Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_on_tap_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2019_20.docx
Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH THUẬN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2019-2020 Câu 1: Nêu các đặc điểm chung của động vật? * Đặc điểm chung của động vật: - Có khả năng di chuyển - Dị dưỡng - Có hệ thần kinh và giác quan Câu 2: So sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa động vật và thực vật? Động vật Thực vật - Tế bào không có vách xenlulozơ - Tế bào có vách xenlulozơ - Hầu hết có cơ quan di chuyển - Không có cơ quan di chuyển - Hệ thần kinh và giác quan phát triển - Chưa có hệ thần kinh và giác quan. - Dinh dưỡng: sử dụng chất hữu cơ có sẵn - Dinh dưỡng: tự tạo ra chất hữu cơ. Câu 3: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào? *Trùng roi giống thực vật: có hạt diệp lục trong cơ thể, màu xanh, tự dưỡng *Trùng roi khác thực vật ở đặc điểm: di chuyển được, có khả năng dị dưỡng Câu 4: Trình bày vòng đời của trùng sốt rét? Nêu các biện pháp vệ sinh phòng bệnh sốt rét? - Vòng đời của trùng sốt rét: trùng sốt rét chui vào hồng cầu kí sinh, sinh sản phân nhiều, phá vỡ hồng cầu, chui vào hồng cầu khác tiếp tục kí sinh và sinh sản. * Biện pháp vệ sinh phòng bệnh sốt rét: + Diệt muỗi và lăng quăng + Ngủ màn +Phát quang bụi rậm, dọn dẹp nhà cửa +Phun thuốc diệt muỗi để phòng bệnh Câu 5: Trình bày cách dinh dưỡng và các hình thức sinh sản của thuỷ tức? - Dinh dưỡng: Tua miệng vươn dài, quờ quạng xung quanh, nếu chạm phải mồi thì lập tức phóng gai làm tê liệt mồi sau đó đưa vào lỗ miệng, nhờ tế bào mô cơ tiêu hoá tiêu hoá mồi. Hô hấp của thuỷ tức thực hiện qua thành cơ thể. - Sinh sản vô tính: mọc chồi, tái sinh; sinh sản hữu tính: trứng kết hợp với tinh trùng phân cắt nhiều lần tạo thành thuỷ tức con. Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh, chui rúc trong cơ thể vật chủ? - Giác quan tiêu giảm. - Giác bám phát triển. - Cơ dọc và cơ vòng phát triển. - Ruột phân thành nhiều nhánh, không có hậu môn. 1
- Câu 7: Trình bày đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh trong ống tiêu hoá của người? - Vỏ cuticun bao bọc bảo vệ tránh tác động của dịch tiêu hoá. - Cơ thể tròn, thuôn nhọn 2 đầu. - Hệ cơ chỉ có cơ dọc phát triển, nên di chuyển hạn chế chủ yếu là cong dãn cơ thể. - Hệ tiêu hoá: ruột ngắn, tốc độ tiêu hoá nhanh Câu 8: Trình bày vòng đời của sán lá gan? Nêu biện pháp vệ sinh phòng tránh nhiễm các loài giun, sán kí sinh? - Vòng đời của sán lá gan: Trứng nở thành ấu trùng lông, vào cơ thể ốc gạo sau đó ra ngoài thành ấu trùng có đuôi kết thành kén, bám vào cỏ trâu bò ăn phải cỏ vào trong cơ thể chui ra ngoài và phát triển thành sán trưởng thành. * Biện pháp vệ sinh phòng bệnh: + Ăn chín uống sôi + Rửa tay trước khi ăn + Rửa sạch rau, củ, quả trước khi ăn + Uống thuốc tẩy giun định kì Câu 9: Trình bày vòng đời của giun đũa? Vì sao giun đũa có thể chui vào ống mật người? - Vòng đời của giun đũa: Trứng theo phân ra ngoài phát triển thành ấu trùng trong trứng, người ăn phải rau quả có trứng giun vào ống tiêu hoá người, đến ruột non chui ra vào máu qua gan, tim, phổi rồi về ruột non và kí sinh, tiếp tục sinh sản. - Vì: giun đũa có 2 đầu thuôn nhọn Câu 10: Trình bày cấu tạo vỏ trai? Từ đó chỉ rõ đặc điểm nào của trai giúp thích nghi với lối sống tự vệ hiệu quả? - Cấu tạo vỏ trai có 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. - Đặc điểm thích nghi: + Cơ khép vỏ khoẻ giúp khép chặt vỏ lại rất khó bị tách ra. + Vỏ cấu tạo 3 lớp vững chắc Câu 11: Trình bày cách dinh dưỡng của trai sông? Cách dinh dưỡng này có ý nghĩa gì đối với môi trường nước? - Cách dinh dưỡng của trai: Hai mép vạt áo phía sau tạm gắn lại với nhau tạo ống hút nước và thoát nước. Trai hút nước vào ống hút, qua mang vào miệng, khí oxi được tiếp nhận qua mang, còn chất dinh dưỡng được giữ lại ở miệng. Đây là cách dinh dưỡng thụ động. - Ý nghĩa đối với môi trường: Trai lọc nước để lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và các động vật nhỏ khác, góp phần làm sạch môi trường nước. Câu 12: Trình bày tập tính của các đại diện của ngành thân mềm? Tại sao tập tính ở thân mềm phát triển? Các tập tính: 2
- - Tập tính đào lỗ đẻ trứng ở ốc sên. - Tập tính ở mực: rình mồi, phun hoả mù, chăm sóc trứng. Tập tính ở thân mềm phát triển vì: hệ thần kinh phát triển và tập trung hơn so với các ngành đã học, hạch não phát triển. Ở mực còn có “hộp sọ” để bảo vệ não. Câu 13: Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu? - Cấu tạo ngoài: cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng, mỗi phần có các phần phụ. + Đầu: mắt kép, râu, cơ quan miệng + Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh + Bụng: có sự phân đốt, giữa các đốt có lỗ thở - Di chuyển: di chuyển bằng hình thức: bò, nhảy, bay. Câu 14: Nêu trình tự quá trình chăng lưới và bắt mồi của nhện? * Quá trình chăng lưới của nhện: +Chăng dây tơ khung +Chăng dây tơ phóng xạ +Chăng các sợi tơ vòng +Chờ mồi * Quá trình bắt mồi của nhện: +Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc +Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi + Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian + Nhện hút dịch lỏng ở con mồi. Câu 15: Trình bày cấu tạo trong và sinh sản của châu chấu? - Cấu tạo trong: Trình bày đặc điểm về các hệ cơ quan: + Hệ tiêu hóa: có ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày + Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí và lỗ thở + Hệ tuần hoàn: tim hình ống, hệ tuần hoàn hở + Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển. - Sinh sản: tuyến sinh dục dạng chùm, châu chấu phát triển qua các giai đoạn biến thái không hoàn toàn (có lột xác để lớn lên). Câu 16: Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm? - Đặc điểm chung của thân mềm: Thân mềm mại, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển, hệ tiêu hoá phân hoá và cơ quan di chuyển thường đơn giản. Câu 17: Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ? *Có lợi: + Làm thực phẩm: ong, tằm, + Làm thuốc: mật ong, + Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm, 3
- +Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, sâu, +Diệt các sâu hại: bọ ngựa, - Có hại: + Hại hạt ngũ cốc: rầy nâu, sâu, + Truyền bệnh: ruồi, muỗi, Câu 18: Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp? - Chân: có sự phân đốt, có khớp. - Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ - Cơ thể được bao bọc bởi lớp vỏ kitin - Có mắt kép - Quá trình phát triển cơ thể có biến thái: hoàn toàn, không hoàn toàn. 4