Ôn tập tổng hợp Tuần 1 đến Tuần 9 môn Tiếng Việt Lớp 4

doc 19 trang Hải Hòa 08/03/2024 1060
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập tổng hợp Tuần 1 đến Tuần 9 môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_tong_hop_tuan_1_den_tuan_9_mon_tieng_viet_lop_4.doc

Nội dung text: Ôn tập tổng hợp Tuần 1 đến Tuần 9 môn Tiếng Việt Lớp 4

  1. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 1 ĐẾN TUẦN 9 – LỚP 4 ĐỀ 1 A. Đọc Gió lạnh đầu mùa Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc. Mẹ Sơn bảo chị Lan: “Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi”. Sau khi mặc xong áo, Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau. Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán. Con bé co ro, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan đến hỏi: “Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?”. Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, Sơn lại gần chị thì thầm: “Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ”. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui. Theo Thạch Lam B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào? a. Trước mùa đông b. Đầu mùa đông c. Giữa mùa đông d. Cuối mùa đông 2. Gia cảnh nhà Sơn như thế nào so với bọn trẻ xóm chợ? a. Nhà Sơn nghèo hơn nhà bọn trẻ xóm chợ. b. Nhà sơn nghèo giống như nhà bọn trẻ xóm chợ. c. Nhà Sơn khá giả hơn nhà bọn trẻ xóm chợ. d. Nhà Sơn khá giả giống như nhà bọn trẻ xóm chợ. 3. Khi gió lạnh tràn về, bọn trẻ xóm chợ trông như thế nào? a. Bọn trẻ mặc ấm áp, thích thú chơi đùa trong bầu không khí mới. b. Bọn trẻ vui vẻ mặc những bộ quần áo cũ nhưng lành lặn. c. Bọn trẻ mặc áo rách vá nhiều chỗ, môi tím lại, răng đập vào nhau. d. Bọn trẻ mặc áo cũ rách nhưng không hề thấy rét. 4. Qua hành động cho Hiên cái áo bông cũ em hiểu gì về hai chị em Sơn? 5. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ sau: Máu chảy ruột mềm
  2. Tiếng Âm đầu Vần Thanh máu chảy ruột mềm Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trong câu 6, câu 7 6. Trong câu thơ: Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông cặp tiếng bắt vần với nhau là: quyên – tường hè - lòe 7. Cặp tiếng bắt vần với nhau vừa tìm được ở câu 6 là: Cặp có vần giống nhau hoàn toàn Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn 8. Em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau? 9. Giải câu đố sau: Để nguyên: thân với bầu trời Bỏ đầu: thân với miệng môi con người Thêm sắc : màu của mây trời Nhởn nhơ trong nắng thu tươi sắc vàng Là chữ gì? C. Chính tả Đền Hùng Lăng của các Vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như một bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Theo Đoàn Minh Tuấn D. Tập làm văn 1. Cuối tuần em được mẹ cho đi siêu thị. Ở siêu thị, em nhìn thấy một em bé đang hốt hoảng vì bị lạc mẹ. Em sẽ xử lý lình huống đó như thế nào? Hãy kể lại thành một câu chuyện. 2. Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Em có lời khuyên gì cho các bạn của em?
  3. ĐỀ 2 A. Đọc Sao không về Vàng ơi? Tao đi học về nhà Hôm nay tao bỗng thấy Là mày chạy xồ ra Cái cổng rộng thế này ! Đầu tiên mày rối rít Vì không thấy bóng mày Cái đuôi mừng ngoáy tít Nằm chờ tao trước cửa Rồi mày lắc cái đầu Không nghe tiếng mày sủa Khịt khịt mũi, rung râu Như những buổi trưa nào Rồi mày nhún chân sau Không thấy mày đón tao Chân trước chồm, mày bắt Cái đuôi vàng ngoáy tít Bắt tay tao thật chặt Cái mũi đen khịt khịt Thế là mày tất bật Mày không bắt tay tao Đưa vội tao vào nhà Tay tao buồn làm sao! Dù tao đi đâu xa Trần Đăng Khoa Cũng nhớ mày lắm đấy B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Chú chó trong bài thơ tên là gì? a. Vàng b. Mày c. Tít d. Không có tên 2. Chú chó trong bài thơ có những hành động gì khi bạn nhỏ đi học về? a. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít. b. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít, lắc cái đầu. c. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít, lắc cái đầu, khịt mũi, rung râu. d. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít, lắc cái đầu, khịt mũi, rung râu, nhún chân sau, chân trước chồm lên bắt. 3. Vì sao hôm nay bạn nhỏ thấy “cái cổng rộng thế này!”? a. Vì cái cổng đã được dọn sạch sẽ. b. Vì cái cổng đã được sửa chữa lại. c. Vì không có chú chó đứng đợi bạn nhỏ như mọi khi. d. Vì chú chó ngủ trong nhà. 4. Qua bài thơ em thấy tình cảm của bạn nhỏ với chú chó như thế nào? 5. Dòng nào dưới đây gồm các từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu? a. Nhân ái, vị tha, thân ái, thương xót, ác nghiệt. b. Nhân ái, độ lượng, bao dung, từ bi, tha thứ. c. Đau xót, yêu quý, thương người, oán trách. d. Thân ái, cay độc, bao dung, độ lượng.
  4. 6. Dòng nào dưới đây gồm những từ ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết? a. Giúp đỡ, cứu giúp, cứu trợ, ức hiếp, nâng niu. b. Ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, áp bức, cưu mang. c. Bảo vệ, che chở, bắt nạt, che chắn, nâng đỡ. d. Cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ, bảo vệ, cưu mang. 7. Nối các từ ở cột A vào nhóm thích hợp ở cột B. A B Nhân dân Nhân ái Tiếng nhân Công nhân có nghĩa là người Nhân loại Nhân đức Nhân từ Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người Nhân hậu Nhân tài 8. Đặt câu với một từ ở câu 7. 9. Điền dấu hai chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp : a. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau màu xanh thẳm của da trời màu xanh biếc của cây lá màu xanh non của những bãi ngô thảm cỏ. b. Người Việt Bắc nói rằng “Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ được làm thơ”. C. Chính tả Cánh rừng mùa đông Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang.Hồi cuối thu, bác ta béo nục nịch, lông mượt, da căng trông như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp. Theo Trần Hoài Dương D. Tập làm văn Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em yêu thích trong đó có kết hợp miêu tả ngoại hình của nhân vật.
  5. ĐỀ 3 A. Đọc Người Mỹ sống sót Năm 1965, đội nữ du kích Củ Chi được thành lập. Bảy Mô trở thành chỉ huy trưởng đầu tiên của Trung đội này. Một buổi sáng, một tiểu đoàn Mỹ đánh thẳng vào trận địa giăng sẵn của Bảy Mô. Bị phản kích bất ngờ, lính Mỹ bắn vu vạ rồi bật ngược trở ra. Bảy Mô vẫn lệnh cho mọi người bám trận địa vì thấy máy bay trinh sát quần thảo trên bầu trời. Bảy Mô biết địch sẽ còn đổ quân. Phục kích đến 2 giờ 30 phút chiều, bỗng Bảy Mô trông thấy lần lượt bốn người lính Mỹ bò ra từ bụi rậm. Họ trải một tấm vải dù ngay vị trí quả mìn gài của Bảy Mô. Bốn người ngồi bốn góc khui đồ hộp đặt giữa tấm khăn rồi lấy thư, hình ảnh vợ con ra xem. Bốn người lính Mỹ ôm nhau khóc ròng rồi đốt các lá thư và hình ảnh vợ con. Lúc đó chiến sỹ liên lạc của Bảy Mô rất nôn nóng lấy danh hiệu "Dũng sỹ diệt Mỹ" nên đòi bắn. Bảy Mô kiên quyết không cho. Nhớ lại chi tiết này, bà Bảy Mô kể: "Tôi đoán bốn anh lính Mỹ đó lấy hình ảnh vợ con và thư từ của những người vừa chết trong trận đánh buổi sáng. Có thể những người chết là bạn thân của họ. Tôi nghĩ, họ cũng có lương tâm như mình nhưng do bị ép buộc cầm súng đi xâm lược. Lúc đó, họ không cầm súng bắn vào mình. Vì vậy, tôi không thể bắn". Theo Nông Huyền Sơn báo An Ninh Thế Giới B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Nhân vật Bảy Mô là ai? a. Một nữ tướng. b. Một nữ nhà báo c. Một nữ y tá d. Một nữ du kích 2. Bốn người lính Mỹ ngồi làm gì trên tấm vải dù? a. Nấu nướng. b. Khui đồ hộp ra ăn. c. Lấy thư, hình ảnh vợ con ra xem rồi đốt. d. Nói chuyện vui vẻ. 3. Theo em, những lá thư và hình vợ con mà bốn người lính Mỹ đốt đi là của ai? a. Đó là thư và hình ảnh vợ con của bốn người lính Mỹ. b. Đó là thư và hình ảnh vợ con của những người chiến sĩ Việt Nam. c. Đó là thư và hình ảnh vợ con của những người lính Mỹ đã chết. d. Đó là thư và hình ảnh vợ con của những người lính Mỹ còn sống. 4. Vì sao Bảy Mô không bắn bốn người lính Mỹ? a. Vì họ đang ngồi khóc chứ không hề cầm súng bắn vào quân mình. b. Vì họ không có súng. c. Vì họ cầu xin Bảy Mô đừng bắn. d. Vì họ rất mạnh, có thể bắn lại Bảy Mô.
  6. 5. Qua câu chuyện này, em hiểu gì về Bảy Mô? 6. Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau: Tiếng chim vách núi nhỏ dần Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa Ngoài thềm rơi cái lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng Trần Đăng Khoa 7. Em chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (gói, lưng, tàu, miếng, ngựa, cật) Chung đấu Một con đau cả bỏ cỏ Một khi đói bằng một khi no 8. Câu ca dao dưới đây khuyên ta điều gì? Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. C. Chính tả Cây gạo Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. Mai Phương D. Tập làm văn Đề bài: Em có một người bạn chuẩn bị cùng gia đình đến du lịch ở địa phương nơi em ở. Hãy viết thư cho người bạn đó để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về những danh lam thắng cảnh, những khu vui chơi giả trí ở địa phương em.
  7. ĐỀ 4 A. Đọc Trần Bình Trọng Trần Bình Trọng (1259-1295) vốn là họ Lê, dòng dõi Lê Đại Hành. Tổ phụ làm quan cho nhà Trần, có nhiều công trạng, nên được mang họ vua. Năm 1285, quân Nguyên Mông sang xâm chiếm Đại Việt, ông được giao coi giữ thiên trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). Khi giặc đánh xuống, vì lực lượng yếu, Trần Bình Trọng bị bắt. Tướng giặc Thoát Hoan thấy Bình Trọng người cao lớn, dáng đi hùng dũng, nét mặt đường hoàng, không có chút gì sợ sệt thì biết không phải là tướng thường, nên muốn khuyên dỗ về hàng, liền tiếp đãi rất tử tế nhưng Bình Trọng không ăn. Hỏi đến việc nước, Bình Trọng cũng không nói. Sau Hoan lại hỏi: "Tướng quân có muốn làm vương đất Bắc không?". Bình Trọng trả lời: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Nay ta đã bị bắt thì chỉ có chết là cùng, can gì phải hỏi lôi thôi". Thoát Hoan không thuyết phục nổi Trần Bình Trọng hàng. Được mấy hôm, lại sợ Bình Trọng trốn mất, mới sai mang ra chém. Trần Bình Trọng bấy giờ mới 26 tuổi. Theo Báo Mới B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Vì sao Bình Trọng vốn họ Lê nhưng lại mang họ Trần? a. Vì Bình Trọng là con nuôi của một người họ Trần. b. Vì tổ phụ ông làm quan cho nhà Trần, có nhiều công trạng nên được mang họ vua. c. Vì ông theo họ mẹ. d. Vì ông muốn đền ơn người họ Trần đã cứu giúp mình. 2. Khi bị bắt, thái độ của Bình Trọng như thế nào? a. Sợ sệt, đêm mất ăn mất ngủ. b. Không sợ, không ngừng mắng nhiếc quân giặc. c. Không sợ, không ăn, giặc hỏi việc nước cũng không nói. d. Rất sợ, cầu xin giặc tha chết. 3. Khi bắt được Bình Trọng, Thoát Hoan muốn làm gì? a. Muốn bắn chết Bình Trọng ngay. b. Muốn thuyết phục Bình Trọng làm quân lính cho mình. c. Muốn thuyết phục Bình Trọng làm nội gián cho mình. d. Muốn thuyết phục Bình Trọng làm tướng cho quân mình. 4. Em hiểu câu: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” như thế nào? 5. Xếp những từ ghép sau vào 2 nhóm: từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh gía. a. Từ ghép có nghĩa phân loại:
  8. b. Từ ghép có nghĩa tổng hợp: 6. Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí. Từ ghép Từ láy 7. Em hãy tìm các từ láy xếp vào nhóm thích hợp (mỗi nhóm 5 từ): Nhóm Từ láy Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu Từ láy có hai tiếng gống nhau ở vần Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu và vần C. Chính tả: Đầm sen Đi khỏi dốc đê, lối rẽ vào làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái, dễ chịu. Minh dừng lại,hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè. Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái hoa sen cho tổ. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó rồi đặt nhè nhẹ vào lòng thuyền. Tập đọc lớp 2 – Năm 1980 D. Tập làm văn Đề bài: Em hãy đóng vai chàng Sơn Tinh và kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
  9. ĐỀ 5 A. Đọc Cái giá của sự thông thái Ngày xưa, có một ông vua muốn hiểu biết thật nhiều nhưng lại lười. Một hôm, nhà vua triệu tập tất cả những nhà thông thái của vương quốc lại và ra lệnh cho họ phải thu thập hết những hiểu biết trên thế gian đặt vào một chỗ để ông ta có thể học chúng. Theo lệnh vua, sau hơn một năm, các nhà thông thái dâng lên ngài một trăm cuốn sách chứa đựng mọi sự hiểu biết ở đời. Nhưng nhà vua nói rằng biết bao giờ ông ta mới đọc xong và nhớ hết chúng. Rồi nhà vua lệnh cho họ phải tóm lược hàng trăm cuốn sách đó vào một cuốn mà thôi. Một năm sau, các nhà thông thái quay lại với một cuốn sách duy nhất. Nhưng nhà vua vẫn kêu nó quá dày. Một lần nữa, các nhà thông thái bị buộc phải tóm lược cuốn sách ấy vào chỉ một trang giấy. Cuối cùng, họ đã hoàn thành. Nhà vua háo hức mở trang giấy chứa đựng toàn bộ sự thông thái của thế gian. Trong đó chỉ duy nhất một câu: “Không có sự thông thái nào mà không phải trả giá”. Sưu tầm B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Nhà vua là người như thế nào? a. Muốn hiểu biết thật nhiều nhưng lại lười. b. Rất chăm chỉ học tập và tiếp thu nhanh. c. Lười biếng, không muốn hiểu biết nhiều. d. Rất chăm chỉ học tập nhưng tiếp thu rất chậm. 2. Nhà vua muốn các nhà thông thái làm gì? a. Nói hết những hiểu biết của họ cho vua biết. b. Tìm ra người thầy giỏi nhất để dạy cho vua. c. Thu thập hết những hiểu biết trên thế gian đặt vào một chỗ để vua học. d. Tìm ra cách để vua không cần học cũng hiểu biết hết mọi thứ. 3. Vì sao vua vẫn không hài lòng khi được dâng lên một cuốn sách? a. Vì vua thấy nó vẫn quá nặng, không thể cầm nổi. b. Vì vua thấy nó quá ít, không chứa đủ những hiểu biết trên đời. c. Vì vua đã già nên không thể đọc nó. d. Vì vua thấy nó vẫn quá dày. 4. Các nhà thông thái muốn nói với vua điều gì qua câu: “Không có sự thông thái nào mà không phải trả giá”? 5. Dòng nào dưới đây gồm những từ cùng nghĩa với trung thực? a. Thẳng thắn, ngay thẳng, thật thà, thực lòng. b. Ngay thật, thành thật, bịp bợm, gian manh. c. Thực tâm, chính trực, gian xảo, thực tình.
  10. d. Chân thật, lừa lọc, bộc trực, lừa đảo. 6. Nối nghĩa ở cột A vào đúng từ thích hợp ở cột B. A. Nghĩa B. Từ Tin vào bản thân mình Tự trọng Quyết định lấy công việc của mình Tự tin Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình Tự kiêu Đánh giá mình quá cao và coi thường Tự lập người khác Tự xây dựng cuộc sống cho mình, Tự quyết không ỷ lại, nhờ vả người khác 7. Đặt câu với câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”. 8. Gạch dưới danh từ trong đoạn văn sau: Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. C. Chính tả Hoàng hông trên sông Hương Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông mặt nước, phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này, lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng, ửng lên một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường D. Tập làm văn Đề bài: Hãy hình dung, nếu em là cố vấn Tổng thư ký Liên hợp quốc mới, em sẽ viết thư cố vấn cho ngài ấy vấn đề nào của thế giới cần xử lý đầu tiên và giải quyết vấn đề đó bằng cách nào?
  11. ĐỀ 6 A. Đọc Anh về cùng mùa hoa Rớt xuống trang thơ tôi Trái tim người cách mạng Cánh hoa đào phớt đỏ Sẽ không héo bao giờ Chiều Sơn La lặng gió Gieo ý nhạc vần thơ Tôi nghe hoa thì thầm. Cho mai sau hát mãi. Tôi nghe nụ nảy mầm Từ kẽ tường nhà ngục Trang thơ tôi đằm lại Trở trăn và khó nhọc Giữa nhà tù Sơn La Trong giá lạnh mùa đông. Tô Hiệu ơi! Có phải Anh về cùng mùa hoa? Cái hạt non anh trồng Tạ Hữu Yên Nở nụ đào cộng sản *Tô Hiệu là một nhà cách mạng cộng sản Việt Nam. Nụ hoa chúm chím hồng Anh bị giặc giam cầm ở nhà tù Sơn La và hi sinh Khoảng trời bừng nắng rạng. khi mới 32 tuổi. B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Tác giả sáng tác bài thơ này vào mùa nào? a. Mùa đông b. Mùa hạ c. Mùa xuân d. Mùa thu 2. Ở khổ thơ 2, tác giả dùng những hình ảnh nào để nói lên sự phát triển khó khăn của cây đào? a. Kẽ tường nhà ngục, mưa phùn gió bấc b. Kẽ tường đổ nát, giá lạnh mùa đông c. Kẽ tường nhà ngục, giá lạnh mùa đông d. Kẽ tường nứt nẻ, tuyết lạnh mùa đông 3. Ở Khổ thơ 3 tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? a. Hạt đào đã mọc thành cây đào. b. Tương lai tươi đẹp sẽ đến với người chiến sĩ cộng sản sau bao khó khăn, vất vả mà các anh đã trải qua. c. Cây đào nở hoa chúm chím hồng. d. Cây đào báo hiệu mùa xuân đến. 4. Em hiểu câu thơ “Anh về cùng mùa hoa” có ý nghĩa gì? 5. Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung điểm, trung du, trung tướng, trung khu, tận trung, trung thần, bất trung, trung đoàn, trung lưu) a. Trung có nghĩa là ở giữa:
  12. b. Trung có nghĩa là một lòng một dạ: . 6. Đặt câu với một từ đã cho trong câu 5. 7. Gạch một gạch dưới danh từ chung, gạch hai gạch dưới danh từ riêng trong đoạn văn sau: Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê, xa xa một chút là Tháp Rùa. C. Chính tả Về với mẹ Chiếc tàu dẫn đầu đưa đàn con đi đày ải về với mẹ đã xa tít ngoài khơi. Dắt díu theo sau là ba mươi chiếc ghe xuồng bồng bềnh lướt sóng. Xa xa, đất nước đã in hình một vệt dài xanh ngát. Suốt trong mấy giờ liền, chúng tôi đứng cả trên mạn xuồng, lòng rạo rực. Còn bao nhiêu hơi sức, chúng tôi hát, hát cho vang mặt biển, hát cho át tiếng sóng và nhất là để che giấu xúc động. Trần Trung Kiên D. Tập làm văn Đề bài: Em hãy kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu dựa vào các bức tranh dưới đây. Mỗi bức tranh viết dưới dạng một đoạn văn.
  13. ĐỀ 7 A. Đọc Cô bé bán diêm Đêm giáng sinh hôm ấy, ngoài trời tuyết rơi triền miên không ngớt. Có một cô bé đói rét vừa đi vừa rao bán những hộp diêm nhưng dường như không ai để ý tới cô. Đêm giáng sinh nên nhà nào cũng vui vẻ ăn uống linh đình. Nhìn thấy vậy, em lại nhớ quãng thời gian hạnh phúc khi bà còn sống. Giờ đây, khi bà đã đi xa, cuộc sống của em chỉ toàn đòn roi của người cha tàn nhẫn. Trời càng về đêm càng rét. Em đánh liều quẹt một que diêm để sưởi. Hơi ấm của nó làm em tưởng như mình đang ngồi trước một chiếc lò sưởi ấm cúng. Bỗng lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em lại đánh liều quẹt tiếp que diêm thứ hai. Lần này, em nhìn thấy bàn ăn đã dọn đầy các món thơm ngon. Chợt que diêm thứ hai lại vụt tắt. Em rút que diêm thứ ba ra quẹt. Bỗng trước mắt em là một cây thông noel rất lớn. Em với cánh tay nhỏ bé của mình về phía cây nhưng diêm vụt tắt. Em lại quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này, em nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em. -Bà ơi! Cô bé reo lên mừng rỡ, bà cho cháu theo bà với! Que diêm đã cháy rụi, người bà cũng biến mất. Em cố gắng quẹt hết số diêm còn lại trong bao, em muốn níu kéo người bà của em ở lại! Bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu cùng bay lên thiên đàng, trở về với thượng đế. Theo truyện cổ An-đéc-xen B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Cô bé đi bán diêm vào thời gian nào? a. Đêm trung thu. b. Đêm giao thừa. c. Đêm giáng sinh. d. Đêm Halloween 2. Cô bé bán diêm sống với ai? a. Bà b. Bố c. Lũ trẻ mồ côi d. Một mình 3. Thái độ của mọi người với cô bé thế nào? a. Không ai để ý đến cô bé. b. Nhiều người mua diêm giúp cô bé. c. Một số người mua diêm giúp cô bé. d. Có người cho cô bé ít đồ ăn. 4. Trong ba lần quẹt diêm đầu tiên, các hình ảnh hiện ra lần lượt là: a. Cây thông, lò sưởi, bàn ăn. b. Lò sưởi, cây thông, bàn ăn. c. Lò sưởi, bàn ăn, cây thông. d. Bàn ăn, lò sưởi, cây thông. 5. Tại sao cô bé lại quẹt hết bao diêm để níu kéo bà ở lại?
  14. 6. Nếu em gặp cô bé bán diêm trong đêm hôm đó, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy? 7. Dòng nào dưới đây viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam? a. Hà Nội, Sông Hồng, cao bằng, Phố Đinh Tiên Hoàng b. Hà Nội, Sông Hồng, Cao Bằng, Phố Đinh Tiên Hoàng. c. Hà Nội, sông Hồng, cao bằng, phố Đinh Tiên Hoàng. d. Hà Nội, sông Hồng, Cao Bằng, phố Đinh Tiên Hoàng. 8. Dòng nào dưới đây viết đúng tên địa lí. a. Gia đình en sống ở thành phố Cần thơ. b. Gia đình em sống ở Thành phố cần Thơ. c. Gia đình em sống ở Thành Phố Cần Thơ. d. Gia đình em sống ở thành phố Cần Thơ. 9. Đúng ghi Đ, sai ghi S Núi Bạch Mã núi Bạch Mã 10. Em hãy viết tên một số con sông mà em biết. C. Chính tả Cửa Tùng Từ cầu Hiền Lương, thuyền chúng tôi xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kỳ thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Theo Thụy Chương D. Tập làm văn Đề bài: Đêm hôm qua, em nằm mơ được gặp chú chim trong truyện “Cây khế”. Em đã cứu giúp chim và được chim chở ra đảo vàng. Em hãy kể lại chuyến đi đó.
  15. ĐỀ 8 A.Đọc Chiều ngoại ô Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều. Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu. Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. Theo Nguyễn Thụy Kha . B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Tác giả tả cảnh ngoại ô vào thời gian nào? a. Buổi sáng b. Buổi trưa c. Buổi chiều d. Buổi tối 2. Những sự vật nào trong bài có màu xanh? a. Cỏ, rau muống, rặng tre, mây. b. Dòng nước, đồng lúa, mây, rặng tre. c. Bầu trời, cỏ, rau muống, cánh diều. d. Chim, dòng nước, mây, rặng tre. 3. Điều thú vị nhất đối với tác giả trong chiều ngoại ô là gì? a. Được hít thở bầu không khí trong lành. b. Được thả diều cùng lũ bạn. c. Được ngắm cảnh quê hương. d. Được nghe chim sơn ca hót. 4. Tác giả muốn gửi điều gì theo những cánh diều? a. Lời chào b. Lời hát c. Ước mơ d. Lời tâm sự 5. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những giác quan nào?
  16. 6. Đoạn văn đã gợi lên trong em những cảm xúc và suy nghĩ gì? 7. Dòng nào dưới đây viết đúng tên nước ngoài: a. lê-ô-nác-đô-đa-vin-xi b. Lê-ô-nác-đô-đa-vin-xi c. Lê-ô-nác-đô Đa-vin-xi d. Lê-ô Nác-đô Đa-vin-xi 8. Câu nào dưới đây đặt dấu ngoặc kép vào đúng chỗ? a. Những người hút thuốc lá chắc chắn sẽ sống “trường thọ”. b. Những người hút thuốc lá “chắc chắn” sẽ sống trường thọ. c. Những người “hút thuốc lá” chắc chắn sẽ sống trường thọ. d. “Những người” hút thuốc lá chắc chắn sẽ sống trường thọ. 9. Viết lại những tên riêng sau cho đúng: xưpherốp, la phôngten, bình nhưỡng, ơnit milơ hêminhuê, lý bạch, đỗ phủ, thượng hải 10. Đặt dấu ngoặc kép vào đúng vị trí trong những câu sau: a. Bác đặt tay lên trái tim mình và nói: Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi. b.Trong Di chúc của mình, Bác Hồ để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng . C. Chính tả Chim công múa Mùa xuân, trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa chim công múa. Khi kiếm ăn hay dạo chơi, đuôi của con công đực khép lại như chiếc quạt giấy khép hờ. Nhưng khi con công mái kêu “cút, cút” thì lập tức con công đực cũng lên tiếng đáp lại “ực, ực”, đồng thời xòe bộ lông đuôi thành một chiếc ô rực rỡ che rợp cả con mái. Từng đôi công suốt ngày kiếm ăn, suốt ngày vờn bên nhau. Qủa không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh. Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang D. Tập làm văn Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em yêu thích, trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
  17. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 A. Đọc thành tiếng B. Đọc thầm Hoa tóc tiên Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc ly thủy tinh trong suốt để lên bàn thầy. Ly hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong ly, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ ly hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có ly hoa tóc tiên tinh khiết của mình Theo Băng Sơn Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Mảnh vườn của Thầy giáo trồng những loại cây gì? a. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, tía tô. b. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên. c. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên. d. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, tóc tiên. 2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? a. Mùi thơm mát của cỏ. b. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương. c. Mùi thơm của hoa hồng. d. Mùi thơm nhẹ của một loại nước hoa. 3. Ly hoa tóc tiên tinh khiết, trong sạch khiến tác giả liên tưởng đến điều gì? a. Nếp sống tinh khiết, giản dị, trong sáng của người Thầy. b. Những hạt sương mai lấp lánh. c. Tâm hồn trẻ thơ. d. Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca. 4. Theo em, vì sao tác giả vẫn nhớ ly hoa tóc tiên trên bàn Thầy giáo?
  18. 5. Viết đúng tên các thành phố trong ngoặc đơn vào dưới các bức tranh sau: (pari, hànội, xingapo, luânđôn, niuóoc, pisa) 6. Tìm các từ cùng nghĩa với từ trung thực: 7. Viết lại cho đúng các danh từ riêng có trong đoạn thơ sau: Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông như núi như người việt nam Đầu trời ngất đình hà giang Cà mau mũi đất mỡ màng phù sa Trường sơn chí lớn ông cha Cửu long lòng mẹ bao la sóng trào. Lê Anh Xuân C. Chính tả Biển Hạ Long Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới. Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he Theo Thi Sảnh D. Tập làm văn Đề bài: Em hãy viết một bức thư gửi cho người bạn ở xa để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình học tập, sinh hoạt của em.