Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 6

doc 91 trang minh70 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnhung_bai_van_mau_danh_cho_hoc_sinh_lop_6.doc

Nội dung text: Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 6

  1. - Con đường này làm từ năm ngoái con ạ. Bất giác tôi nhớ lại cách đây mấy năm, ngày đó mỗi khi trời mưa, người dân làng tôi rất ngại ra phố huyện vì con đường sẽ vô cùng lầy lội, khó đi, có những đoạn phải dắt xe. Đi ra được đến phố thì người đã lấm lem đầy bùn đất. Thế mà bây giờ con đường ấy đã được thay thế bằng một con đường nhựa đen bóng láng. Tôi thấy người và xe qua lại có vẻ đông hơn trước rất nhiều. Từng đoàn xe đạp xe máy nối đuôi nhau, nhìn ai cũng tươi vui hớn hở. Càng về gần làng tôi càng ngạc nhiên vì sự thay đổi đến bất ngờ. Những ngôi nhà lá năm xưa giờ được thay thế bằng những ngôi nhà ngói sáng sủa đủ màu sắc, đây đó còn có những ngôi nhà hai, ba tầng như ở thành phố. Trong nhà cũng đầy đủ sa lông, tủ tường và trên tường cũng có những chùm đèn đủ màu sắc. Và đằng trước là những sân xi măng sạch bong phơi đầy lúa. Tôi nhớ trước đây người ta thường phơi lúa bằng sân đất cho nên dù có quét sạch đến mấy thóc vẫn đầy sạn và lúa phơi ở sân đất rất khó khô. Chiếc xe bon bon đưa tôi về đến tận sân nhà bác trai tôi. Căn nhà lá năm xưa cũng được thay thế bằng ngôi nhà hai tầng đồ sộ. Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng tôi vẫn thuần nông nghiệp. Mọi thứ người ta chỉ biết trông vào ruộng lúa, luống rau. Nhìn khắp nơi chỉ thấy những cánh đồng lúa xanh mát thẳng cánh cò bay, mở mắt họ đã ra đồng, cặm cụi làm cho đến khi mặt trời lặn, sương đã vương áo họ mới trở về. Về đến nhà ai nấy lùa vội bát cơm là lên giường ngủ, chẳng biết đến xem phim, nghe ca nhạc là gì. Trẻ con như chúng tôi cũng phải làm, cứ đi học về ăn cơm xong lại theo đàn trâu, đàn bò lên rừng. Tối về chỉ còn xếp sách vở vào cặp là đi ngủ nên chẳng mấy đứa học giỏi. Cuộc sống lúc đó bình yên nhưng nghèo quá. Nhưng bây giờ, tôi thấy mọi chuyện đã thay đổi, nhà nào cũng có tivi đầu đĩa. Ngay từ đầu xóm người ta đã nghe rộn rã tiếng hát từ những chiếc đài catxets, từ chiếc đầu đĩa phát ra. Thôn xóm trở nên rộn rã. Và tôi nghe bác tôi kể lại cứ đến mùa bóng đá thì xóm làng càng rộn rã hơn. Trai tráng trong làng tụ tập nhau ngồi xem bóng đá. Họ xem rất vô tư vì không có cá độ như ở thành phố. Phương tiện đi lại cũng hiện đại hơn trước rất nhiều, trước đây khắp đường làng chỉ thấy toàn xe đạp, vậy mà nay hầu như nhà nào cũng có xe máy để đi lại, có người còn đi xe máy khi ra ngoài đồng làm, họ dựng xe ở trên bờ. Tôi rất vui khi thấy các bạn của mình đều học lên lớp 6, các bạn ấy cũng rất chú tâm vào chuyện học hành với mơ ước sau này đỗ đại học và được lên thành phố học. Tôi thầm nghĩ: Nếu sau này chúng tôi lại được học đại học cùng nhau thì vui biết mấy Quê hương tôi mọi thứ đã đổi thay, trong bóng chiều thướt tha từng đàn trâu no tròn đủng đỉnh về chuồng, đằng xa từng đoàn người gánh lúa về, bước chân thoăn thoắt, tiếng cười nói râm ran. Phong cảnh ngày càng tươi đẹp hơn khi xen lẫn những cánh đồng xanh bao la, những vườn cây đầy hoa trái là những ngôi nhà xây đủ màu sắc. Xa xa, từng đàn cò trắng bay trong ánh nắng vàng rực rỡ. Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tôi cũng thấy rạo rực vô cùng. Tôi chỉ mong học hành thật tốt để nhanh chóng trở về làm giàu đẹp hơn cho quê hương. *Đề bài: Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc khi bước vào năm học mới. *Bài viết Năm học mới bắt đầu, tôi đã trở thành cô bé học sinh trung học cơ sở. Nhớ hôm mới vào trường, tôi vô cùng bỡ ngỡ xen lẫn lo âu: trường mới, bạn bè thầy cô giáo, tất cả đều mới mẻ so với ngày học ở trường tiểu học. Tôi nhớ hôm khai giảng năm học mới, mẹ đưa tôi đến cổng trường, sau đó vội vã đi làm vì hôm ấy công ty mẹ có việc đột xuất. Mẹ đi rồi tôi ngơ ngác nhìn quanh, tôi thấy có rất nhiều học sinh đi lại tung tăng, tôi đoán họ là những anh chị học lớp trên. Bên cạnh đó còn có các bạn khác rụt rè và thường níu lấy tay mẹ, chắc họ cũng như tôi, năm nay mới lên lớp 6. 75
  2. Còn mười lăm phút nữa mới đến giờ tập trung, tôi nhìn các bạn, tự hỏi: trong số kia không biết ai sẽ là bạn học cùng lớp với tôi? Nhìn mấy dãy nhà cao tầng tôi cũng tự hỏi: không biết tôi sẽ học ở lớp nào? Thấy các cô giáo thướt tha trong bộ áo dài tôi cũng tự hỏi: không biết trong các thầy cô kia ai sẽ là cô giáo chủ nhiệm của mình? Mải suy nghĩ tôi bỗng giật mình vì một hồi trống đã vang lên. Trong lúc tôi đang ngơ ngác không biết lớp 6C đứng ở vị trí nào thì bỗng có một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên vai tôi và vang lên giọng nói dịu dàng: - Con là học sinh lớp 6 phải không? Tôi quay lại và đáp lí nhí: - Thưa cô vâng ạ. Nhưng con không biết lớp con tập trung ở đâu - Thế con học lớp nào? - Thưa cô, con học lớp 6C. Nghe xong, cô liền nhẹ nhàng dắt tay tôi lách qua đám đông đang đứng xếp hàng và cô dẫn tôi đến lớp mới. Trước khi đi, cô dặn cả lớp: - Các con đứng ở đây lát nữa sẽ có các anh chị dẫn con vào sân trường để khai giảng. Giọng nói của cô thật ấm áp nhẹ nhàng. Có bạn nào đó nói: - Ôi cô hiền quá. Ước gì cô là cô giáo chủ nhiệm của chúng mình. Và buổi khai giảng trôi qua âm đẹp, chúng tôi được dẫn về lớp, suốt buổi hôm đó tôi nhớ mãi hình ảnh cô giáo, người đầu tiên đã mỉm cười chào đón tôi vào lớp 6. Và tôi cũng thầm mơ ước cô sẽ là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi. Và thật vui sướng khi chúng tôi thấy cô bước vào lớp, sau khi mỉm cười chào chúng tôi cô nói: - Cô tên là Tâm, cô sẽ chủ nhiệm và đồng thời là giáo viên dạy các em môn văn trong năm học này. Cả lớp chẳng ai bảo ai mà một tràng pháo tay bỗng nổ ra ròn rã. Tôi vô cùng sung sướng khi cô Tâm là giáo viên chủ nhiệm mới của mình. Trong tôi đã phần nào bớt đi cảm giác rụt rè khi thấy cô chẳng khác nào người mẹ hiền của mình. Buổi học đầu tiên cũng là tiết học đầu tiên của chúng tôi là tiết văn, đây là môn mà tôi thích nhất. Tôi hồi hộp mong đợi và khi trống vào lớp đã điểm cô giáo bước vào lớp. Hôm nay cô mặc chiếc áo màu xanh da trời một màu xanh gợi cho tôi cảm giác mát mẻ và dịu dàng. Sau khi cả lớp đứng dậy chào cô giáo, cô cũng mỉm cười chào lại chúng tôi. Và cô bắt đầu vào bài giảng. Tôi còn nhớ tiết học văn đầu tiên ấy cô giảng cho chúng tôi nghe truyền thuyết Con rồng cháu tiên. Bắt đầu vào bài giảng, cô đọc mẫu cho cả lớp nghe, giọng cô thật truyền cảm khiến chúng tôi đều như bị cuốn vào câu chuyện. Giờ giảng của cô cũng thật cuốn hút, bằng giọng nói truyền cảm và những dẫn dắt cô đã đưa chúng tôi trở về thời xa xưa. Khi giảng cô thường xuyên đưa ra tro chúng tôi những tình huống hay để chúng tôi tự suy nghĩ và sau đó cô còn đối thoại, trao đổi với chúng tôi, việc làm đó khiến chúng tôi bớt đi khoảng cách cô trò, hơn thế chúng tôi còn có dịp thể hiện những suy nghĩ của mình. Trong lúc cô giảng bài tôi chợt nhận ra cô rất xinh đẹp. Cô có nước da trắng mịn màng, dáng người thon thả, cân đối, đôi mắt đen lúc nào cũng nhìn chúng tôi đầy trìu mến, mỗi khi cô giảng đôi mắt ấy càng trở nên dịu dàng hơn bao giờ hết và tôi còn nhận thấy cô hàm răng trắng và đôi môi đỏ mọng, cô luôn mỉm cười trong lúc giảng bài. Chúng tôi nghe như nuốt lấy từng lời cô nói, trong đầu mỗi đứa lại thấy hiện lên hình ảnh một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ đang cùng nhau xây dựng đất nước. Và chúng tôi hiểu rằng tất cả chúng ta đều có chung một cội nguồn, đều là anh em một nhà do đó cần phải biết yêu thương giúp đỡ nhau những lúc khó khăn hoạn nạn. Để chúng tôi hiểu rõ ý nghĩa của câu chuyện, trong lúc giảng bài cô luôn lấy những ví dụ trong lịch sử nhất là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Cô nói rằng chính tinh thần đoàn kết đã giúp chúng ta chiến thắng được mọi kẻ thù. 76
  3. Và tôi chợt hiểu lớp 6C này cũng chính là một ngôi nhà nhỏ, tôi bỗng thấy gần gũi với các bạn hơn. Càng về cuối giờ bài học càng giúp cho tôi hiểu sâu sắc hơn những gì cô giảng. Mải nghe cô giảng có bạn còn quên cả chép bài, có bạn còn cứ ngồi chờ cô đọc cho chép, hiểu được cách học của chúng tôi còn xa lạ với cách học của cấp hai, cô đã ngừng giảng một lát và nói sơ qua về cách ghi chép bài ở cấp 2. Lời cô nói rất chân tình, cô còn chỉ cho tôi bí quyết học văn sao cho giỏi. Buổi học hôm đó kết thúc trong sự tiếc nuối, nhiều bạn chẳng muốn rời khỏi lớp vì muốn được nghe cô nói chuyện thêm. Giờ giảng của cô thật sự ấn tượng và để lại trong tôi những suy nghĩ về tinh thần đoàn kết. Trước tấm lòng nhiệt tình và yêu thương của cô chúng tôi thầm hứa sẽ học thật tốt để nụ cười của cô luôn nở trên môi. Và tôi rất mong đến giờ giảng văn của cô, bởi giờ giảng của rất cuốn hút, đem lại cho chúng tôi những bài học quý giá về tình thương yêu, về cuộc sống. *Đề bài: Hãy miêu tả ngôi nhà em ở. *Bài viết Ngôi nhà của em được bố tự thiết kế và xây khi em vừa tròn ba tuổi. Kể từ bấy đến nay ngôi nhà đã trở thành chiếc nôi ấm áp nuôi em khôn lớn nên người. Đã có lần bố em có ý định chuyển nhà ra thị trấn nhưng rồi sau khi bố lấy biểu quyết thì chẳng ai đồng ý cả thế là bố lại thôi. Và có lẽ người sung sướng nhất phải là em bởi căn nhà em ở đã cho em cuộc sống hạnh phúc và chứa đựng bao kỉ niệm. Ngôi nhà em không bề thế như những biệt thự ở thị trấn mà nó chỉ là ngôi nhỏ hai tầng được quét một lớp sơn màu hồng. Trong nhà, bố em chia ra các phòng; phòng đầu tiên là phòng khách, nhờ bàn tay khéo léo của mẹ mà trông nó lúc nào cũng sạch sẽ và đẹp mắt. Bộ sa lông màu gụ bóng lộn đặt trước chiếc tủ cũng đồng màu, ở đó luôn có một lọ hoa tươi. Phía trong là phòng ngủ của bố mẹ em, và phòng sau cùng là chỗ nấu ăn và bàn ăn cơm. Đi qua chiếc cầu thang bằng gỗ uốn lượn là lên đến tầng hai, trên đó bố em chia làm hai phòng, phòng ngủ của em, căn phòng của em bừa bộn nhất, mẹ thường la mắng em về tội luộm thuộm những lúc mẹ mắng em cũng cố gắng chạy đi dọn dẹp nhưng chỉ được một lát em lại bày ra đủ thứ trò chơi. Trên tầng hai còn có một phòng đọc sách, ở đó có rất nhiều sách, nhiều thứ là lạ mà mỗi chuyến đi công tác bố lại mua về. Những lúc chán các trò chơi của mình em lại sang thăm dò khám phá căn phòng đầy bí ẩn đó. Đằng trước có một ban công nhỏ, buổi tối mùa hè ngồi hóng mát thì thật là tuyệt. Em nhớ có hôm trăng sáng cả nhà em ra ngồi ngắm trăng, khung cảnh nông thôn thật bình yên. Muốn được hít thở không khí trong lành nên bố em mở rất nhiều cửa sổ đặc biệt là trên tầng hai bố mở những cánh cửa hướng ra ngoài cánh đồng. Phía đằng trước nhà em là một chiếc sân gạch đỏ, sạch bong, và ở đó còn có một hàng cau, mùa hoa đến chỉ cần đến đầu ngõ là em đã ngửi thấy một mùi hương ngọt ngào. Tiếp đến là một vườn rau, ở đó mẹ trông mỗi mùa một loại, lúc nào nhà cũng có rau ăn mà trông rất mát. Mỗi chiều đi học về cởi quần áo đồng phục của trường là em lại vác chiếc ôdoa ra tưới rau. Quanh nhà em còn có một dòng suối nhỏ nước trong vắt. Buổi sớm khi vừa tỉnh giấc em đã nghe dòng suối róc rách chảy qua nghe như một bản nhạc, còn vào những trưa hè em thường trốn mẹ đi men theo dọc con suối bắt cá cờ, cá rô. Em rất thích đi dọc con suối theo những đoạn ven rừng vì không gian thật yên tĩnh chỉ có tiếng chim thỉnh thoảng hót lên hoặc tiếng chim giật mình vỗ cánh. Và nhìn từ nhà em ra còn có những ngọn đồi ở đó xanh mướt một màu xanh của cây sắn, của những tàu lá cọ rì rào trong gió. Đó là nơi rất lí thú mà vào buổi trưa hoặc buổi chiều khi mặt trời sắp tắt chúng em lại rủ nhau lên đồi cọ, ngắm mặt trời lặn ở đằng tây, ngắm lũ chim vội vã tìm chốn ngủ. Từ ngôi nhà nhỏ của em, phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy một màu xanh bát ngát của những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, thỉnh thoảng em bắt gặp đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng, và có những trưa nắng hè em cùng các bạn lại rủ nhau ra đồng bắt cua. Dưới cái nắng như lửa đốt và nước nóng như đun các anh các chị vẫn cặm cụi móc từng chú cua đang chạy trốn trong hang. 77
  4. Nhà em còn có một điều thật đặc biệt, muốn vào được nhà em phải đi qua một cây cầu nhỏ. Cây cầu này đã có từ thời ông nội em nhưng ngày đó nó chỉ đơn giản là mấy cây tre bắc lên tạm bợ, và do vậy, nó thường trôi mất khi mùa lũ về. Còn mấy năm gần đây bố em đã xây thành chiếc cầu xi măng vững chắc, nó có thể đứng vững được trong mưa bão. Và ngôi nhà của em thật sự ấm cúng khi mỗi buổi chiều sau một ngày vất vả cả nhà lại đoàn tụ bên nhau. Mẹ em đi làm về thường mang theo một làn thức ăn, về đến nhà mẹ lại lúi húi nấu nướng, còn bố em tưới cây cảnh, và em tưới rau. Vừa làm bố mẹ vừa hỏi em về tình hình học tập của ngày hôm ấy. Nhìn từ xa ngôi nhà của em thật nhỏ bé ẩn hiện giữa vườn cây xanh tốt. Trông nó thật bình yên và đẹp đẽ. Bữa cơm nhà em thường bắt đầu vào 6 rưỡi tối, lúc này căn nhà dường như gần gũi hơn bởi mọi người được quây quần đoàn tụ. Cả nhà nói chuyện vui vẻ, bố em tính vốn hay đùa nhiều khi làm mẹ và em cười như nắc nẻ, quên cả ăn. Em cảm thấy thật sự ấm cúng khi được ở trong ngôi nhà nhỏ của mình, trong vòng tay chăm sóc của cha mẹ. Chính vì vậy, em rất yêu ngôi nhà nhỏ của mình, mỗi lần đi đâu em cũng chỉ mong trở về nhà, ở đó em mới thật sự thích thú và thoải mái. Mẹ em thường nói: Sau này dù phải đi đâu con cũng phải nhớ về ngôi nhà này nhé. Thật lòng chưa bao giờ em thích rời xa ngôi nhà này. Em ào lên lòng mẹ và nói: Sau này có tiền con sẽ biến nơi này thành một ngôi biệt thự to hơn có gara để ô tô, có bể bơi, có sân chơi thể thao, giống như những ngôi nhà ở trên ti vi. Mẹ cười lớn: Vậy dễ làm được điều đó còn phải học thật giỏi. Em thầm hứa với chính mình: phải cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ và được sống mãi trong ngôi nhà thân yêu này, giữa mảnh đất đã cho em nhiều kỉ niệm khó quên. *Đề bài: Tả lại không khí buổi trao đổi kinh nghiệm học tập ở lớp em. *Bài viết Giờ đây cả lớp em phải cảm ơn cô chủ nhiệm, cảm ơn bạn Hoàng, Yến Linh và Tuấn Anh nhiều lắm. Bốn người đã thắp sáng trở lại cho lớp em niềm tự tin và những ước mơ trong học tập. Mọi chuyện bắt đâù tư hơn một tháng trước đây khi không khí học tập của lớp em tự nhiên trầm hẳn. Thế rồi tất cả đã đổi thay từ hôm trao đổi kinh nghiệm học tập ngày hôm ấy. Không hiểu lý do tại sao từ hơn một tháng trước đây, phong trào học tập của lớp em tự nhiên xuống dốc nhanh chóng. Cô chủ nhiệm và các bạn trong lớp đều cảm thấy rất buồn lòng nhưng còn chưa biết nên giải quyết ra sao. Trong lúc cả lớp gần như chìm hẳn thì may thay còn có Tuấn Anh, Hoàng với Yến Linh - ba cây tiếng Anh, Toán và Văn của lớp. Sau một tuần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, cô chủ nhiệm lớp em kết luận: lớp đang thiếu một phương pháp học tập phù hợp và khoa học. Thế là cô quyết định: giờ sinh hoạt cuối tuần sẽ chuyển thành buổi toạ đàm học tập. Phải công nhận, từ khi lên học ở cấp hai, chúng em thấy cả phương pháp và hình thức học tập đều thay đổi rất nhiều. Chính vì thế mà có nhiều bạn vô cùng lúng túng và đó là nguyên nhân khiến nhiều bạn trong chúng ta học hành sút kém. Hôm ấy bao băn khoăn thắc mắc trong lòng được chúng em giã bày hết cả. Cô giáo chủ nhiệm đã tận tình trả lời chi tiết từng câu hỏi khiến chúng em cảm thấy rất vui lòng. Nhưng có lẽ điều bổ ích nhất trong ngày hôm ấy là chúng em đã được nghe những kinh nghiệm học tập rất thực tế của Hoàng, Yến Linh và Tuấn Anh. Hoàng sôi nổi cho biết: "Các bạn muốn học tốt các môn tự nhiên nhất là môn Toán thì phải cố gắng rèn cho mình một thói quen làm việc nghiêm túc với một tư duy khoa học. Hãy hoàn thành, ít nhất là những bài tập đã được thầy giao đừng bao giờ ngại khó cả. Bài khó, các bạn hãy chủ động hỏi bạn bè, thầy cô. Nếu ngại thì không bao giờ các bạn thành công". 78
  5. Tiếp theo lúc ấy, Yến Linh lại cho chúng tôi những kinh nghiệm về học văn và các môn xã hội, những mẹo vặt trong việc học thuộc lòng lập ý, viết văn Tựu trung lại để học tốt các bạn phải chú ý đọc kỹ, đọc nhiều, đọc rộng. Đọc không phải chỉ để hiểu bài học của chúng ta mà đọc còn giúp chúng ta học được cách viết văn của họ. Đọc để mở rộng vốn từ, để *Bài viết của chúng ta phong phú và sinh động hơn lên. Muốn học tốt văn hãy bắt đầu từ việc viết ngắn nhưng phải đúng và đặc biệt không bao giờ được ẩu. Bạn nào có tính ẩu, rất khó có thể học được văn hay. Yến Linh nói đến đây nhiều bạn mới giật mình trong đó có cả tôi. Ngay quyển vở ghi văn, mặc dù mẹ vẫn thường xuyên nhắc nhở mà có lúc nét chữ của tôi còn nguệch ngoạc. Bài phát biểu cuối cùng là của Tuấn Anh, một cây Tiếng Anh của lớp. Thú thực để học tốt môn ngoại ngữ Tuấn Anh nói, các bạn cần nhất là sự tự tin và chăm chỉ. Tâm lý ngại học tiếng nước ngoài khiến nhiều bạn chưa ra trận đã đầu hàng. Còn nữa vốn từ của các bạn không thường xuyên được bổ sung. Vì ngay phần từ vựng cô cho trên lớp, chúng ta cũng không tự tập viết thường xuyên. Ngữ pháp tiếng Anh dù dễ hơn tiếng Việt nhưng nếu không chú ý, các bạn cũng rất dễ bị nhầm. Nhiều bạn học tiếng Anh mà cứ ngỡ như mình đang ghép câu tiếng Việt Buổi trao đổi hôm đó kết thúc vào lúc quá trưa nhưng chúng em chẳng ai thấy đói và mệt cả bởi ai cũng được cởi mở về mặt tinh thần. Quả đúng như lời cô chủ nhiệm: "Để học tốt ai cũng phàỉ đi từ những phương pháp nhất là phương pháp phù hợp với mình". Và điều chúng em mừng nhất là ngay sau đó không lâu, lớp em đã trở lại tốp đầu trong phong trào học tập của trường. *Đề bài: Tả lại một buổi lao động của trường em. *Bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Lời căn dặn của Bác đến tận ngày nay vẫn được các thế hệ con cháu nối tiếp noi theo. Trường của em là một ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nguĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em một ấn tượng khó phai. Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào đẹp và xanh tốt nhất sau một năm sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển đề kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đừng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình tưới nước, bạn mang phân bón Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hơn hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em toả đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫi ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo khuôn hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây. vừa cuốc đất, các bạn nam vừa vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn cao hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết. Khâu chuẩn bị đã xong, bọn lớp trường mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói: - Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em đã ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không. Đó chính là cái lợi ích mười năm mà ngày xưa Bác kính yêu của chúng ta đã dạy. Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây. Chẳng mấy chốc, hàng cây của lớp em đã được trồng xong. Một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng 79
  6. lăng, hoa sữa, các gốc cây được tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi. Mới đó mà một năm học đã đi qua. Hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em cũng rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển đề kỷ niệm. Thời gian vẫn trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai đối với mỗi bạn lớp em. Bây giờ chúng em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào. *Đề bài: Viết thư cho bạn, tả lại cảnh đẹp của trường em. *Bài viết Hùng thân mến! Dạo này cậu có khoẻ không? Mình nhớ từ lần về quê ấy đến giờ có lẽ cũng đã đến một năm. Chắc cả cậu và quê mình đổi thay nhiều lắm. Cậu cho tớ gửi lời hỏi thăm tới tụi bạn cùng quê mình nhé. Hùng à! Tụi mình vừa mới chuyển ra trường mới đây. Ngôi trường cũ đã bị phá rồi. Trường mới đẹp và trang trọng lắm. Trường mới của chúng mình được xây trên một khu đất rộng gần quốc lộ. Trường gồm hai khu chính: khu lớp học và khu hiệu bộ, chưa kể khu nhà xe và khu tập thể của cán bộ giáo viên. Nhà hiệu bộ với các phòng bạn được thiết kế hiện đại và sang trọng, có phòng vi tính, phòng thí nghiệm và thư viện, lúc nào cũng luôn sẵn sàng chào đón các bạn học sinh yêu tri thức và khoa học. Khu lớp học có hai dãy nhà cao tầng nằm đối diện nhau với gần bốn chục phòng. Phòng học nào cũng gọn gàng ngăn nắp và được trang bị khá đầy đủ tiện nghi. Nhưng cậu biết không, điều mà bọn mình cảm thấy hài lòng nhất ở khu trường mới là tổng thể khuôn viên thẩm mỹ. Khách đến trường, sau khi bước qua cổng chính sẽ cảm thấy rất ấn tượng khi được chiêm ngưỡng khu công viện của trường mình. Đó là một tiểu khu hình tròn được tạo bởi những bồn hoa và những hàng ghế đá. Khu công viên được bác lao công chăm sóc rất tận tình nên chẳng lúc nào thiếu vắng sắc hoa. Sân trường mình không giống như những trường bên cạnh. Phần lối đi thẳng vào khu hiệu bộ được dành cho đủ lớn, còn lại được chia thành những hàng thẳng tắp trồng toàn cây xanh. Đây thật sự là một ấn tượng rất riêng của trường mình. Chẳng thế mà, mỗi khi tập trung, chúng mình lại có cảm giác như đang được ngồi dưới những gốc cây râm mát. Sâu vào bên trong, trước đại sảnh của khu hiệu bộ là hai hàng cau vua thẳng tắp dang vươn mình lên cao. Phia dưới điểm đều những bồn cây cảnh được cắt tỉa tỷ mỷ trông rất đẹp. ấn tượng nhất là dù ở ngay giữa thủ đô nhưng trường mình vẫn trồng được hai cây mai tứ quý. Đến mùa xuân chắc chúng mình sẽ có dịp ngắm những cánh mai vàng ngay giữa thủ đô. Trồng xen giữa hai bồn cây cảnh ven đại sảnh là hai cây lộc vừng khá lớn. Vào mùa này cây lại rải xuống những chùm hoa đỏ tía trông thật là đẹp mắt. Thế đấy Hùng ạ! So với ngôi trường cũ của mình, nơi mà cậu đã có dịp tới thăm thì ngôi trường hiện đại đẹp hơn gấp mấy lần. Những gì mình kể cho cậu hôm nay cũng chỉ nói lên được phần nào cảnh ây. Mình tin chắc rằng khi nào cậu đến thăm, cậu sẽ thấy trên thực tế nó còn hấp dẫn hơn. Từ khi ra trường mới phấn khởi tụi mình càng học tập tốt hơn. Mà năm nay, tớ cũng sẽ đi thi học sinh giỏi môn Toán cho trường Hùng ạ! Thôi! có lẽ trong một thời gian ngắn ngủi mình không thể kể cho cậu nghe nhiều hơn những điều thú vị của trường mình. Trước khi dừng bút, mình chân thành mời cậu ra thủ đô lần nữa thăm mình và bố mẹ. Mình hứa, ngày đó mình sẽ là tình nguyện viên đưa cậu đi thăm khắp ngôi trường mới. Thôi chào cậu nhé. Chúc cậu ngày càng học giỏi hơn Bạn thân *Đề bài: Hãy tả lại một cơn mưa ở quê em. 80
  7. *Bài viết Trời đất vẫn vận hành đúng theo quy luật bốn mùa nhưng mưa thì hầu như không tháng nào không có. Mưa thường đổ nhiều vào mùa hạ, mùa xuân. Mưa cũng có chỗ bình thường nhưng cũng có nơi đặc biệt, ví như mưa ở xứ Huế quê tôi. Tôi chưa thấy nơi nào mưa nhiều như ở Huế. Mưa rả rích bắt đầu từ cuối đông và vào dần vào lúc sang thu khi đã loáng thoáng có những cơn gió heo may từ miền Bắc thổi vào. Mưa gần như quanh năm làm cho Huế lúc nào cũng mát mẻ. Cây trái ở Huế xanh non và bốn mùa hoa trái sum suê, đặc biệt là ở vùng thôn Vĩ Dạ. Cỏ ở Huế, nhất là cỏ ở ven bờ sông Hương non tơ đến mỡ màng. Có lúc, chúng mềm oặt đi vì mưa nhiều và vì pải ngâm mình nhiều trong mưa. Song điều đáng nói nhất về mưa Huế chính là những cơn mưa cuối xuân đầu hạ. Có lẽ không ở đâu mưa lại dài và dai như thế. Nó là thứ mưa khác hẳn mưa ngâu, mưa phùn, hai thứ mưa cũng dai dẳng hay diễn ra ở miền Bắc Bộ. Mưa Huế ào ào, xối xả khiến người ta có cảm giác như trời đang trút tất cả nước xuống Thừa Thiên. Chả thế mà, lúc còn sống, nhà thơ Tố Hữu đã đề những câu thơ bất tử về mưa Huế: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên Đúng! Mưa Huế hình như là thứ mưa của những nỗi niềm thì phải. Người Huế thư thái nhưng bao giờ cũng suy tư. Có vẻ như thói quen ấy sinh ra từ mưa thì phải. Những cơn mưa dài tạo cho họ sở thích ngồi bên một bình trà nóng hay một cốc cà phê. Ngồi một mình hay cùng bạn bè uống trà, ngắm mưa và suy ngẫm. Trên nền những ngôi nhà cổ, dấu ấn của mưa thể hiện sâu sắc nhất. Những cơn mưa lâu ngày làm cho mái ngói và những bức tường phủ đầy những đám rêu xanh. Cảnh tạo nên vẻ đẹp cổ kính và nỗi buồn mân mác cho những du khách đã từng có lần đến Huế. Tôi nhớ, có lần theo bố đi bên sông Hương vào một buổi chiều mưa. Con thuyền đậu lặng trên bến sông Hương suốt một ngày mưa xối xả. Tôi ngồi co ro trong lòng bố dưới cái lạnh của trời mưa. Mưa trút xuống mái thuyền ào ạt rồi xả xuống dòng sông Hương không biết là bao nhiêu bong bóng nước cứ vừa nhô lên lại vỡ. Mưa cũng khiến tôi cảm thấy buồn rồi lăn ra ngủ ngon lành trong lòng bố. Huế cũng hay có những cơn mưa bất chợt ào đến rồi đi vội vã. Mưa đuổi theo những tà áo trắng, những giây phút vội vàng hiếm thấy của các nữ sinh Đồng Khánh trên đường tan học. Ngày nay mưa Huế lại trở thành một tiềm năng du lịch, là một thú vui của du khách trong mỗi lần có dịp đến đây. Du khách thăm Huế vào mùa mưa sẽ có thêm chương trình nghe ca Huế ngắm mưa trên cạn hay trên bến nước sông Hương. Những làn điệu dân ca trong những ngày mưa càng làm cho du khách cảm nhận sâu sắc hơn cái vẻ trầm tư của Huế, khiến cho họ dù chỉ đến một lần nhưng dấu ấn về Huế thì sẽ mãi không phai nhạt. Mưa Huế buồn nhưng đẹp. Song điều khiến tôi thích nhất là mưa Huế rất hợp với tình cảm của con người. Mưa cùngvới người hiền hoà, thấm đậm và cuốn hút rất khó rời ra. *Đề bài: Trong vai nhà văn Nguyễn Tuân, hãy tả lại cảm giác trong những ngày ở Cô Tô. *Bài viết Nhớ hồi đó vào khoảng năm 1976, tôi được Hội Nhà văn cử ra đảo Cô tô thực tế để viết về cuộc sống lao động của nhân dân vùng đảo sau khi đất nước hoà bình. Lúc nhận quyết định, nhà văn Nguyên Hồng còn nói đùa tôi: Bác Tuân thích đi du lịch vậy chuyến này hợp ý quá còn gì. Thú thực lúc đầu tôi cảm thấy sung sướng vô cùng nhưng cũng phải chờ đến tận khi đặt chân đến đảo Cô tô, tôi mới thấy hết sự sung sướng vô bờ ấy. Đoàn chúng tôi có sáu người, ra thăm đảo Cô tô hơn tuần lễ. Sau mấy ngày còn bỡ ngỡ với cuộc sống của ngư dân vùng đảo chúng tôi đã kịp hoà mình. Mấy ngày cuối cùng trên đảo có thể nói là những ngày 81
  8. hoà nhập không phân biệt được đâu là người ở đất liền, đâu là người vùng đảo, đâu là một anh nhà văn với bên kia là một bác thuyền chài. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ hôm ra đảo Cô Tô, hôm nao cũng vậy tôi dạy từ rất sớm. Bầu trời Cô Tô sau cơn bão cho tôi một liên tưởng nghệ thuật thú vị. Dường như cây trên đảo thêm xanh mượt, nước biển đậm đà hơn và cát bụi càng vàng giòn hơn nữa. Thiên nhiên đã vậy, con người lại càng trỗi dạy khoẻ hơn sau cuộc chiến tranh. Hôm ấy, chúng toi leo dốc lên đồn Cô tô (cái đồn của lính khố xanh ngày trước) để hỏi thăm sức khoẻ của anh em chiếc sĩ bộ binh với hải quân. Anh em vui mừng phấn khởi khiến chúng tôi cũng cảm thấy vui lây. Tôi xin phép đồng chí chỉ huy để được treo lên đỉnh nóc đồn. Ôi cảnh Cô tô mà đứng ngắm ở trên cao thì thật là vô cùng tuyệt diệt. Bốn bề bát ngày đại dương xen chồng những hòn đảo vừa to vừa nhỏ. Trông cảnh mà thêm mến yêu hòn đảo. Trông cảnh mà cứ ngỡ mình sinh ra và lớn lên cùng sóng nước ở đây chứ không phải ở thủ đô Hà Nội. Đêm ấy, chúng tôi ngủ ngon lành sau một ngày thực tế sôi nổ khắp nơi. Nhưng trước khi vào ngủ, tôi còn rủ anh bạn trẻ làm nghề chụp ảnh, mai dạy sớm đi chụp cảnh bình mình. Sáng ngày thứ sáu, tôi dạy từ canh tư nhưng gọi mãi anh thợ ảnh không chịu dạy nên đành đi một mình. Trời còn tối, tôi bước loạng choạng trên đám đá đầu sư tử mũi đảo. Rồi tôi chọn một mũi đá vừa ngồi hút thuốc, vừa phục mặt trời lên. Mặt trời sắp nhú. Cả vùng trời phía đông bắt đầu nhoè nhoè màu trắng, còn chỗ tôi ngồi, trời vẫn nhờ nhờ. Rồi ông mặt trời cũng nhú lên tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên cực lớn. Quả trứng cứ từ từ đặt lên cái mâm bạc được dệt bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Cảnh bình minh sao mà yên bình đến thế. Ngồi trên mũi đá, tôi mải mê ngắm nhìn không biết chán những cánh nhạn mùa thu chao đi chao lại cùng một con hải âu thức sớm đang bay là là trên mặt sóng. Khi mặt trời đã lên cao, tôi quay về cái giếng nước ngọt ngay rìa đảo. Về đến nơi đã thấy mọi người đông đúc lắm rồi. Người thì tắm, người thì gánh nước. Tôi vục một cục nước rồi phả lên mặt để cảm nhận cái ngọt và mát ở cái nô mà ngay cả trong hơi gió cũng dễ nhận thấy có cái gì mằn mặn. Hôm ấy, tôi gặp người anh hùng Câu Hoà Măn, anh hùng lao động sản xuất của hợp tác xã này. Anh đang quẩy nước bên bờ giếng, rất khỏe và vui tươi:"Đi xa khơi, xa lắm mà, có khi mười mất ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo nấu cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước bể thôi. Ôi! Yêu biết mấy những con người như thế. Họ biết chắt chiu, biết tiết kiệm từng giọt nước thì lo gì nước mình không có dịp đi lên. Không biết tự bao giờ mà tôi đã hoà bình vào cuộc sống ở Cô Tô. Cũng gánh nước, cũng tắm, cũng chăm sóc Hải sâm và cũng cùng cảm nhận cái cảm giác được làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình. *Đề bài: Tả quang cảnh tưng bừng nơi em ở vào một ngày đầu xuân mới. *Bài viết Quê em ở nông thôn, ngày tết tuy không nô nức, rộn rã, ồn ào nhưng cũng tưng bừng chẳng kém gì thành phố. Những ngày đầu xuân mới ở quê em, suốt mấy năm nay vì thế mà lúc nào cũng thấy cảnh cả đất trời lẫn con người hoà hợp gắn bó thân thiết và vui vẻ lắm! Không khí xuân hầu như bắt đầu từ trong lũ trẻ tụi em vào nửa sau tháng chạp. đến ngày hai tám hai chín hàng năm thì xóm làng đã vui vẻ lắm rồi! Lũ trẻ con, đứa nào cũng mừng vì được đi chợ tết, được sắm bao nhiêu đồ mới. Còn người lớn thì mừng vì cuộc sống ngày một khấm khá hơn. Ngày tết bắt đầu dư dả. Đêm ba mươi tết, cả làng tụ họp ở nhà văn hoá vui vẻ ôn lại những thành quả đã qua và hồi hộp chờ đợi năm mới với những ước vọng tốt lành. Nhưng ngày tết chỉ thực sự tưng bừng bắt đầu từ sáng hôm mùng một. 82
  9. Ngày tất ở quê em thường năm nào cũng hơi lành lạnh. Không khí buổi sáng đầu năm gợi cho tất cả mọi người một cảm giác quen quen. Dù trời lạnh nhưng hình như bầu trời lúc nào cũng quang và sáng. Khoảng giữa buỏi sáng kji bữa cơm thủ tục hội cả gia đình đã xong, mọi người bắt đầu kéo nhau ra đường và đi chúc tụng. Ngày hôm ấy không kể người già hay trẻ, quen hay lạ, ai ai cũng gửi đến nhau những lời chúc chúc tốt lành. Ông bà họ hàng và những người thân quen duợc ưu tiên thời gian và ưu tiên cho những cho những lời chúc trước. Xong đâu đấy lũ trẻ chúng em bắt đầu tụ lại ở đám hội đầu làng. Chỗ ấylà một bãi đất rộng. Giữa có trồng một cây đu rất lớn để chào người làng vad du khác. Khoảng đất còn lại bày ra bao trò chơi quen thuộc của dân gian. Những ai mê chọi gà thì chen vào giữa đám đông bên phải. ở giữa bãi, không biết người làng tuyển từ đâu về rất nhiều gà chọi. Đáng chú ý nhất là những chú gà đã được huấn luyện kì công, ra trận thi đấu mà quyết tử và dũng mãnh cứ như một võ tướng ngày xưa vậy. Ai mê đánh cờ thì lại chen vào phía trái. ở đó bày la liệt những bàn cờ tướng, với không biết bao nhiêu kẻ thù. Những nước cờ, nhất là những đường cờ thế biến hoá không lường cũng hấp dẫn không kém gì mấy chú gà đang trong cựa sắc bên kia. Phía trước mặt là bãi chơi dành cho những trò thể thao khoẻ mạnh như bóng chuyền hay cầu lông. Chỗ ấy cũng tụ họp các anh chị thanh niên đang ngồi ca hát rất vui mừng. Loáng cái buổi chiều đã qua đi một ngày đầu xuân vui vẻ cũng đã hết. Lũ trẻ sau bữa cơm tối lại tiếp tục họp ở bãi đất trống đầu làng cười nói nô đùa vui vẻ. Cảm giác đón xuân trên quê em thật là sung sướng. Làng quê tuy nghèo và giản dị nhưng từ lúc lến lên, chưa bao giờ em thấy không khí tết lại vắng tiếng vui đùa hay đơn thuần chỉ vắng đi một chút nhịp sống ồn ào và khoẻ mạnh ấy. *Đề bài: Dựa vào văn bản Bức tranh của em em gái tôi, hãy miêu tả lại hình ảnh người em gái theo trí tưởng tượng của em. *Bài viết Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng. Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưngkhìa! Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi. Thế rồi bímật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê - bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước "bộ sưu tập" của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: "Con bé sẽ là một nhân tài". Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mỡo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người. 83
  10. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm. Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua. *Đề bài: Tả lại một loại cây vào dịp tết mùa xuân. *Bài viết Mùa xuân là mùa chim chóc bay về. Mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, còn các loài hoa thì đua nhau khoe sắc. Nhưng không phải loại cây nào cũng dễ dàng cảm nhận được mùa xuân. Thế nên mới có chuyện, loài cây kia vì ngủ quên mà sang tới tận tháng ba mới đâm chồi nảy lộc. Vườn nhà em rộng, lại trồng rất nhiều cây, chính vì thế mà, nhờ quan sát nhiều em mới biết xoan là một trong những nhiều cây “nhạy cảm” với mùa xuân hơn cả. Xoan rụng lá sớm, thường vào lúc mùa thu nên mấy tháng mùa đông nó khoe bộ xương gầy gộc giữa trời trông như chẳng có chút gì của mầm sống cả. Thân cây mốc meo, khô và nứt nẻ. Có những đoạn nứt to, vỏ cây bị trẻ con cậy bong ra từng mảng. ở mãi trên cao kia, cây không còn một chiếc lá nào, chỉ có những cành khô trụi khẳng khiu đang níu giữ một vài chùm quả chín khô chưa rụng được. Xoan đứng giữa trời đông như một cụ già không có chút nào sức sống. Thế nhưng chúng ta đâu có biết, xoan đang sống ở bên trong. Cây vẫn cung cấp lên cành nhưng sống hàng ngày để nuôi muôn triệu mầm non đang hình thành ở bên trong. Thế nên nếu chỉ nhìn vào hình thức thì chẳng ai có thể đoán được cây đang chuẩn bị cho một vòng đời mới vội vã làm sao. Mùa xuân đến đầu tiên bằng những cơn mưa lất phất xen lẫn cái lạnh của mùa đông. Dân gian ta gọi thứ mưa đó là mưa xuân. Mưa ngấm vào thân gỗ và cứ thế từ đó thân cây mốc meo khô cứng bỗng “ẩm sì”. Mưa “tưới nước cho cây làm mềm phần vỏ và thế là chỉ mấy ngày sau, xoan nảy ra không biết bao nhiêu mầm lá nhỏ li ti như hạt đỗ. Mầm lá bung nở rất nhanh, chỉ vài ngày đã mọc ra năm sáu chiếc lá non thế là cây xoan đang khô héo tự nhiên mọc ở đâu ra bao nhiêu ngọn mầm xanh. Những giọt sương đêm đọng trên lá biếc, sáng ra gặp những tia nằng màu hồng chói rọi, trông chúng như những viên ngọc nhỏ li ti. Đó là cảnh mà em quan sát được khi cây xoan ngoài vườn mới trọn một năm trồng. Loài xoan phát triển rất nhanh. Những ngày đầu năm mới chỉ có vài cành lá phất phơ trước gió như đang đón xuân rất khẽ khàng thế mà chỉ mới hơn một tháng sau xoan đã chuẩn bị đơm hoa và chỉ hơn chục ngày sau đó, những cánh hoa xoan đã rơi lả tả đầu ngõ, ngoài sân dày như mưa bụi. Xoan và hoa xoan không cao quý nhưng nó đẹp một cách giản dị vô cùng. Hình như xoan cũng giống người: Rất nhạy cảm với mùa xuân. Và còn có một điều khác nữa: Xioan sống ào ạt với mùa xuân, cũng giống như con người thích dâng hiến cho đất nước khi tuổi đời còn trẻ, khi đang là mùa xuân đẹp nhất của cuộc đời mình. *Đề bài: Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày hè, xuân, thu hoặc đông. *Bài viết Ngọc Linh thân mến! Mình đang viết cho bạn từ bên khung cửa sổ. Hà Nội đã vào đông, gió từ sông Hồng, từ Hồ Tây thổi vào phía nhà mình lạnh lắm. Mùa đông ở đây vẫn có cái giống quê mình nhưng cũng lại có rất nhiều cái khác. Đó là những điều mới lạ rất đặc trưng tạo nên cái rét ở xứ Hà Thành. Hình như ở Hà Nội mùa đông đến sớm hơn ở quê mình Linh ạ! Từ cuối thu, cứ mỗi chiều mình lang 84
  11. thang đạp xe trên phố, mình lại được thưởng thích cái cảm giác lành lạnh của gió heo may. Gió đuổi những chiếc lá khô cứ chạy vòng tròn rồi lại xoay mình chạy dọc phố Thanh Niên. Nhưng chỉ cần bạn đạp xe vào lúc chiều đã muộn thì dù có đi giữa mùa thu bạn sẽ cảm giác cái lạnh đã bắt đầu lan trên da thịt. Hà Nội đông đúc và náo nhiệt. Hình như đó chính là nguyên nhân khiến mùa đông ở đây cũng vẫn rét mà không làm người ta phải cảm thấy xuýt xao và tê tái như ở quê mình. Đường cũng sạch bong ít bụi nên mặt mũi môi cũng ít nứt nẻ hơn. Nhưng có lẽ cái dễ cảm nhận nhất, cái đặc trưng nhất của mùa đông ở đây buồn lắm. Bạn cứ tưởng tượng xem, dù lúc nào đường cũng đông xe cộ lắm nhưng ai đó đều có công việc của mình. Người thì mau chóng đi về nhà sau một ngày mệt mỏi, mong muốn được ấm áp cùng vợ con trong bữa cơm chiều. Người khác lại trốn vào một quán cà phê nào đó để chống cái lạnh mùa đông. Và còn bao nhiêu người khác cứ đi qua đi lại vội vã lắm chẳng biết họ bận rộn điều gì. Thế là dù đang ở giữa dòng người ầm ầm tiếng còi xe ai cũng thấy giá lạnh vô cùng. Trường học ở đây cũng lạ. Mình nhớ ngày xưa dù mùa đông chúng mình vẫn thích nô đùa ồn ã nhưng lớp mình ở đây các bạn co mình vào thành nhóm mà trò chuyện. Giờ ra chơi chẳng thấy các bạn bước ra tới cửa. Ngọc Linh thân mến! Cũng may ở đây còn có nhiều niềm vui khác nếu không thì buồn lắm. Linh ạ! ở quê mình mùa đông hầy như chỉ thấy lác đác vài bông hoa cúc nhưng ở thủ đô hoa vẫn bạt ngàn đủ loại. Thế là hàng ngày mình theo mẹ ra chợ chọn hoa. Mình thích nhiều loại nên lọ hoa nhà mình bao giờ cũng nhiều màu sắc. Nhưng có lẽ đối với mình, cái thích nhất và cũng là việc mình hay làm nhất trong những ngày mùa đông ở Hà Thành là chui vào phòng đọc sách hay đến thư viện của trường. Những kiến thức mới đầy thú vị ở nhiều lĩnh vực đã sưởi ấm mình và giúp mình quê đi những ngày mùa đông giá lạnh dài đằng đẵng. Linh thân! Dù ở đây mình sống sung sướng lắm nhưng cái cảm giác đứng giữa những ngày đông ở quê mình vẫn in sâu trong trái tim của Bảo Trang. Mình hứa với cậu. Mùa đông năm sau mình sẽ về quê. Lúc ấy mình với cậu sẽ lại cùng tung tăng ra đồng nhé. Thôi chào Ngọc Linh! Chúc cậu luôn thành công trong cuộc sống. Thân *Đề bài: Em đã chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy tả lại trận bão lụt khủng khiếp đó. *Bài viết Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy. Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pôdây đông. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy. Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn 85
  12. đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp. Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi. Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh "tan đàn sẻ nghé". Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì. Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào. *Đề bài: Mẹ là người gần gũi và thân thiết với em. Hãy tả và kể lại một vài kỷ niệm về mẹ. *Bài viết Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn theo con Hai câu thơ đúng là một chân lý chẳng bao giờ thay đổi cả. Người con trong mắt mẹ luôn nhỏ bé thân thương và non nớt trước cuộc đời. Còn con, ngay từ ngày cất tiếng nói đầu tiên, con đã líu lô gọi "mẹ" gọi "bà". Kỷ niệm về mẹ sẽ còn mãi trong em và trong mỗi chúng ta chẳng bao giờ phai nhạt. Mẹ em xinh lắm. Một người phụ nữ đã bước qua tuổi ba mươi lăm mà dang người thon thả. Mẹ am hiểu về nghệ thuật nên những bị đồ mẹ mặc luôn toát lên một vẻ đẹp riêng ấy đầy cá tính. Mẹ đẹp mà chẳng bao giờ lẫn với ai. Da mẹ trắng và rất mịn màng. Dù đã lớn nhưng cái thói quen được vuốt lên má mẹ những lúc mẹ ngồi bên vẫn tạo ra sự thích thú vô cùng. Mặt mẹ đẹp và phúc hậu. Đôi gò má dù đã bắt đầu có dấu hiệu nhô cao, nhưng chiếc mũi dọc dừa và đôi mắt đen vẫn khiến mẹ cuốn hút lắm. Mẹ chẳng bao giờ cười to cả nhưng mỗi lần em gặp điều gì buồn phiền trên lớp, về nhà chỉ nhìn thấy nụ cười mỉm của hàm răng trắng đều như chia của mẹ là mọi bực bội tan đi hết cả. Dù việc nhà bộn rộn mẹ vẫn lo lắng cho bố con em rất chu đáo. Nhất là những bừa cơm mẹ nấu, chẳng bao giờ em và bố thấy có điều gì phải phàn nàn. Mẹ bận thế mà không hiểu sao vẫn rất năng động trong công việc của cơ quan. Năm nào mẹ cũng mang về giấy khen và phần thưởng. Mẹ thật tài tình. Còn kỷ niệm về mẹ ư? Nó như một cái kho đầy ắp không biết tự bao giờ. Hôm ấy mẹ đèo em đến cổng nhưng em vừa sợ vừa nũng nịu nhất định không chịu vào trường. Nhưng rồi em nhanh chóng bị thuyết phục bằng những lời nói ngọt ngào, bằng nụ cười và ánh mắt của mẹ. Em cầm tay cô bước vào buổi học đầu tiên. Lại nhớ một lần khác em đá bóng làm vỡ một cái lọ hoa. Tuy cái lọ không đắn giá nhưng đó là kỷ niệm về một người bạn cũ của mẹ đã mất cách đó vài năm. Mẹ không hề mắng nhưng chỉ nhìn sự tiếc nuối xót thương và tâm trạng của mẹ lúc ấy mà em thấy thấm thía và ân hận vô cùng. Năm tháng trôi đi, em đã lớn song chưa hề dời xa mẹ. Quê hương vẫn ngày một mở rộng hơn bên mẹ mỗi ngày. Mẹ ơi! Con sẽ chuẩn bị vững vàng để khi xa mẹ con sẽ bay cao, bay xa bằng chính đôi chính mơ ước mà mẹ đã chắp cho tuổi thơ con. 86
  13. *Đề bài: Hãy miêu tả con đường từ nhà đến trường. *Bài viết "Con đường đến trường" - cái tên nghe sao quen quá. Chẳng phải ngày nào chún ta cũng dạo bước trên nó để đến trường hay sao? Vậy mà trong chúng ta, mấy ai đã quan tâm đến nó? Phải chăng vì nó đã quá quen. Bạn hãy thử, hãy thử một lần say ngắm. Chắc chắn bạn sẽ khẳng định rằng: nó có nhiều điểm thú vị vô cùng. Con đường đi học của tôi dài, phẳng và uốn lượn quanh cao qua những khu phố, những cánh đồng. Đó là con đường mà mùa hè thì rợp mát bởi những bóng cây còn mùa đông thì ngạt ngào hoa sữa. Những bông hoa sữa nhỏ li ti đúng như những giọt sữa ai đó vô tình để rớt trên lá, trên cành. Vào cuối mùa thu, con đường còn rực rỡ một màu hoa điệp vàng óng ả. Những bông hoa xinh xắn ấy đã trở thành những kỷ niệm gắn bó suốt mấy năm học tiểu học của tôi. Tôi nhớ lại mấy năm về trước khi con đường còn chưa được trải bê tông. Những hôm trời mưa, chúng tôi lội ì ọp qua những vũng nước màu đỏ gạch của con đường dải sỏi. Dù cẩn thận nhưng đến lớp đứa nào đứa nấy ít nhiều cũng bị vương vài nốt bẩn trên áo đỏ như son. Lâu ngày bị vương nhiều, áo giặt không sạch được thế là chúng tôi đành phải mặc những bộ đồng phục ố vàng. Nhưng bây giờ thì khác lắm rồi. Con đường đoạn thì được trải nhựa, những đoạn đi qua làng được trải bê tông. Cứ gọi là đi đến cửa lớp, chúng tôi vẫn không bẩn đến gót chân. Đường sạch bong. Những hôm vào mùa gặt đi trên rơm rạ, chỉ cần ngửi mùi rơm tôi đã thấy quê hương sao gần gũi và thân thuộc vô cùng. Đi trên con đường vào mùa lúa trổ, chúng tôi vừa bước tung tăng chân sáo, vừa cảm nhận hương lúa thơm thoang thoảng bay từ hai phía cánh đồng. Tôi nhớ lần ấy thằng Hưng nói với tôi: - Ước gì chúng mình chẳng bao giờ lớn lên thì hay nhỉ. Cứ thoả thích vui đùa rồi đi học chẳng phải lo nghĩ điều gì. Hồi ấy tôi cho ý nghĩa của thằng Hưng thật nực cười nhưng bây giờ nghĩ lại, thấy nó nói cũng hay hay. Kỷ niệm tuổi thơ tôi đã trôi qua êm đềm trên con đường đến trường thân thương ấy. Đi mãi thành quen, giờ đây tôi nhớ nó đến từng chỗ nhấp nhô, từng cây cột mốc thậm chí còn nhớ con đường được ghép bởi bao nhiêu tấm bê tông. Thế là hình như giờ đây tôi với con đường đã thành hai người bạn. Chỉ tiếc rằng đường chỉ âm thầm tận tuỵ, đường chẳng bao giờ tâm sự với tôi. *Đề bài: Tả cảnh hoàng hôn quê em. *Bài viết Quê tôi là một làng chài ven biển. Dân chài sống lam lũ quanh năm mà vẫn chẳng dư dật được bao nhiêu. Làng hướng mắt ra đón những cơn gió biển thổi vào thế nên bọn nhóc tụi tôi mới nhỏ ti mà đứa nào đứa nấy sạm đen vì nắng và gió biển. Vùng quê tuy nghèo nhưng không phải không có những niềm vui. Với tôi, kỷ niệm sâu sắc nhất chính là được ngắm cảnh hoàng hôn trên biển. Chiều nào cũng vậy, tôi cùng lũ bạn bước nặng trịch trên những cồn cát đầu làng sau buổi tan trường. Cồn cát mênh mông gắn bó với cả tuổi thơ tôi trong suốt những tháng ngày qua. Nó còn gắn với bao trò chơi bí mật của lũ trẻ con miền biển. Nhưng hôm nay cũng vậy, tôi phải từ bỏ những cuộc chơi sớm hơn để về giúp bố mẹ chuẩn bị bữa cơm chiều. Bố tôi đi biển cứ sẩm tối mới về. Còn mẹ toi đi làm cũng hay về muộn. Bữa cơm chiều trông chờ vào cả cậu con trai lớp sáu. Tôi về nhà, cất sách vở nhưng không nấu cơm ngay. Bao giờ cũng vậy, tôi dọn dẹp sân thềm trước và tranh thủ ngắm lúc hoàng hôn. Hôm nay biển xanh chỉ hơi gợn sóng nhưng chỉ có dân miền biển như chúng tôi mới rõ, ở trong cái sự phẳng lặng kia, biển đang động lắm. Chả là, đó là lúc nước triều bắt đầu dâng mà. Gió biển hôm nay nhẹ nhàng mát rượi. Vị mặn thổi vào 87
  14. khiến con mắt tôi cảm giác cay cay. Biển bắt đầu nhợt nhạt vì mặt trời sắp lặn. Những tia nắng cuối cùng của một ngày không đủ tạo màu trên biển mà đủ để mặt biển ánh lên màu trắng hơi phớt vàng nhợt nhạt. Mặt trời bắt đầu tắt nắng. Phía xa kia không phải là ông mặt trời chiếu những tia nắng chói chang mà là một quả cầu rực đỏ đặt trên một cái mâm lớn màu xanh lục. Quả cầu lửa nhỏ dần rồi cứ thế rơi trụt vào trong lòng biển cả. Phía ngoài khơi chi chít những chiếc tàu đang rướn mình hướng về phía làng tôi. Trong những chiếc tàu kia, có một chiếc ngày nào tôi cũng chờ cũng đợi. Bữa cơm chiều đã dọn xong vừa kịp lúc bố mẹ tôi về. Bố nhâm nhi chén rượu kể câu chuyện cả ngày đi biển. Còn mẹ vừa ăn vừa thỉnh thoảng lại xoa đầu đứa con trai. Mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt vô cùng trìu mến như đang ngợi khen sự ngoan ngoãn của con trai mình. Tôi thấy lòng ấm lại, ấm như bát cơm đầy đang nằm trong bàn tay nhỏ của tôi. *Đề bài: Tả cảnh vườn trái cây của một miệt vườn ở quê em. *Bài viết Nhà ông ngoại em là một cù lao nằm ở bên sông. Nhà ngoài thực chất là một khu vườn rộng rãi bốn mùa cây trái bát ngát xum xuê. Mỗi lần đến thăm miệt vườn của ngoại, em và tụi bạn lại bị hút hồn bởi bao nhiêu loại quả vừa ngọt, vừa ngon, vừa lạ. Chiếc xuồng nhỏ chở chúng em từ từ rời bến. Chú lái chạc ngoài ba mươi, tính tình sởi lởi nên hôm ấy vừa đi, chúng em vừa cười nói trêu đùa vui vẻ lắm. Mấy đứa con gái lại còn hứng chí vừa quờ tay khua nước vừa hát nghêu ngao mấy điệu hò mà các cô gái thường hát trên sông. Thuyền rẽ vào một con lạch nhỏ, chạy thêm nửa cây nữa thế là đến nhà ông ngoại. Từ cổng nhà ngoại chúng em phải đi ngót một trăm mét nữa mới vào đến sân. Cái Hạnh bỗng reo lên như vừa tìm ra một phát minh kỳ lạ: - Hao sầu riêng kìa tụi mày ơi Thì ra từ nãy chúnh tôi đã đi dưới những thảm hoa sầu riêng màu tím ngắt. Những cánh hoa nhỏ ly ti khép nép giấu mình dứi những chiếc lá xanh vàng. Em nói nhe giảng giải thêm cho lũ bạn: sầu riêng cho quả vào khoảng tháng năm. Lúc đó nếu các bạn đến đây thì từ ngoài đầu lạch, các bạn đã ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt của nó rồi. Quả sầu riêng treo lủng lẳng như những tổ kiến trên cao. Trái chín vừa thơm vừa béo lại ngọt như mật ong, chỉ cần ăn một miếng là các bạn đã thấy hết sự đậm đà rồi. Tụi bạn em vừa đi vừa không ngớt xuýt xoa. Nhưng phải đến bây giờ miệt vườn mới chính thức hiện ra. Ôi!Bao nhiêu là thứ cây trái đang đua lên trên khu vườn rộng rãi. Những trái chôm chôm đang chín đỏ trĩu cành. Phía bên kia những trái bòng màu vàng in hình xuống mặt nước của con lạch nhỏ. Phía bên phải, những cây măng cụt xoè tán rộng che một nửa dãy nhãn xanh trái chín sai trĩu trịt từng chùm. Em nhớ có lần đến chơi, ông ngoại bảo: - Đây là loại nhãn hột tiêu vì hột của nó nhỏ ti và đen lánh như một tiêu vậy. Nhãn này cùi dày ăn thơm và ngọt lắm. Chúng em như lạc vào một xứ sở của hương và sắc. Mùi sầu riêng, mùi mít, mùi bòng hoà quện thơm nưng nức. Màu vàng của bòng, của cóc chín, màu nâu sậm của măng cụt, rồi màu vàng cát của nhãn Tất cả cứ hoa lên sung sướng, rộn ràng. Hôm nay thật vui khi chúng em được ông chiêu đãi một bữa cơm cá kho ngon tuyệt. Ông nói: cháu nào thích trái cây thì không cần hỏi, cứ ra gốc cây ăn thoả thích. Thế là xong bữa cơm trưa, chúng tôi ùa cả ra vườn như một đàn chim sẻ rộn ràng tập bay. 88
  15. mục lục TT Trang Lời nói đầu Phần một văn tự sự I. Đặc điểm II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6 III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6 IV. Một số đề và dàn bài Phần hai văn miêu tả I. Đặc điểm của văn miêu tả II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6 III. Cách làm một bài văn miêu tả IV. Một số đề và dàn bài Phần ba một số bài viết tham khảo 90
  16. ___ 91