Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016

doc 3 trang Hương Liên 24/07/2023 2250
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2015_2.doc

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 9 NĂM HỌC: 2015-2016 Câu 1: Ưu thế lai là gì? Nêu nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai? Nêu phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi? Gợi ý: - Ưu thế lai là hiện tượng con lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn,các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ. - Do tập trung các gen trội có lợi được biểu hiện thành tính trạng tốt ở cơ thể lai F1 - Cây trồng : lai khác dòng, lai khác thứ ; vật nuôi : lai kinh tế (GV hướng dẫn HS tự giải thích, nêu ví dụ) Câu 2: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần là gì? Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá ? Vai trò của tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống ? Gợi ý: Thoái hoá là hiện tượng các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần, biểu hiện ở các tính trạng xấu như phát triển chậm, chiều cao cây va năng suất giảm, nhiều cây bị chết, dị tật, quái thai - Vì qua nhiều thế hệ tỉ lệ thể dị hợp giảm, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, trong đó có các cặp gen đồng hợp lặn gây hại. - Vai trò trong chọn giống : củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, hoặc tạo dòng thuần. Câu 3: Nêu khái niệm về môi trường sống của sinh vật, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái? Gợi ý: - Môi trường sống của sinh vậtl à nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì xung quanh chúng. - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động lên sinh vật. - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định Câu 4: Nêu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến sinh vật? Nêu ứng dụng trong trồng trọt và chăn nuôi? Gợi ý: (Bài 42) - Nêu ảnh hưởng đến thực vật: hình thái, sinh lí của cây; ứng dụng: trồng xen canh các loại cây - Nêu ảnh hưởng đến khả năng đinh hướng di chuyển, tập tính, sinh trưởng và phát triển của động vật; ứng dụng: xây dựng chuồng trại phù hợp, cho ăn đúng lúc, tăng cường chiếu sáng để kích thích sinh trưởng, sinh sản Câu 5: Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của 1 loài( Bài tập 4 SGK/121)? (cá rô phi, vi khuẩn suối nước nóng, xương rồng sa mạc) Gợi ý: Sơ đồ mẫu ở bài 41, trang 120 1
  2. Câu 6: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của sinh vật? Gợi ý: bài 43; nêu ảnh hưởng đến thực vật: hình thái, sinh lí; động vật: hình thái, tập tính; dựa vào đó người ta chia ra 2 nhóm sinh vật: biến nhiệt (vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật bậc thấp) và hằng nhiệt (chim, thú). Câu 7: Nêu các mối quan hệ của sinh vật khác loài? Cho ví dụ về 4 mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài? Gợi ý: bài 44; bảng 44/132 SGK và HS tự nêu ví dụ. Quan hệ Đặc điểm Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật Hỗ Sự hợp tác giữa 2 loài SV, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia trợ Hội sinh không có lợi và cũng không có hại Các SV khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều Cạnh tranh kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hảm sự phát triển của nhau Kí sinh, nửa kí SV sống nhờ trên cơ thể của SV khác, lấy các chất dinh Đối sinh dưỡng, máu địch Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn SV ăn SV khác thực vật, thực vật bắt sâu bọ Câu 8: Quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ minh họa? Gợi ý: bài 47 mục I/139 SGK. - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản. Ví dụ : Học sinh tự nêu Câu 9: So sánh sự khác nhau giữa quần thể sinh vật với quần xã sinh vật ? Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật -Tập hợp những cá thể cùng loài. - Nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau. -Mối quan hệ trong quần thể sinh vật chủ -Mối quan hệ trong quần xã là mối quan yếu là mối quan hệ cùng loài. hệ khác loài. -Khu vực sống của quần thể nhỏ. -Khu vực sống của quần xã lơn hơn. Câu 10: Trình bày những đặc điểm cơ bản của quần xã sinh vật? Giữa quần xã sinh vật và ngoại cảnh có mối quan hệ với nhau như thế nào? Gợi ý: bài 49 mục II/147, III/148 SGk - Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường. - Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học. 2
  3. Câu 11: Thế nào là hệ sinh thái? Cho ví dụ? Gợi ý: bài 50 mục I/150 SGK. - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống (sinh cảnh), trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ : Rừng nhiệt đới (giáo viên hướng dẫn HS phân tích ví dụ). Câu 12: Nêu những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? Gợi ý: bài 53 mục III/159 SGK. - Hạn chế gia tăng dân số - Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên - Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt. - Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên - Thực hiện pháp lệnh bảo vệ sinh vật - Phục hồi trồng rừng - Xử lý rác Câu 13: Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau quả? Gợi ý: Bài 54 câu 4/165 SGK. - Cách sử dụng thuốc của người trồng: không đúng loại thuốc, không đúng liều lượng - Thời gian cách li của thuốc chưa đúng. - Cách chế biến của người dùng: không gọt vỏ, rửa không sạch. Câu 14: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? Học sinh cần làm gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường? - Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển .gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật. - Học sinh phải hiểu tác hại của ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường, tuyên truyền để mọi người cùng bảo vệ môi trường Câu 15: Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu biện pháp bảo vệ? Gợi ý - Bảo vệ rừng là góp phần : +Bảo vệ các loài sinh vật. + Điều hòa khí hậu. +Giữ cân bằng sinh thái của trái đất. - Biện pháp bảo vệ +Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp +Xây dựng các khu bảo tồn vườn quốc gia +Trồng rừng +Phòng cháy rừng +Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh định cư. + Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng. +Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng. 3