Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận

doc 4 trang Hương Liên 25/07/2023 1870
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_7_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I VẬT LÍ 7 NĂM HỌC: 2019 – 2020 Câu 1: a) Ta nhìn thấy một vật khi nào? b) Giải thích tại sao vào ban đêm, khi không thắp sáng đèn, ta không thể nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn? Đáp án: a) Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. b) Vì không có ánh sáng truyền từ mảnh giấy đến mắt ta. Câu 2: a) Nêu định luật truyền thẳng ánh sáng: b)Có mấy loại chùm sáng. Nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng thường gặp. Đáp án: a)Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng. b) Có ba loại chùm sáng thường gặp: - Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng - Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng - Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng Câu 3: Hãy phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng. Đáp án: Định luật phản xạ ánh sáng - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới Câu 4: Hãy nêu những đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. Đáp án: Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. -Ảnh ảo( Không hứng được trên màn ) -Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. -Ảnh có kích thước to bằng vật, cùng chiều với vật khi vật đặt song song trước mặt gương. Câu 5: Hãy nêu những tính chất của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi. Đáp án: Tính chất của ảnh ảo của một vật tạo bởi: - Gương cầu lõm: Là ảnh ảo, lớn hơn vật và ở xa gương hơn vật. - Gương cầu lồi: Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật và ở gần gương hơn vật. Câu 6: So sánh kích thước ảnh ảo của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm (vật cách 3 gương trên một khoảng như nhau, ba gương có cùng kích thước). Đáp án: - Khi vật cách ba gương (gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm có cùng kích thước) một khoảng như nhau, thì: - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng lớn hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhưng bé hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. -1-
  2. Câu 7: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cẩu lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người lài xe? Tại sao ta không sử dụng gương phẳng trong trường hợp trên? Đáp án: Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản bên đường che khuất, tránh được tai nạn. Không dùng gương phẳng vì vùng nhìn thấy của gương phẳng hẹp hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. Câu 8: Vật như thế nào được gọi là nguồn âm? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Đáp án: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm Các nguồn âm có chung đặc điểm là khi phát ra âm đều dao động. Câu 9: a)Tần số là gì? Đơn vị tần số ? b) Âm phát ra từ tiếng vỗ cánh của con muỗi và tiếng vỗ cánh của con chim, âm nào cao hơn. Đáp án: a) Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là héc (Hz) b) Âm phát ra từ tiếng vỗ cánh của con muỗi cao hơn âm phát ra từ tiếng vỗ cánh con chim. Câu 10: Âm truyền được ở những môi trường nào? Không truyền được ở những môi trường nào? Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường ( Không khí, nước, thép) mà em đã học. Đáp án: - Âm truyền được trong các môi trường: chất rắn, chất lỏng, chất khí. - Âm không thể truyền được trong môi trường chân không. - Vận tốc truyền âm của chất rắn lớn hơn vận tốc truyền âm của chất lỏng, vận tốc truyền âm của chất lỏng lỏng lớn hơn vận tốc truyền âm của chất khí. Câu 11: Nếu em hát trong phòng rộng và trong phòng hẹp thì nơi nào sẽ nghe rõ hơn? Giải thích tại sao? Đáp án: - Trong phòng rộng, âm dội lại từ tường đến tai có thể đến sau âm phát ra nên có thể nghe thấy tiếng vang và âm nghe được không rõ. - Trong phòng nhỏ, âm dội lại từ tường đến tai gần như cùng một lúc với âm phát ra nên âm nghe được to và rõ hơn. Câu 12: (GDBVMT) a) Tiếng ồn gây ra những tác hại gì đối với cuộc sống và sinh hoạt của con người? b) Nêu các biện pháp làm giảm tiếng ồn mà gia đình em đang sử dụng? Đáp án: a) -Về sinh lí: nó gây mệt mỏi toàn thân , nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực - Về tâm lí: nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác. b) Gia đình em đang sử dụng các biện pháp làm giảm tiếng ồn, đó là: + Không bật các thiết bị âm thanh quá to hoặc trong lúc ngủ + Thiết kế các phòng riêng biệt cho mỗi người. + Xây nhà với tường dày, bố trí rèm tại các cửa kính (Vùng đô thị) + Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà (vùng nông thôn hoặc miền núi) -2-
  3. Câu 13: Một công trường xây dựng nằm ngay giữa khu chung cư mà em đang sống. hãy đề ra bốn biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn do công trường gây nên. Đáp án: Chỉ ra được 4 biện pháp: - Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không vượt quá 80 dB. - Yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ ngơi. - Xây tường bao quanh công trường để chặn đường truyền tiếng ồn từ công trường. - Treo rè, đóng cửa, Trải thảm trong nhà,. . . Câu 14: (Xem hình vẽ) Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng PQ. Tia tới SI đến gương tại điểm tới I và hợp với gương một góc bằng 300 ( S· IP 300 ). a/ Vẽ đường pháp tuyến NI và tia phản xạ IR, S b/ Tìm số đo của góc tới S· IN , c/ Tìm số đo góc tạo bởi tia phản xạ với gương phẳng. Đáp án : P I Q a/ Vẽ đúng hình có tính chất thẩm mỹ (GV hướng dẫn) -vẽ pháp tuyến NI vuông góc với PQ -vẽ tia IR sao cho S· IN N· IR N b/ Ta có R P· IS S· IN P· IN S 300 S· IN 900 S· IN 900 300 P I Q S· IN 600 c/ Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có S· IN N· IR 600 Tương tự câu b, tìm được R· IQ 900 600 300 Câu 15: Chiếu một tia sáng tới gương phẳng với góc tới i = 450 . a) Hãy tìm góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ . b) Có nhận xét gì về hướng của tia tới với hướng của tia phản xạ. Đáp án: a/ Vẽ đúng hình (GV HD) N Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có R S· IN N· IR 450 S Góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến là: · · · 0 0 SIR SIN NIR 45 45 P Q 0 I S· IR 90 b/ Tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau. -3-
  4. Câu 16: Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng. B A , a/ Hãy vẽ ảnh A B, của vật AB qua gương. b/ Biết đầu A của vật cách gương 1 m, đầu B cách gương 1,5m. Tìm khoảng cách AA, , BB, Đáp án: a/ GV hướng dẫn vẽ hình ( A, B, là ảnh của AB qua gương phẳng) b/ Đầu A cách gương 1 m nên ảnh A’ qua gương củng cách gương 1 m. vậy AA, = 2(m) Đầu B cách gương 1,5m nên ảnh B’ qua gương củng cách gương 1,5m. Vậy BB, = 3(m) - - - Hết - - - NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG: PHẠM HỒNG THÁI ĐƠN VỊ: THCS TÂN THUẬN 2 ĐT: 0835203246 -4-