách luộc rau của gia đình mình. * Lưu ý: - Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 39. + Khi luộc rau nên cho nhiều nước, ít muối, với loại rau xanh nên dùng nước sôi để luộc.
  19. + Cần lật 2 - 3 lần để rau chín đều. + Đun to và đều lửa. + Khi rau chín phải tãi đều trên đĩa. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. - GV sử dụng câu hỏi 1, 2 cuối SGK, trang 37 để đánh giá kết quả học tập của HS. - HS trả lời. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu các công việc chuẩn bị cho luộc rau. - GV nhận xét tinh thần học tập của HS Tiết 3: Kĩ thuật (tuần 10) BÀY DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình. - Bày, dọn bữa ăn khoa học và hấp dẫn, theo thói quen của gia đình. - Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu cách luộc rau? - HS trả lời và nhận xét, bổ sung. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. - GV nhận xét và giải thích mục đích - Tìm hiểu nội dung SGK mục 1a và tác dụng bày món ăn và dụng cụ ăn quan sát hình 1 để nêu mục đích bày uống trước bữa ăn. món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. - Quan sát hình để trả lời câu hỏi phần b. - GV nhận xét và kết luận một số cách bày món ăn ở nông thôn hoặc thành phố. - Dựa vào thực tế và nội dung SGK để nêu - GV giới thiệu hình ảnh minh hoạ. yêu cầu của các dụng cụ trên bàn ăn. - GV nhận xét và yêu cầu HS giải thích. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn. - Nêu mục đích cách thu dọn sau bữa - HS dựa vào thực tế của gia đình để trả ăn ở gia đình em? lời các câu hỏi và nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và tóm tắt những ý HS - Liên hệ thực tế để so sánh thu dọn bữa trình bày. ăn ở gia đình với SGK phần 2. - GV hướng dẫn HS làm quen với - HS nêu cách cất giữ thức ăn khi còn cách thu dọn bữa ăn trong SGK. thừa. * Lưu ý: Chỉ thu dọn khi mọi người
  20. đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc ăn xong quá lâu. - Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 43. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. - GV sử dụng câu hỏi 1, 2 cuối SGK, trang 43 để đánh giá kết quả học tập của HS. - HS trả lời. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Củng cố: - Nêu cách bày dọn bữa ăn trong gia đình. - GV nhận xét tinh thần học tập của HS. Tiết 3: Toán (tăng) LUYỆN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: - Củng cố về các hàng của số thập phân, cách đọc viết STP, tính chất bằng nhau của số thập phân. - HS vận dụng làm thành thạo các bài tập. - GDHS chăm chỉ, tự giác học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết hệ thống bài tập, bảng nhóm. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Củng cố, hệ thống kiến thức. - Nêu tên các hàng của STP. - Cách đọc, viết STP. - HS nối tiếp nhau nêu. - Khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên - HS làm nháp. phải của STP thì giá trị của STP như thế nào? - HS nối tiếp nhau nêu KQ. -YC HS lấy VD. - Cả lớp chữa bài. Hoạt động 3: Luyện tập: Bài 1: Viết số thập phân gồm có: a) Sáu mươi tư đơn vị, năm mươi ba phần trăm b) 5 đơn vị, 2 phần nghìn. c) 4 chục, 4 phần trăm. - HS hoạt động cá nhân vào vở d) 2 phần trăm, 5 phần nghìn, 7 chục phần nháp nghìn. - Chữa bài HS làm bảng nhóm Bài 2: Trong số thập phân 108,354, chữ số 5 có giá trị: a) 5 b) 5 c) 5 10 100 1000 - HS làm miệng.
  21. Bài 3: Viết STP dưới dạng gọn hơn. 85,400 = 0,00100 = 10,0300 = 500,300 = 810,10 = 100,10100 = -Tổ chức cho HS tự làm bài, chữa bài. - C2 về số thập phân bằng nhau. Bài 4: Viết thành số có ba chữ số ở phần thập - Tự làm, chấm bài chéo, báo cáo phân. KQ. a/ 8,4 = b/ 1,52 = - Chữa bài trên bảng nhóm. 3,65 = 24,06 = 82,01 = 98 = -Tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - C2 về số thập phân bằng nhau. 4: Củng cố, dặn dò - HS tự làm, nêu KQ. - Nhận xét đánh giá giờ học , dặn HS chuẩn bị bài sau. Tổ phó duyệt BGH duyệt ngày 25 tháng 10 năm 2019
  22. Tuần 9 Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Tập đọc ĐẤT CÀ MAU I. MỤC TIÊU: - Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu ND: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. II: ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Vở BT. Bản đồ VN, tranh ảnh về Cà Mau. III: HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Cái gì quý nhất” 2. Bài mới: * Giới thiệu bài qua bản đồ, tranh ảnh. a. Luyện đọc và tìm hiểu bài - GV đọc diễn cảm toàn bài. - Chia 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một - HS luyện đọc trước lớp từng đoạn, đoạn). đọc trong nhóm từng đoạn và trả lời - Hướng dẫn hs luyện đọc, tìm hiểu bài và câu hỏi 1,2,3 tương ứng 3 đoạn, nêu ý đọc diễn cảm theo từng đoạn của bài, kết chính của mỗi đoạn bằng cách đặt tên hợp giải nghĩa từ khó ở mỗi đoạn. cho mỗi đoạn. - GV chốt lại các ý kiến của hs, hình thành - Chú ý đọc đúng các từ ngữ: dàn ý của bài đọc sớm nắng chiều mưa, rất phũ, rạn, + Sự khắc nghiệt của khí hậu ở Cà Mau nứt nẻ, hằng hà sa số, nung đúc, lưu + Cây cối, nhà cửa ở Cà Mau truyền + Người Cà Mau kiên cường. - Nêu nội dung bài ? - HS nêu. b. Luyện đọc diễn cảm - HS KG nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn - Đọc nối tiếp theo đoạn, nêu cách - Hướng dẫn hs đọc nhấn giọng ở các từ đọc diễn cảm từng đoạn ngữ làm nổi bật nội dung chính của mỗi - Luyện đọc theo cặp đoạn - 1 số HS đọc cả bài, lớp nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. -Nhận xét giờ học. Tiết 2: Địa lí CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ I. MỤC TIÊU
  23. - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam, nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi). - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư. - Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: Bảng số liệu về mật độ dân số, các hình minh họa SGK. - GV+ HS: Thông tin tranh, ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi ở Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: + Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á? + Dân số tăng nhanh gây hậu quả khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân? Lấy ví dụ cụ thể của địa phương em? 2. Bài mới. Hoạt động 1: 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. - Nội dung thảo luận: - Đọc SGK, trang 84 và nhớ + Nước ta có bao nhiêu dân tộc? lại nôị dung kiến thức địa lí + Dân tộc nào đông dân nhất? Sống chủ yếu ở lớp 4 để trả lời câu hỏi theo đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu? hướng dẫn của GV. + Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sing - Làm việc nhóm đôi, xử lí sống của họ? các số liệu và trả lời các câu + Truyền thuyết con rồng cháu tiên thể hiện điều hỏi sau. gì? - Đại diện nhóm trình bầy và - GV nhận xét. lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Mật độ dân số Việt Nam. + Em hiểu thế nào là mật độ dân số? - Nêu hiểu biết của mình? - Hướng dẫn HS hiểu khái niệm mật độ dân số và - Đọc mật độ dân số SGK, lấy ví dụ cụ thể. trang 85 và trả lời câu hỏi + Câu hỏi SGK, phần 2, trang 84. theo hướng dẫn của GV. + Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ - HS nối tiếp nhau trả lời. dân số Việt Nam? - Nhận xét câu trả lời. * Kết thúc hoạt động 2: Mật độ dân số ở nước ta là rất cao, cao hơn cả Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới và cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của Thế giới. Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam. - Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp ta nhận - Đọc Lược đồ mật độ dân xét về hiện tượng gì? số Việt Nam để tìm hiểu về sự phân bố dân cư ở nước
  24. - Chỉ trên Lược đồ và nêu: ta. + Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người/km2? + Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến - Nêu nội dung ghi nhớ, 1000 người/km2? SGK, trang 86. + Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2? + Những vùng nào có mật độ dân số dưới 100 người/km2? 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm. Chuẩn bị bài 10: Nông nghiệp. BGH duyệt ngày 25 tháng 10 năm 2019